Lợi ích cô lập tĩnh mạch phổi trị rung nhĩ và rủi ro có thể xảy ra

Lợi ích cô lập tĩnh mạch phổi trị rung nhĩ và rủi ro có thể xảy ra là những thông tin quan trọng người bệnh cần nắm rõ. Cô lập tĩnh mạch phổi là phương pháp được áp dụng để điều trị rung nhĩ. Sau đây là thông tin tổng quan cùng các rủi ro và ảnh hưởng tích cực của phương pháp đối với sức khỏe tim mạch.

1. Cô lập tĩnh mạch phổi là gì?

Cô lập tĩnh mạch phổi (PVI) là một phương pháp can thiệp được áp dụng để điều trị tình trạng nhịp tim không đều, còn được biết đến là rung nhĩ (Afib).

Phương pháp cô lập tĩnh mạch phổi là thủ thuật dùng năng lượng sóng có tần số radio hoặc năng lượng nhiệt lạnh để làm tổn thương vùng cơ tim tiếp xúc quanh các tĩnh mạch phổi làm cho điện thế từ tĩnh mạch phổi(được xem là cơ chế khởi phát rung nhĩ) không dẫn truyền vào buồng tim được.

2. Lợi ích cô lập tĩnh mạch phổi trị rung nhĩ

Cô lập tĩnh mạch phổi là một phương pháp nhằm giảm các triệu chứng của rung nhĩ (AFib). Các triệu chứng của AFib có thể bao gồm:

  • Nhịp tim không đều.
  • Nhịp tim đập mạnh hoặc nhanh hơn bình thường.
  • Khó thở, thiếu oxy.
  • Suy nhược.

Nếu bệnh nhân đang có bệnh lý rung nhĩ, lợi ích cô lập tĩnh mạch phổi trị rung nhĩ có thể kể đến như giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tình trạng sức khỏe.

Thông thường, quá trình cô lập các đường dẫn tĩnh mạch phổi được thực hiện sau khi bệnh nhân đã được dùng các loại thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác trước đó nhưng không đạt được hiệu quả rõ ràng.

Quá trình cô lập các đường dẫn tĩnh mạch phổi sẽ được bác sĩ cân nhắc thực hiện với bệnh nhân sau khi đã thử nghiệm các phương pháp khác trước nhưng không hiệu quả
Quá trình cô lập các đường dẫn tĩnh mạch phổi sẽ được bác sĩ cân nhắc thực hiện với bệnh nhân sau khi đã thử nghiệm các phương pháp khác trước nhưng không hiệu quả

3. Rủi ro phẫu thuật PVI

Bên cạnh lợi ích cô lập tĩnh mạch phổi trị rung nhĩ, phương pháp có một vài rủi ro như sau.

  • Chảy máu hoặc nhiễm trùng tại vị trí đặt ống thông: Có khả năng xảy ra xuất huyết hoặc nhiễm trùng ở khu vực mà ống thông được đặt.
  • Tổn thương mạch máu: Quá trình có thể gây tổn thương cho các mạch máu xung quanh, đem đến rủi ro về vấn đề tuần hoàn máu trong tương lai.
  • Tổn thương van tim: Phẫu thuật có khả năng làm tổn thương van tim, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của van.
  • Rối loạn nhịp tim: Phẫu thuật có thể xảy ra các vấn đề về nhịp tim, từ những biến động nhỏ đến rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.
Bên cạnh lợi ích cô lập tĩnh mạch phổi trị rung nhĩ, phẫu thuật có thể gây ra các vấn đề về nhịp tim
Bên cạnh lợi ích cô lập tĩnh mạch phổi trị rung nhĩ, phẫu thuật có thể gây ra các vấn đề về nhịp tim

  • Nhịp tim chậm: Có thể gây ra nhịp tim chậm, có thể đòi hỏi việc sử dụng máy điều hòa nhịp tim để điều chỉnh về mức ổn định.
  • Cục máu đông: Tồn tại nguy cơ hình thành cục máu đông ở chân hoặc phổi.
  • Hẹp tĩnh mạch phổi: Quá trình có thể làm tăng nguy cơ hẹp tĩnh mạch phổi, giảm lưu lượng máu giữa phổi và tim.
  • Tổn thương thực quản: Có thể làm tổn thương ống nối miệng và dạ dày, được gọi là thực quản, trong quá trình phẫu thuật cô lập tĩnh mạch phổi.
  • Đột quỵ.

Trước khi quyết định thực hiện thủ thuật, bệnh nhân cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ về lợi ích cô lập tĩnh mạch phổi trị rung nhĩ và các rủi ro có thể xảy ra để đảm bảo phương pháp thích hợp cho tình trạng sức khỏe hiện tại.

4. Các bước thực hiện thủ thuật cô lập tĩnh mạch phổi

Sau đây là quy trình tất cả các bước trước, trong và sau quá trình thực hiện thủ thuật PVI để điều trị rung tâm nhĩ.

4.1 Trước khi làm thủ thuật

Đội ngũ y bác sĩ của bệnh nhân sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết để thu thập thông tin chi tiết về tình trạng sức khỏe tim mạch trước khi thực hiện thủ thuật. Bác sĩ cũng sẽ trao đổi về các loại thuốc bệnh nhân đang sử dụng (nếu có) và đưa ra chỉ dẫn dùng thuốc phù hợp. Bệnh nhân sẽ cần nhập viện trước để theo dõi trong trường hợp cần thiết.

Bệnh nhân sẽ được hướng dẫn ngừng ăn và uống từ đêm trước thủ thuật. Ngoài ra, bác sĩ sẽ đưa ra thêm một số chỉ dẫn khác.

4.2 Trong quá trình thủ thuật

Quá trình cô lập tĩnh mạch phổi được thực hiện tại bệnh viện. Đội ngũ y bác sĩ sẽ đặt đường truyền tĩnh mạch vào cẳng tay hoặc bàn tay của bệnh nhân. Qua đường ống này, thuốc mê sẽ được bơm vào cơ thể bệnh nhân.

Liều lượng thuốc mê cần thiết sẽ phụ thuộc vào tình trạng nhịp tim của bệnh nhân và các điều kiện sức khỏe khác. Bệnh nhân có thể hoàn toàn tỉnh táo hoặc trải qua một trạng thái an thần nhẹ. Có thể sử dụng kết hợp của các loại thuốc để tạo ra trạng thái giống như giấc ngủ, được gọi là gây mê toàn thân.

Khi cơ thể bệnh nhân đã sẵn sàng, bác sĩ sẽ thực hiện rạch một đường nhỏ để tiếp cận mạch máu ở bẹn, vai hoặc cổ. Một hoặc nhiều ống linh hoạt, được gọi là ống thông, sẽ được đưa qua mạch máu và tiến vào vùng tim đang được điều trị.

Đôi khi, thuốc nhuộm có thể được bơm vào thông qua ống thông nhằm làm cho mạch máu hiển thị rõ ràng hơn trên hình ảnh X-quang.

Quá trình thủ thuật diễn ra trong 3 - 6 giờ đồng hồ tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
Quá trình thủ thuật diễn ra trong 3 - 6 giờ đồng hồ tùy vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân

Cảm biến đặt trên đầu ống thông sẽ gửi tín hiệu điện và ghi lại dòng điện của tim. Quá trình này được gọi là thăm dò điện tim sinh lý, có thể chỉ ra nơi gây ra nhịp tim không đều. Thông tin này rất cần thiết để bác sĩ biết nơi cần áp dụng phương pháp điều trị.

Bác sĩ hướng ống thông vào buồng trên bên trái của tim, nơi nối các tĩnh mạch phổi. Một trong những phương pháp sau được sử dụng để tạo ra những vết sẹo nhỏ trong tim để chặn các tín rối loạn nhịp từ tĩnh mạch phổi:

  • Triệt đốt rung nhĩ: Sử dụng sóng có tần số radio qua đường ống thông để tạo ra vết sẹo.
  • Bóng áp lạnh lạnh: Sử dụng kỹ thuật bóng áp lạnh để tạo ra vết sẹo cần thiết.

Thông thường, một trong bốn tĩnh mạch phổi sẽ được điều trị trong quá trình thủ thuật cô lập tĩnh mạch phổi. Bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu khi ống thông được đưa vào tim và trong quá trình điều trị. Nếu thấy đau đớn hoặc khó thở, bệnh nhân cần thông báo ngay cho đội ngũ y bác sĩ.

Thời gian thủ thuật thường mất từ 3 đến 6 giờ để hoàn thành. Thủ thuật có thể kéo dài tùy thuộc vào tình trạng hệ tim mạch.

4.3. Sau thủ thuật

Bệnh nhân sau khi điều trị rung nhĩ bằng phương pháp PVI sẽ có sức khỏe tim mạch tốt hơn
Bệnh nhân sau khi điều trị rung nhĩ bằng phương pháp PVI sẽ có sức khỏe tim mạch tốt hơn

Ngay sau thủ thuật thành công, bệnh nhân sẽ được chuyển đến khu vực hồi sức để nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian. Đội ngũ y bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra nhịp tim và huyết áp thường xuyên nhằm theo dõi sát tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, bệnh nhân có thể được xuất viện ngay trong ngày hoặc được giữ lại qua đêm tại bệnh viện. Kế hoạch về nhà sau thủ thuật cần được sắp xếp trước và bệnh nhân sẽ cần người thân hỗ trợ trong quá trình di chuyển về nhà.

Sau thủ thuật cô lập tĩnh mạch phổi điều trị rung nhĩ có thể xuất hiện cảm giác đau nhức, nhưng điều này thường giảm đi sau khoảng một tuần. Dựa vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra thông tin chi tiết về thời điểm an toàn để bệnh nhân bắt đầu sinh hoạt lại bình thường.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

2 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan