Khi nào cần phải lo lắng về tình trạng đau thắt ngực ở trẻ em?

Đau thắt ngực ở trẻ em thường không phải là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng và hiếm khi nó liên quan đến tim hoặc phổi của chúng. Tuy nhiên, đây là những khoảnh khắc không thể đáng sợ hơn đối với các bậc cha mẹ. Vậy nguyên nhân có thể gây ra cơn đau ngực đáng sợ đó là gì?

1. Cơn đau thắt ngực ở trẻ em được mô tả như thế nào?

Đau thắt ngực ở trẻ em có thể gây choáng váng về cường độ kèm theo những biểu hiện có thể gây hoảng sợ cho phụ huynh. Con bạn tiến lại gần với một tay đặt lên ngực ngay trên trái tim của chúng. Vẻ mặt của con cho thấy có điều gì đó rất, rất không ổn. “Đau quá!", con bạn có thể phát ra những tiếng thở hổn hển đau đớn. Chúng mô tả cảm giác đau như dao đâm - và nó thường cảm thấy ở phía bên trái của ngực, phía trên tim.

Cơn đau này thường được chẩn đoán là hội chứng bóp nghẹt trước tim hay gọi tắt là PCS (precordial catch syndrome). Nó còn được gọi là chứng giật Texidor, cái tên ám chỉ một trong những bác sĩ lần đầu tiên xác định được hội chứng này vào năm 1955.

Ngoài cường độ và vị trí, các triệu chứng phổ biến khác của PCS bao gồm đau ngực:

  • Chỉ kéo dài vài giây hoặc vài phút trước khi đột ngột biến mất.
  • Trở nên tồi tệ hơn khi con bạn hít vào, thở ra hoặc di chuyển.
  • Ảnh hưởng đến trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh.
  • Không bị kích hoạt bởi hoạt động thể chất.
  • Thường xảy ra khi con bạn đang nghỉ ngơi.

Thế nhưng, phụ huynh có thể yên tâm vì tác hại lớn nhất mà PCS thường gây ra là gây lo lắng. Nó không nguy hiểm hay đe dọa đến tính mạng và thường khỏi khi trưởng thành.

Đau thắt ngực ở trẻ em có thể gây choáng váng
Đau thắt ngực ở trẻ em có thể gây choáng váng

2. Nguyên nhân gây ra hội chứng bóp nghẹt trước tim

Nguyên nhân gây ra PCS ở trẻ em vẫn chưa được nhận định chắc chắn. Một số người tin rằng cơn đau có thể đến từ thành ngực hoặc do kích thích dây thần kinh liên sườn. Các yếu tố nguy cơ bao gồm căng thẳng tâm lý. Bệnh được chẩn đoán chủ yếu dựa trên các triệu chứng. Những tình trạng khác có thể xuất hiện các triệu chứng tương tự như đau thắt ngực, viêm màng ngoài tim, viêm màng phổi và chấn thương ngực. Tuy nhiên, tất cả điều được thống nhất là cơn đau thắt ngực ở trẻ em không phải do vấn đề về tim.

Như vậy, bạn có thể làm gì với PCS nếu nó đột nhiên xuất hiện ở con bạn? Về cơ bản, hãy chờ đợi. Bởi vì, cơn đau thường chỉ kéo dài trong vài phút trước khi biến mất. Nếu cơn đau tái phát, bạn có thể dùng thuốc chống viêm như ibuprofen hoặc tốt nhất nên gặp bác sĩ để tư vấn.

Cơn đau thắt ngực được chẩn đoán là hội chứng bóp nghẹt trước tim
Cơn đau thắt ngực được chẩn đoán là hội chứng bóp nghẹt trước tim

3. Các nguyên nhân gây đau thắt ở trẻ em

PCS chỉ là một cách giải thích cho tình trạng đau thắt ngực ở trẻ em. Sự tổn thương đó cũng có thể là do:

  • Căng cơ hoặc khớp. Trẻ em có thể bị đau ngực khi thực hiện các hoạt động khác hoặc vất vả hơn bình thường. Khi bị căng cơ hoặc khớp, cơn đau thường đi kèm với một cử động nhất định hoặc khi ấn vào một khu vực nhất định.
  • Viêm. Nếu xương sườn của con bạn mềm ngay sát xương ức, đó có thể là trường hợp viêm sụn sườn (một loại viêm). Ở thanh thiếu niên từ 12 đến 14 tuổi, viêm sụn sườn chiếm tới 30% các trường hợp đau ngực.

Cơn đau thắt ngực do một trong những tình trạng trên thường giảm dần sau vài ngày nghỉ ngơi và tránh xa các hoạt động khiến cơn đau trầm trọng hơn. Dùng thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp giảm bớt mọi khó chịu.

4. Khi nào cần lo lắng về cơn đau thắt ngực ở trẻ em

Các cơn đau liên quan đến tim thường xuất phát từ bên trong lồng ngực. Dấu hiệu cho thấy đau ngực ở trẻ em có thể liên quan đến một vấn đề nghiêm trọng hơn nếu cơn đau đó:

  • Rất mãnh liệt và lâu dài.
  • Kích hoạt bởi hoạt động thể chất.
  • Kèm theo sốt, chóng mặt, khó thở hoặc ngất xỉu.
  • Đau ngực kèm với sốt, chóng mặt, khó thở hoặc ngất xỉu.
  • Đau lan ra các bộ phận khác xung quanh
Một số trường hợp đau tức ngực ở trẻ có liên quan đến tim
Một số trường hợp đau tức ngực ở trẻ có liên quan đến tim

Những rắc rối liên quan đến tim có thể gây ra cảm giác đau ở khu vực ngực, bao gồm:

  • Vấn đề về cấu trúc tim hoặc hệ thống mạch không bình thường: Thỉnh thoảng, trẻ có thể gặp phải cấu trúc hay hệ thống mạch không bình thường từ khi mới sinh, nhưng thường phải mất thời gian để nhận biết khi trẻ phát triển lớn.
  • Viêm ngoài màng tim, viêm niêm mạc tim: Dù bệnh thường tự lành, nhưng nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể đáng chú ý, có thể xuất phát từ một vấn đề nghiêm trọng như nhiễm trùng hoặc phản ứng với các loại thuốc.
  • Viêm cơ tim: Cơ tim bị viêm, giảm khả năng bơm máu. Có thể là kết quả của nhiễm trùng hoặc phản ứng với thuốc, đây là một tình trạng nghiêm trọng đòi hỏi sự can thiệp của các chuyên gia y tế.
  • Bệnh Kawasaki: Một bệnh lý khiến mạch máu bị viêm, thường đi kèm với sốt cao và tình trạng da bong tróc. Thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và có thể được điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.
  • Nhịp tim không đều: Mặc dù nhịp tim không đều thường xuất hiện ở trẻ mới học đi và thường là điều bình thường, nhưng trong vài trường hợp hiếm, tình trạng nhịp tim không đều có thể xuất hiện do các vấn đề lâu dài từ trước, đòi hỏi theo dõi và đánh giá cụ thể từ bác sĩ.

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ có thể phải đối mặt với đau ngực. Mặc dù đa số các trường hợp đau ngực ở trẻ không kéo dài và không đe dọa tính mạng, nhưng vẫn tồn tại những tình huống đau ngực là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, đòi hỏi sự chẩn đoán chính xác từ các chuyên gia y tế. Cha mẹ cần phải giữ tinh thần cảnh báo và không nên bỏ qua bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy trẻ có thể đang gặp vấn đề về đau ngực. Trong trường hợp cơn đau không giảm bớt hoặc có những dấu hiệu lo lắng khác, việc đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất là cần thiết.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

197 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec