Góc giải đáp: Bệnh tim to có nguy hiểm không? Cách cải thiện hiệu quả

Bệnh tim to có nguy hiểm không? Bệnh tim to hay còn gọi là bệnh cơ tim phì đại là một bệnh lý liên quan đến trái tim. Bệnh tim to có thể xảy ra ở toàn bộ hoặc một phần của trái tim. Cơ tim giãn hoặc dày lên nhưng sức chứa máu tại các buồng tim giảm đi, điều này cản trở chức năng bơm máu của tim.

1. Triệu chứng của bệnh tim to

Bệnh tim to, hay còn được biết đến với tên gọi bệnh cơ tim phì đại, là tình trạng mà thành cơ của tâm thất dày lên một cách không bình thường, hoặc có thể là vách ngăn giữa hai tâm thất mở rộng, dẫn đến việc kích thước của tim ngày càng gia tăng. Tình trạng này ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của tim.

Bệnh tim to có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là một số triệu chứng tiêu biểu của bệnh này:

  • Khó thở: cảm giác khó thở khi vận động, thậm chí cả trong hoạt động thường ngày. Trong một số trường hợp, khó thở có thể xuất hiện ngay cả khi nằm nghỉ hoặc khi đang ngủ.
  • Đau tức ngực: cơn đau tức ngực là một trong những dấu hiệu quan trọng của bệnh tim to.
  • Rối loạn thị giác và hoa mắt: bệnh nhân có thể trải qua tình trạng hoa mắt, chóng mặt, và thậm chí là ngất xỉu.
  • Rối loạn nhịp tim: tim có thể đập nhanh, không đều, hoặc thậm chí có những cơn rung nhịp tim.
  • Mệt mỏi và thiếu năng lượng: cảm giác mệt mỏi liên tục và cơ thể luôn trong tình trạng thiếu năng lượng.
  • Phù nề chân và bàn chân.
  • Tăng huyết áp.
Các biến chứng nghiêm trọng của bệnh tim to
Các biến chứng nghiêm trọng của bệnh tim to

Biểu hiện của bệnh tim to có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Ở những bệnh nhân khác nhau, mức độ triệu chứng có thể nặng hoặc nhẹ, thậm chí có những trường hợp không xuất hiện triệu chứng hoặc chỉ xuất hiện khi bệnh nhân vận động mạnh. Đề nghị thăm bác sĩ để được đánh giá và tư vấn cụ thể.

2. Bệnh tim to có nguy hiểm không?

Để có câu trả lời “bệnh tim to có nguy hiểm không", trước hết chúng ta cần tìm hiểu chi tiết và chính xác hơn về bệnh.

Bệnh cơ tim phì đại (Hypertrophic Cardiomyopathy - HCM) thường được di truyền trong gia đình. Người có cha hoặc mẹ mắc bệnh cơ tim phì đại có 50% nguy cơ mang gen gen đột biến gây bệnh. Nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Rung tâm nhĩ: Cơ tim dày lên và những thay đổi trong cấu trúc tế bào tim có thể gây ra những thay đổi trong hệ thống điện của tim, dẫn đến nhịp tim nhanh hoặc không đều. Rung tâm nhĩ cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông, có thể di chuyển đến não và gây đột quỵ.
  • Thiếu máu: Ở nhiều bệnh nhân, cơ tim dày lên sẽ chặn dòng máu rời khỏi tim, gây khó thở khi gắng sức, đau ngực, chóng mặt và ngất xỉu.
  • Hở van hai lá: Nếu cơ tim dày lên chặn dòng máu rời khỏi tim, van giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái (van hai lá) có thể không đóng đúng cách. Kết quả là máu có thể trào ngược vào tâm nhĩ trái (hở van hai lá) làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
  • Bệnh cơ tim giãn nở: Khi một số người mắc bệnh tim to, thay vì cơ tim trở nên dày hơn, cơ tim của họ có thể giãn ra và yếu đi, dẫn đến tâm thất trở nên to hơn và bơm ít lực hơn. Tình trạng này được gọi là biến thể giãn cơ tim và có thể dẫn đến suy tim
  • Suy tim: Khi cơ tim dày lên và trở nên cứng, tim mất đi tính linh hoạt và lưu lượng máu qua tim giảm. Khi điều này xảy ra, tim không thể bơm máu cung cấp dưỡng chất và oxy đến các cơ quan trong cơ thể.
  • Ngừng tim và đột tử do tim: Bệnh cơ tim phì đại có thể gây đột tử liên quan đến tim ở mọi lứa tuổi. Vì nhiều người bị bệnh phì đại cơ tim không nhận biết tình trạng của họ, nên nguy cơ mắc cơn đột tử do tim có thể hoàn toàn xảy ra, kể cả với những người trẻ tuổi, khỏe mạnh.

3. Chẩn đoán sớm để giảm nguy hiểm của bệnh tim to

Bệnh tim to có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh, chẩn đoán sớm có thể can thiệp và điều trị kịp thời.

Chẩn đoán bệnh cơ tim phì đại (HCM) dựa vào:

  • Tiền sử bệnh lý: Khi có bất kỳ dấu hiệu khó chịu nào liên quan đến tim, phổi hoặc nếu gia đình có tiền sử bệnh lý liên quan đến tim mạch, chúng ta nên đi khám định kỳ và thăm khám bác sĩ.
  • Kiểm tra thể chất: Trong quá trình thăm khám tại các cơ sở y tế, chúng ta sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm, kiểm tra nếu bác sĩ phát hiện những âm thanh bất thường ở tim, phổi. VD: Những người mắc bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn (HOCM) có thể có tiếng thổi ở tim.
  • Các thủ thuật kiểm tra: Siêu âm tim là xét nghiệm phổ biến nhất được sử dụng để chẩn đoán bệnh cơ tim phì đại vì xét nghiệm này thường cho thấy thành tim của bệnh nhân dày lên.
Bệnh tim to có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh. Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời
Bệnh tim to có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào thời điểm phát hiện bệnh. Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời

Các xét nghiệm khác có thể bao gồm:

  • Xét nghiệm máu.
  • Điện tâm đồ.
  • Chụp X-quang ngực.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI).

4. Những phương pháp điều trị cho bệnh tim to

Phương pháp điều trị bệnh tim phì đại được áp dụng:

4.1 Xác định nguy cơ và theo dõi định kỳ (tiền sử bệnh lý gia đình):

Bệnh tim to (HCM) là một tình trạng bệnh lý có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều quan trọng là chúng ta hoặc các thành viên trong gia đình cần phải được sàng lọc nếu cha mẹ, anh chị em hoặc con cái (người thân cấp một) mắc bệnh. Các bước cần tiến hành:

  • Bước đầu tiên là đo điện tâm đồ (ECG) và siêu âm tim (echo) để kiểm tra tim.
  • Nếu kết quả xét nghiệm có dấu hiệu của bệnh cơ tim phì đại, chúng ta cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa về tình trạng này.
  • Nếu kết quả xét nghiệm bình thường chúng ta nên theo dõi siêu âm tim và điện tâm đồ ba năm một lần đến khi 30 tuổi và sau đó cứ 5 năm một lần.

4.2 Thay đổi lối sống:

Một lối sống lành mạnh là một sự lựa chọn thông minh về sức khỏe đặc biệt đối với sức khỏe tim mạch. Hãy lựa chọn một chế độ ăn lành mạnh, duy trì việc tập luyện thể thao, không hút thuốc lá và hạn chế rượu bia, giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày.

4.3 Sử dụng những loại thuốc để kiểm soát bệnh tim phì đại:

Các loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị bệnh tim to như:

  • Thuốc chẹn beta và thuốc chẹn kênh canxi làm thư giãn cơ tim, cho phép tim làm đầy tốt hơn và bơm máu hiệu quả hơn. Các loại thuốc khác có thể giúp kiểm soát nhịp tim hoặc giảm sự xuất hiện của chứng rối loạn nhịp tim.
Sử dụng thuốc để kiểm soát bệnh tim to
Sử dụng thuốc để kiểm soát bệnh tim to
  • Cần tránh một số loại thuốc như nitrat vì chúng làm giảm huyết áp hoặc digoxin vì làm tăng lực co bóp của tim.
  • Một số thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để giảm nguy cơ viêm nội tâm mạc do vi khuẩn - một tình trạng có thể đe dọa tính mạng.

4.4 Những thủ thuật được sử dụng để điều trị bệnh cơ tim phì đại

  • Đặt máy khử rung tim cấy ghép (ICD) giúp những người có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng hoặc đột tử do tim. ICD là một thiết bị nhỏ được đặt ngay dưới da và được kết nối với dây dẫn được luồn qua tĩnh mạch đến tim. Hệ thống này giúp theo dõi nhịp tim. Khi phát hiện nhịp tim bất thường, máy sẽ truyền năng lượng (một cú sốc nhỏ nhưng mạnh) đến cơ tim để giúp tim đập trở lại nhịp bình thường.
  • Phương pháp cắt bỏ cơ và triệt đốt bằng cồn (Ethanol ablation hoặc alcohol septal ablation) là một phương pháp điều trị cho bệnh cơ tim phì đại thông qua tiêm cồn để giảm độ dày của thành vách ngăn cơ tim và giảm căng thẳng. Khi thực hiện, một dây dẫn được đưa qua động mạch của bệnh nhân và đặt vào vùng cần điều trị trong cơ tim. Một lượng nhỏ cồn (ethanol) được tiêm vào vùng cần điều trị. Cồn làm co lại và làm chết các tế bào trong vách liên thất, giảm độ dày của nó.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn của bệnh cơ tim phì đại, khi bệnh nhân gặp biến chứng suy tim nặng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, ghép tim (heart transplantation) có thể là chọn cuối cùng.

5. Cải thiện chất lượng cuộc sống để giảm nỗi lo bệnh tim to có nguy hiểm không

Nếu bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim phì đại hoặc đối với người có nguy cơ di truyền trong gia đình, chúng ta có thể thực hiện những thay đổi sau để duy trì sức khỏe tim mạch của mình:

  • Hạn chế muối (natri): muối có thể gây giữ nước trong cơ thể và tăng áp lực trong mạch máu. Hạn chế bằng cách tránh thực phẩm có natri cao như thực phẩm chế biến, thức ăn nhanh và các loại thức ăn có natri cao.
  • Hạn chế chất lỏng: hạn chế lượng lớn nước hoặc các đồ uống khác có thể giúp giảm tình trạng sưng và giữ nước trong cơ thể.
  • Hạn chế cồn và caffeine: có thể gây ra tăng nhịp tim và gây áp lực cho tim.
Cải thiện chất lượng cuộc sống với bệnh tim to để giảm bớt nỗi lo bệnh tim to có nguy hiểm không
Cải thiện chất lượng cuộc sống với bệnh tim to để giảm bớt nỗi lo bệnh tim to có nguy hiểm không
  • Tuân thủ toa thuốc: tuân thủ chế độ điều trị và toa thuốc được kê bởi bác sĩ. Thuốc có thể giúp kiểm soát triệu chứng suy tim và duy trì sức khỏe tim mạch.
  • Kiểm tra trọng lượng: Theo dõi trọng lượng cơ thể hàng ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tăng trọng lượng nhanh chóng có thể là dấu hiệu của sự tích nước và suy tim.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Tập luyện thể dục đều đặn.
  • Thăm khám định kỳ với bác sĩ tim mạch.

Hiện tại vẫn chưa có cách phòng ngừa hoàn toàn bệnh cơ tim to. Điều quan trọng là xác định tình trạng càng sớm càng tốt để được hướng dẫn điều trị và ngăn ngừa các biến chứng. Hy vọng, qua bài viết sẽ phần nào giúp giải đáp thắc mắc bệnh tim to có nguy hiểm không của bệnh nhân và người thân trong gia đình.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

41 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan