Dự đoán cơn đau tim với các phương pháp xét nghiệm mới

Dự đoán cơn đau tim với những chất chỉ điểm (marker) thường dùng giúp các bác sĩ nhận dạng bệnh nhân cần điều trị tích cực hiệu quả hơn. Chúng ta đều biết rằng, cholesterol, đường huyết, huyết áp, chỉ số BMI và hút thuốc là các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được đối với bệnh tim. Nếu bạn đang hút thuốc hoặc có những yếu tố nguy cơ khác với tần suất cao, bạn cần phải thay đổi lối sống và có thể sẽ phải dùng thuốc để ngăn ngừa các cơn đau tim có khả năng xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, những biện pháp trên chưa chắc có hoàn toàn giúp bạn tránh khỏi chúng.

1. Dấu hiệu của một cơn đau tim

Đa số chúng ta thường cho rằng các cơn đau tim thường kèm theo các dấu hiệu cụ thể, ví dụ như:

  • Đau ngực hoặc nặng ngực: Cảm tưởng như có ai đó đang ngồi đè lên ngực mình là miêu tả gần đúng nhất về một cơn đau tim.
  • Nóng rát, khó chịu ở ngực: Một số cơn đau tim làm chúng ta có cảm giác tương tự như một cơn trào ngược dạ dày với cảm giác nóng rát ở ngực. Tuy nhiên chúng rất dễ khiến chúng ta nhầm lẫn với chứng ợ nóng (heartburn).
  • Hụt hơi, khó thở: Một số cơn đau tim không gây cảm giác đau. Những cơn đau tim thầm lặng như thế rất phổ biến với những bệnh nhân tiểu đường hoặc người cao tuổi.
  • Đau ở nửa người bên trái: Những dấu hiệu của một cơn đau tim thường bao gồm cơn đau lan dần từ xương hàm bên trái xuống đến bàn tay trái. Cũng có nhiều bệnh nhân cho biết triệu chứng còn kèm theo đau lưng.
  • Mệt và nhức mỏi: Là dấu hiệu thường thấy nhất ở những người lớn tuổi và có thể bị chẩn đoán nhầm thành bệnh cúm.
  • Nôn ói và đổ mồ hôi: Những dấu hiệu này thường đi kèm với đau nặng ngực, tuy nhiên đôi khi chúng cũng xuất hiện đơn lẻ, đặc biệt với nữ giới.

Thông thường, nam và nữ giới đều trải qua những nhóm dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim tương tự nhau. Tuy nhiên, khoảng một phần ba nữ giới cho biết họ có những trải nghiệm khác hẳn so với nam giới. Ví dụ, nữ giới thường trải qua hội chứng bao gồm hụt hơi, mệt mỏi và mất ngủ ngay trước khi cơn đau tim xuất hiện. Ngoài ra, họ có thể cảm nhận các cơn đau lưng, vai, cổ, tay và bụng trước đó, hoặc buồn nôn, nôn mửa. Và ít khi nữ giới cho trải qua các dấu hiệu như đau ngực (đặc biệt là đau ở giữa ngực) hoặc khó chịu, đầy hơi như ở nam giới.

Nữ giới ít khi trải qua các dấu hiệu như đau ngực khiến việc dự đoán cơn đau tim trở nên khó khăn
Nữ giới ít khi trải qua các dấu hiệu như đau ngực khiến việc dự đoán cơn đau tim trở nên khó khăn

Những cơn đau tim cũng có thể xuất hiện một cách thầm lặng và không báo trước. Một số người chỉ phát hiện đã trải những cơn đau tim qua những buổi thăm khám, kiểm tra sức khoẻ đã xảy ra các đó nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Điều đó làm chúng ta tự hỏi tại sao có thể?

Thật ra, không hẳn tất cả các cơn đau tim đều gây ra các cơn đau ở mức độ như nhau. Những cơn đau tim “nhẹ nhàng” cũng có thể gây ra những hội chứng giống hệt đầy hơn hoặc mệt mỏi đơn thuần – những cảm giác rất bình thường không đặc biệt cho cơ thể. Ngoài ra, cũng có nhiều người phớt lờ những dấu hiệu vì không ai muốn tin rằng mình đang bị đau tim.

2. Phòng ngừa, dự đoán cơn đau tim có thể xảy ra một cách hiệu quả

Để phòng tránh những cơn đau tim nói riêng và bệnh tim nói chung, chúng ta có thể sử dụng các biện pháp cải thiện lối sống như tập thể dục, vận động thường xuyên, ăn uống với một chế độ hợp lí, quản lý cân nặng và không hút thuốc nhằm kiểm soát huyết áp cũng như nồng độ cholesterol.

Hút thuốc ảnh hưởng đến tim mạch
Hút thuốc ảnh hưởng đến tim mạch

Ngoài ra, các nghiên cứu vẫn đã và đang được tích cực thực hiện nhằm tìm ra những cách hiệu quả hơn để cải thiện khả năng dự đoán cơn đau tim. Đã có rất nhiều thử nghiệm đã được chứng minh hiệu quả với các chỉ số trong máu, và một số biomarker (dấu ấn sinh học), đủ để các phương pháp này ứng dụng một cách rộng rãi.

3. Các xét nghiệm mới có thể được sử dụng

3.1 Xét nghiệm chỉ số hsCRP

Xét nghiệm chỉ số hsCRP là chỉ số cho thấy tình trạng viêm đang tồn tại đâu đó trong cơ thể. CRP là protein phản ứng C, thuộc thành phần nhóm Pentraxin được tạo ra bởi gan và tiết vào máu. Nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ CRP cao có thể dẫn đến nguy cơ cao bệnh mạch vành (CAD) hoặc nhồi máu cơ tim. Trong các thử nghiệm lâm sàn, xét nghiệm hsCRP còn cho ra là chỉ số đáng tin cậy, giúp bệnh nhân nhận biết tình trạng và cân nhắc sử dụng liệu pháp statin cường độ cao hơn.

Các xét nghiệm mới giúp tăng khả năng dự đoán cơn đau tim
Các xét nghiệm mới giúp tăng khả năng dự đoán cơn đau tim

3.2 Xét nghiệm chỉ số Myeloperoxidase

Xét nghiệm chỉ số Myeloperoxidase là một chất chỉ điểm của phản ứng viêm trong mạch máu. Chỉ số này ở mức cao báo hiệu gia tăng rủi ro đau tim, nhồi máu cơ tim.

3.3 Xét nghiệm chỉ số Lipoprotein (a)

Xét nghiệm chỉ số Lipoprotein (a) là một chất chỉ điểm gen cho thấy rủi ro bệnh mạch vành (CAD) và đau tim ở đàn ông dưới 55 và tất cả phụ nữ, đặc biệt những người ngoài 55 tuổi. Với tất cả các bệnh nhân với tiền sử bệnh của gia đình có nhiều người bệnh mạch vành, chỉ số lipoprotein (a) cao tương đương với nguy cơ cao. Bởi vì lipoprotein(a) liên quan đến LDL cholesterol hay “cholesterol xấu”, việc tích cực giảm chỉ số LDL sẽ cần thiết được thực hiện để giảm nguy cơ. Aspirin trong trường hợp này cũng có thể được kê đơn để giảm nguy cơ gia tăng huyết khối.

3.4 Xét nghiệm chỉ số Homocysteine

Xét nghiệm chỉ số Homocysteine với mỗi 10% tăng ở chỉ số homocysteine sẽ tương đương với 10% gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành (CAD). Tuy nhiên, việc giảm chỉ số homocysteine sẽ không làm giảm nguy cơ này. Hiện nay, việc xét nghiệm chỉ số homocysteine được thường được sử dụng để đánh giá những bệnh nhân thận mãn tính (CKD) có nguy cơ cao mắc các vấn đề về tim hay không.

3.5 Xét nghiệm chỉ số nồng độ cao TMAO

Xét nghiệm chỉ số nồng độ cao TMAO đã được chứng minh có thể trở thành một chỉ số dự đoán tốt cho các cơn đau tim và đột quỵ bởi cục máu đông.

3.6 Xét nghiệm chỉ số NT-proBNP

BNP là một hooc-môn có thể làm tăng huyết áp và làm cho cơ thể giữ muối và nước. Chỉ số NT-proBNP ở mức cao có thể đưa cảnh báo cho các bác sĩ tình trạng phân suất tống máu thất trái (LVEF) đang tệ đi và giúp nó trở thành chỉ số quan trọng để đánh giá chẩn đoán suy tim ở các bệnh nhân không có triệu chứng.

Trong hành trình bảo vệ sức khỏe tim, việc áp dụng các xét nghiệm biomarker mới như hsCRP, Myeloperoxidase, Lipoprotein (a), Homocysteine, TMAO, và NT-proBNP không chỉ giúp tăng cường khả năng dự đoán cơn đau tim mà còn mở ra những cơ hội phòng tránh hiệu quả. Bằng cách hiểu rõ hơn về các chỉ số này, chúng ta có thể chủ động thay đổi lối sống và áp dụng liệu pháp phòng ngừa, làm tăng cơ hội sống một cuộc sống khỏe mạnh và không lo lắng về những rủi ro tim mạch. Hãy để những công cụ chẩn đoán tiên tiến này đồng hành cùng chúng ta trên hành trình chăm sóc sức khỏe tim, để cuộc sống trọn vẹn hơn và đầy năng lượng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: