Cô lập tĩnh mạch phổi điều trị rung nhĩ: Các câu hỏi thường gặp

Cô lập tĩnh mạch phổi điều trị rung nhĩ là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu. Liệu pháp này sử dụng chất nóng hoặc lạnh để tạo mô sẹo, làm gián đoạn các tín hiệu điện bất thường gây rung nhĩ. Bài viết sau đây sẽ giải đáp những câu hỏi thường gặp liên quan đến phẫu thuật cô lập tĩnh mạch phổi điều trị rung nhĩ. Đồng thời, các thông tin quan trọng về quá trình phẫu thuật cũng sẽ được đề cập cụ thể.

1. Phẫu thuật cô lập tĩnh mạch phổi là gì?

Cô lập tĩnh mạch phổi (Pulmonary vein isolation- PVI) là một phương pháp xâm lấn tối thiểu áp dụng để điều trị rung nhĩ (Atrial Fibrillation- AFib), một bệnh lý rối loạn nhịp tim từ tâm nhĩ của tim. Nếu không được chăm sóc kịp thời, AFib có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như đau tim hay đột quỵ.

Quy trình cô lập tĩnh mạch phổi điều trị rung nhĩ tập trung vào tĩnh mạch phổi - tĩnh mạch đưa máu giàu oxy trở lại tim. Đây thường là nguồn gốc của các tín hiệu điện không ổn định gây ra rung nhĩ.

Phẫu thuật PVI sử dụng nhiệt độ cực kỳ cao hoặc thấp để tạo ra những vết sẹo nhỏ. Những vết sẹo tĩnh mạch phổi này ngăn chặn tín hiệu điện gây ra rung nhĩ, qua đó hỗ trợ điều chỉnh và duy trì nhịp tim ổn định.

2. Khi nào cần phẫu thuật cô lập tĩnh mạch phổi điều trị rung nhĩ?

Cô lập tĩnh mạch phổi điều trị rung nhĩ sẽ được thực hiện khi các biện pháp khác không đem lại kết quả như mong đợi.
Cô lập tĩnh mạch phổi điều trị rung nhĩ sẽ được thực hiện khi các biện pháp khác không đem lại kết quả như mong đợi.

Phẫu thuật cô lập tĩnh mạch là lựa chọn hiệu quả nhất cho những bệnh nhân:

  • Vẫn còn triệu chứng rung nhĩ sau khi đã điều trị bằng thuốc.
  • Không dung nạp được thuốc chống loạn nhịp tim hoặc gặp biến chứng do sử dụng những loại thuốc này.

3. Ai có thể thực hiện phẫu thuật?

Để biết một bệnh nhân có phù hợp với phương pháp điều trị Cô lập tĩnh mạch phổi điều trị rung nhĩ, quá trình đánh giá sẽ được bác sĩ tiến hành một cách cẩn thận.

Các y bác sĩ sẽ bắt đầu bằng việc thu thập thông tin về tiền sử bệnh của bệnh nhân và thực hiện các kiểm tra thể chất. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm tim như siêu âm tim, điện tâm đồ (ECG), và máy đo điện tim Holter để cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng sức khỏe của tim.

Dựa vào các thông tin có được, bác sĩ sẽ đưa ra nhận định cuối cùng rằng bệnh nhân có đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật hay không. Trong trường hợp một vài chỉ số chưa đạt yêu cầu, bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn chăm sóc sức khỏe chi tiết và hẹn lịch tái khám nếu cần thiết.

4. Các phương pháp phẫu thuật PVI

Cô lập tĩnh mạch phổi là một phương pháp xâm lấn tối thiểu thực hiện cắt bỏ thông qua ống thông. Có hai kỹ thuật tạo mô sẹo phổ biến gồm:

  • Triệt đốt rung nhĩ: Là phương pháp phổ biến sử dụng nhiệt từ sóng vô tuyến để phá hủy các vùng mô mục tiêu.
  • Bóng áp lạnh: Sử dụng nhiệt độ cực lạnh để đóng băng và vĩnh viễn phá hủy các vùng mô mục tiêu trong thời gian ngắn.

Mỗi kỹ thuật đều đi kèm với rủi ro và lợi ích. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, triệt đốt rung nhĩ và bóng áp lạnh đều đem lại kết quả tương tự mà không có sự khác biệt đáng kể về độ an toàn. Trước khi thực hiện phẫu thuật cô lập tĩnh mạch phổi, bác sĩ sẽ giải thích chi tiết về những rủi ro và lợi ích của từng kỹ thuật để bệnh nhân có lựa chọn phù hợp nhất.

5. Điều gì xảy ra trong quá trình phẫu thuật?

Quá trình thực hiện phẫu thuật PVI được thực hiện tại bệnh viện bởi đội ngũ y bác sĩ và các thiết bị y khoa cần thiết
Quá trình thực hiện phẫu thuật PVI được thực hiện tại bệnh viện bởi đội ngũ y bác sĩ và các thiết bị y khoa cần thiết

Sau đây là các bước tổng quan sẽ xảy ra trong quá trình thực hiện phẫu thuật Cô lập tĩnh mạch phổi điều trị rung nhĩ.

Đội ngũ y bác sĩ sẽ thực hiện gây mê toàn thân hoặc tiêm thuốc tê vùng da gần vết mổ, có thể ở cả hai bên háng hoặc cổ của bệnh nhân.

Hai ống thông sẽ được đặt vào vết mổ và đưa qua mạch máu đến tâm nhĩ trái của bệnh nhân.

Một ống thông sẽ phát hiện các xung điện bất thường trong tĩnh mạch phổi của bệnh nhân. Ống thông còn lại sẽ cung cấp tần số vô tuyến hoặc bóng nhiệt lạnh đến các khu vực mục tiêu để tạo ra các mô sẹo cần thiết, giải quyết các xung điện gây rối loạn nhịp tim.

Khi thủ tục hoàn tất, bác sĩ sẽ tháo ống thông và đóng vết mổ. Bệnh nhân sau đó được đưa vào phòng hồi sức.

Đội ngũ y bác sĩ sẽ sử dụng các thiết bị theo dõi nhịp tim trong quá trình thực hiện phẫu thuật PVI. Những thiết bị được sử dụng bao gồm:

  • Máy chuyển nhịp tim.
  • Điện tâm đồ (ECG)
  • Máy đo huyết áp
  • Máy theo dõi nồng độ oxy trong máu
  • Máy nội soi huỳnh quang.
  • Máy siêu âm tim.

Những thiết bị này giúp theo dõi và kiểm soát nhịp tim, huyết áp, oxy trong máu, cung cấp thông tin tĩnh mạch phổi trong suốt quá trình phẫu thuật..

6. Phẫu thuật cô lập tĩnh mạch phổi kéo dài bao lâu?

Phẫu thuật cô lập tĩnh mạch phổi điều trị rung nhĩ thường kéo dài từ 3 - 6 giờ. Quá trình chuẩn bị và hồi phục sau phẫu thuật sẽ mất thêm vài giờ nữa. Bệnh nhân sẽ cần ở lại qua đêm để bác sĩ giám sát tình trạng sức khỏe. Cần có người thân ở bệnh viện để hỗ trợ chăm sóc cho bệnh nhân.

7. Bệnh nhân có tỉnh táo trong lúc phẫu thuật không?

Bệnh nhân sẽ được gây mê cục bộ hoặc toàn thân trong quá trình thực hiện phẫu thuật PVI
Bệnh nhân sẽ được gây mê cục bộ hoặc toàn thân trong quá trình thực hiện phẫu thuật PVI

Bác sĩ thường sẽ sử dụng gây mê toàn thân trong quá trình cô lập tĩnh mạch phổi. Bệnh nhân sẽ ở trạng thái hôn mê sâu trong lúc phẫu thuật. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể dùng thuốc gây tê cục bộ ở khu vực cần thiết và bệnh nhân vẫn sẽ có ý thức trong quá trình phẫu thuật.

8. Phẫu thuật PVI có rủi ro không?

Cô lập tĩnh mạch phổi điều trị rung nhĩ là một phương pháp khá an toàn đối với bệnh nhân điều trị rung nhĩ. Nhưng, vẫn có một số rủi ro như sau có thể xảy ra.

  • Phản ứng dị ứng với thuốc nhuộm tương phản trong lúc nội soi huỳnh quang.
  • Biến chứng tại chỗ vết mổ, chẳng hạn như nhiễm trùng hay xuất huyết.
  • Chấn thương dây thần kinh hoành (thường xuyên xảy ra với phương pháp bóng áp lạnh).
  • Thủng tim (nguy cơ 1%).
  • Tổn thương tĩnh mạch phổi (nguy cơ 1%).
  • Đột quỵ (nguy cơ 0,5%).
  • Tổn thương thực quản (nguy cơ 0,25%).

9. Quá trình phục hồi sau phẫu thuật cô lập tĩnh mạch phổi

Sau khi phẫu thuật PVI, bệnh nhân cần nghỉ ngơi ít nhất 2 ngày để có thể hoạt động bình thường
Sau khi phẫu thuật PVI, bệnh nhân cần nghỉ ngơi ít nhất 2 ngày để có thể hoạt động bình thường

Sau phẫu thuật PVI, bệnh nhân có thể trải qua cảm giác đau nhức, mệt mỏi hoặc không thoải mái ở ngực trong 48 giờ đầu. Bệnh nhân sẽ có thể trở lại các hoạt động hàng ngày sau thời gian này. Tuy nhiên, để thực hiện các hoạt động nặng như tập thể dục hay làm việc, bệnh nhân sẽ cần đợi vài tuần.

Vết sẹo từ phẫu thuật sẽ mất vài tuần để lành lại và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sẽ được cải thiện theo thời gian. Rung nhĩ có thể tiếp tục trong khoảng 10 tuần sau thủ thuật nhưng sẽ dần cải thiện theo thời gian.

Sau 3 - 4 tháng, bệnh nhân cần đến bệnh viện tái khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe. Bệnh nhân cũng sẽ có thêm một cuộc hẹn tái khám nữa sau 1 năm từ ngày phẫu thuật.

10. Các loại thuốc cần sử dụng sau phẫu thuật

Sau cô lập tĩnh mạch phổi điều trị rung nhĩ, bệnh nhân sẽ cần sử dụng một số loại thuốc trong vài tháng, bao gồm:

  • Thuốc chống loạn nhịp: Được sử dụng để kiểm soát nhịp tim bất thường cho đến khi hiệu quả từ phẫu thuật dần trở nên rõ ràng hơn.
  • Thuốc chống đông máu (chất làm loãng máu): Được kê đơn để giảm nguy cơ đột quỵ.

Bệnh nhân cũng sẽ cần thực hiện xét nghiệm máu định kỳ để đánh giá lại liều lượng thuốc chống đông máu phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

5 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec