Điều trị huyết áp với phương pháp không dùng thuốc

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Hồng Nhật - Bác sĩ Tim mạch can thiệp - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ đã có hơn 10 năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh lý tim mạch can thiệp.

Tăng huyết áp là một trong những căn bệnh phố biến. Nếu không được điều trị tốt, bệnh có thể gây ảnh hưởng xấu như đau tim, đột quỵ, thậm chí là tử vong. Bên cạnh phương pháp sử dụng thuốc, điều trị không dùng thuốc cũng góp phần trong kiểm soát huyết áp cho bệnh nhân.

1. Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp bệnh lý mạn tính, xảy ra khi áp lực máu tác động lên các thành mạch cao hơn bình thường.

Huyết áp được biểu thị với hai thông số, ví dụ: 120/80 mmHg. Con số cao hơn (được gọi là huyết áp tâm thu - HATT) là thước đo áp lực bên trong động mạch khi tim đang bơm máu. Con số thấp hơn (được gọi là huyết áp tâm trương - HATTr) là thước đo áp lực bên trong các động mạch khi tim đang nghỉ ngơi giữa các nhịp đập.

Huyết áp thường được đo bằng milimét thủy ngân (kí hiệu là mmHg). Khi bạn bị tăng huyết áp thì một trong hai chỉ số hoặc thậm chí là cả hai chỉ số đều cao hơn so với mức bình thường.

2. Ý nghĩa của chỉ số huyết áp

Chỉ số của cao huyết áp thường được phân loại như sau:

  • Huyết áp tối ưu: HATT < 120 mmHg và HATTr < 80 mmHg
  • Tiền tăng huyết áp: HATT > 120-139 mmHg và/hoặc HATTr > 80-89 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 1: HATT 140-159 mmHg và/hoặc HATTr 90-99 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 2: HATT 160–179 mmHg và/hoặc HATTr 100-109 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 3: HATT ≥ 180 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 110 mmHg

Khuyến cáo đích điều trị cho tất cả bệnh nhân tăng huyết áp <140/90mmHg, nếu dung nạp tốt điều trị thì xem xét đích < 130/80 mmHg cho đa số bệnh nhân.

3. Những yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp

Một số yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp, bao gồm:

  • Tuổi: tuổi tác càng cao thì càng dễ bị mắc cao huyết áp
  • Giới tính: nam > nữ
  • Chủng tộc: người Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn những chủng tộc khác.
  • Tiền sử gia đình có người thân mắc tăng huyết áp sớm
  • Tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch sớm (nam < 55, nữ < 65)
  • Mãn kinh sớm
  • Đái tháo đường
  • Tăng cholesterol
  • Tăng acid uric
  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Hút thuốc lá (đang hút hay đã hút)
  • Sử dụng chất kích thích như bia, rượu
  • Tiêu thụ quá nhiều muối
  • Mắc chứng ngưng thở khi ngủ
  • Thường xuyên bị căng thẳng

4. Triệu chứng của bệnh tăng huyết áp

Đo huyết áp
Chỉ có thể phát hiện huyết áp cao thông qua việc kiểm tra huyết áp thường xuyên

Có thể nói, tăng huyết áp là “kẻ giết người thầm lặng” bởi đại đa số những người bị tăng huyết áp đều không biết họ mắc căn bệnh này cho đến khi gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ hoặc đau tim. Thông thường, chỉ có thể phát hiện huyết áp cao thông qua việc đo huyết áp thường xuyên.

Tăng huyết áp có thể khiến bạn gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt hoặc tầm nhìn bị ảnh hưởng. Nếu tăng huyết áp trong một thời gian dài thì có thể nhận thấy những thay đổi do biến chứng của nó gây ra.

Dưới đây là một số biến chứng có thể xảy ra do bệnh tăng huyết áp, cụ thể là:

  • Đau tim, đột quỵ: tăng huyết áp làm xơ cứng và dày thành mạch, có thể dẫn đến cơn đau tim, đột quỵ hoặc các biến chứng khác
  • Chứng phình động mạch: huyết áp tăng khiến thành mạch yếu đi và phình ra, hình thành chứng phình động mạch. nếu mạch máu bị vỡ có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Suy tim: Để bơm máu chống lại áp lực cao ở thành mạch, tim của bạn phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến phì đại thất trái. Khi cơ tim dày lên sẽ khó bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, điều này có thể dẫn đến suy tim
  • Suy thận do nguy cơ thu hẹp động mạch thận khi tăng huyết áp
  • Xuất huyết võng mạc
  • Hội chứng chuyển hoá: Hội chứng này bao gồm một nhóm các rối loạn chuyển hoá của cơ thể bạn, bao gồm: tăng vòng eo, tăng triglycerides, giảm HDL-C (cholesterol tốt), nồng độ insulin cao. Những rối loạn này khiến bạn dễ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ
  • Biến chứng não: Các động mạch bị thu hẹp khiến máu khó lưu thông đến não, dẫn đến đột quỵ, xuất huyết não, nhồi máu não, chứng mất trí nhớ.
Người cao tuổi
Thường xuyên bị căng thẳng có thể là nguy cơ gây bệnh cao huyết áp ở người lớn tuổi

5. Có thể giảm huyết áp mà không cần dùng thuốc không?

Điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc được áp dụng để giúp ngăn ngừa tiến triển bệnh lý cũng như giảm huyết áp, được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân tiền tăng huyết áp hay tăng huyết áp độ I, và kết hợp với thuốc trong điều trị bệnh lý tăng huyết áp

Chỉ cần thực hiện một số thay đổi trong lối sống hàng ngày là bạn có thể cải thiện đáng kể được tình trạng cao huyết áp của mình. Những thay đổi này gồm có:

  • Giữ cân nặng phù hợp với vóc dáng thông qua áp dụng chế độ ăn uống ít năng lượng, Duy trì BMI 20-25 kg/m2, vòng eo < 94 cm ở nam và < 80 cm ở nữ. Đối với những người bị thừa cân, béo phì, khi giảm được 10 kg cân nặng sẽ giảm được 5-10 mmHg mức HATT.
  • Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh và các loại thực phẩm ít chất béo. Hạn chế ăn các loại mỡ bão hòa và mỡ toàn phần sẽ giúp giảm được 8-14 mmHg HATT.
  • Hạn chế ăn muối, tăng cường bổ sung lượng kali và canxi cho cơ thể. Khi bạn không ăn vượt quá 6 g muối mỗi ngày sẽ giảm được từ 2-8 mmHg HATT.
  • Tăng cường các hoạt động thể chất hàng ngày có thể làm giảm khoảng 4-9 mmHg HATT. Mỗi ngày bạn nên dành ít nhất 30 phút để tập thể dục hoặc chơi các môn thể thao.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia. Giới hạn lượng cồn tiêu thụ ở mức < 14 đơn vị/tuần đối với nam và < 8 đơn vị/tuần đối với nữ (1 đơn vị tương đương 125 ml rượu vang hoặc 250 ml bia). Theo nghiên cứu chỉ ra rằng, uống rượu ở mức vừa phải có thể làm giảm từ 2-4 mmHg HATT.
  • Từ bỏ thuốc lá và tránh nhiễm độc khói thuốc

Hiệu quả của việc điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc phụ thuộc vào sự tuân thủ của bệnh nhân đối với liệu pháp. Nếu thực hiện tốt, người bệnh có thể kiểm soát huyết áp, tránh phải sử dụng thuốc để giảm chi phí điều trị cũng như tác dụng phụ của thuốc

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có hai Gói khám tăng huyết áp để bạn lựa chọn: Gói khám Tăng huyết áp cơ bảnGói khám Tăng huyết áp nâng cao.

Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Bài viết tham khảo nguồn: patient.info

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

54.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan