Chuyển nhịp tim bằng hóa chất: Quy trình và rủi ro

Chuyển nhịp tim bằng hóa chất hay còn gọi là chuyển nhịp bằng thuốc, là phương pháp sử dụng thuốc để điều trị tình trạng nhịp tim nhanh hoặc không đều. Phương pháp này còn được áp dụng để điều trị rung nhĩ hoặc các loạn nhịp tim khác.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của các bác sĩ chuyên ngành Nội tim mạch, tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Nha Trang.

1. Chuyển nhịp tim bằng hoá chất là gì?

Chuyển nhịp tim bằng hóa chất hay chuyển nhịp tim bằng thuốc, là sử dụng thuốc để điều chỉnh nhịp tim. Phương pháp này được sử dụng để điều trị các chứng rối loạn nhịp tim, chẳng hạn như nhịp tim nhanh, nhịp tim chậmrung thất. Chuyển nhịp tim bằng thuốc thường được thực hiện tại phòng khám hoặc bệnh viện.

Tỷ lệ thành công của phương pháp là khoảng 80%. So với rung thất, tỷ lệ thành công cao hơn đối với tình trạng nhịp tim nhanh và nhịp tim chậm. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của chuyển nhịp bằng hóa chất bao gồm: tình trạng bệnh lý, loại thuốc và liệu lượng thuốc. Phương pháp sẽ hỗ trợ:

  • Làm giãn mạch máu và cải thiện lưu lượng máu.
  • Thư giãn cơ tim.
  • Giảm khối lượng công việc của tim. giúp tim hoạt động hiệu quả hơn.
  • Làm chậm các tín hiệu điện tim của bệnh nhân.

Nhịp tim bình thường là nhịp tim đều đặn, khoảng 60-100 nhịp mỗi phút khi nghỉ ngơi. Nhịp tim được điều khiển bởi một hệ thống dẫn truyền điện trong tim. Nhịp tim bắt đầu ở nút xoang nhĩ - nơi tạo ra các xung điện kích thích các tế bào cơ tim co bóp.

Khi các xung điện đến tâm thất, chúng kích thích các tế bào cơ tim co bóp, đẩy máu ra khỏi tim để vào động mạch phổi và động mạch chủ. Động mạch phổi mang máu đến phổi để lấy oxy. Động mạch chủ mang máu giàu oxy đến phần còn lại của cơ thể.

Tuy nhiên, khi nhịp tim không bình thường, khiến việc truyền máu đến phần còn lại của cơ thể bị gián đoạn, đặc biệt là tế bào não, dẫn đến các tình trạng như chóng mặt, hoa mắt, khó thở, đau ngực, khó chịu và mệt mỏi nói chung.

2. Tại sao nên chuyển nhịp bằng hóa chất?

Nếu nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm, bệnh nhân cần phải thực hiện phương pháp trên. Một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhịp tim không đều:

  • Sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng histamine, thuốc chống trầm cảm và thuốc chống loạn thần.
  • Nhiễm trùng.
  • Nhồi máu cơ tim .
  • Những thay đổi trong cấu trúc tim của bạn.
  • Thuyên tắc phổi.
  • Suy tim sung huyết.
  • Các bệnh về phổi, chẳng hạn như COPD hoặc khí thũng.
Đau tim là nguyên nhân dẫn đến nhịp tim không đều
Đau tim là nguyên nhân dẫn đến nhịp tim không đều

3. Chuyển nhịp bằng hoá chất điều trị những bệnh lý gì?

Chuyển nhịp tim bằng hóa chất có thể được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh lý về tim như:

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, cả hai phương pháp chuyển nhịp: chuyển nhịp bằng hoá chất và bằng điện, đều có hiệu quả trong việc khôi phục nhịp tim bình thường. Tuy nhiên, những người được chuyển nhịp điện có khả năng rời khoa cấp cứu sớm hơn những người được chuyển nhịp bằng hóa chất.

4. Ưu điểm và những rủi ro khi áp dụng chuyển nhịp tim bằng hóa chất

4.1. Ưu điểm của thủ thuật chuyển nhịp bằng hóa chất:

  • Điều chỉnh nhịp tim trở lại trạng thái bình thường
  • Giảm các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau ngực, chóng mặt.
  • Là giải pháp phù hợp đối với bệnh nhân không chịu được chuyển nhịp tim bằng điện
Ưu điểm của thủ thuật chuyển nhịp bằng hóa chất là đưa trái tim trở lại nhịp điệu bình thường
Ưu điểm của thủ thuật chuyển nhịp bằng hóa chất là đưa trái tim trở lại nhịp điệu bình thường

4.2. Những rủi ro mà người bệnh mắc phải khi sử dụng phương pháp chuyển nhịp tim bằng hóa chất:

  • Bệnh rối loạn nhịp tim tái phát và trở nặng hơn, buộc bệnh nhân phải chuyển sang giải pháp chuyển nhịp tim bằng điện hoặc cắt đốt qua ống thông.
  • Tăng nguy cơ cục máu đông dẫn đến vỡ mạch máu, đột quỵ
  • Người đang điều trị có thể gặp phải các tác dụng phụ, chẳng hạn như cảm thấy khó chịu ở bụng hoặc mệt mỏi.
  • Có thể mất vài tháng để một số loại thuốc phát huy tác dụng.
  • Thuốc không có tác dụng với hầu hết tất cả bệnh nhân và có thể chỉ có hiệu quả 50%.

5. Loại thuốc nào được dùng trước khi áp dụng chuyển nhịp tim bằng hoá chất?

Nếu có biểu hiện rối loạn nhịp nhĩ lâu hơn hai ngày, người bệnh nên dùng thuốc chống đông máu (thuốc làm loãng máu) trong ba tuần trước khi áp dụng phương pháp chuyển nhịp tim bằng hóa chất. Điều này làm giảm nguy cơ đông máu. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ phải tiếp tục dùng thuốc chống đông máu trong bốn tuần tiếp theo, sau thực hiện thủ thuật trên để ngăn ngừa chứng cục máu đông có thể dẫn đến đột quỵ.

Nếu có biểu hiện rối loạn nhịp nhĩ lâu hơn hai ngày, người bệnh nên dùng thuốc chống đông máu trước khi áp dụng chuyển nhịp tim bằng hóa chất
Nếu có biểu hiện rối loạn nhịp nhĩ lâu hơn hai ngày, người bệnh nên dùng thuốc chống đông máu trước khi áp dụng chuyển nhịp tim bằng hóa chất

7. Những loại thuốc nào được sử dụng trong quá trình chuyển nhịp bằng thuốc?

Thuốc chuyển nhịp bằng hóa chất có thể bao gồm:

8. Những dấu hiệu nào nên liên hệ đến trạm y tế gần nhất

Sau khi sử dụng phương pháp chuyển nhịp tim bằng thuốc, hãy liên hệ 115 nếu người đang điều trị gặp các tác dụng phụ bất thường sau:

Sau khi sử dụng phương pháp chuyển nhịp tim bằng thuốc, hãy liên hệ 115 nếu cảm thấy choáng váng, chóng mặt
Sau khi sử dụng phương pháp chuyển nhịp tim bằng thuốc, hãy liên hệ 115 nếu cảm thấy choáng váng, chóng mặt

Bệnh nhân nên tiếp tục sử dụng tất cả các loại thuốc được kê đơn, trước hoặc sau khi trải qua quá trình chuyển nhịp tim bằng hoá chất. Đi kèm với đó là nên liên hệ với bác sĩ để được giải đáp bất kỳ câu hỏi nào hoặc hiểu rõ về cách dùng thuốc của một cách an toàn và hiệu quả. Trong trường hợp đang sử dụng thuốc làm loãng máu, bệnh nhân cần phải tái khám đều đặn để được bác sĩ kê đơn thuốc đúng liều lượng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

7 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan