Chú ý khi thay pin máy tạo nhịp tim

Đặt máy tạo nhịp tim có thể cải thiện tình trạng bệnh lý tim 1 buồng hoặc 2 buồng. Tuy nhiên sau khi đặt máy tạo nhịp tim người bệnh cần lưu ý và tìm hiểu cách thay pin máy tạo nhịp tim khi cần thiết. Sau đây là một số thông tin chia sẻ và lưu ý cho người dùng khi chọn máy tạo nhịp tim chạy bằng pin.

1. Máy tạo nhịp tim và công dụng cho người bệnh tim

1.1 Khái quát máy tạo nhịp tim

Khi khả năng hoạt động của tim không tốt cần kiểm tra để xác định xem có cần đặt máy tạo nhịp tim không. Để hiểu rõ hơn, người bệnh nên tìm hiểu về máy tạo nhịp tim cũng như những công dụng chính mà chiếc máy này mang lại cho người sử dụng.

Máy tạo nhịp tim là một thiết bị y tế có thể điều chỉnh giúp ổn định nhịp tim. Thiết bị tạo nhịp tim mang kích thước nhỏ gọn có thể được cấy ngay phía dưới da, thường là phía bên trái nằm cạnh xương đòn. Kèm theo máy tạo nhịp, các bộ phận khác như pin, dây dẫn cũng có thể sử dụng để tránh nhịp tim rối loạn.

Dây dẫn điện cực của máy tạo nhịp tim được thiết kế mỏng và mềm như sợi mì có lớp bọc cách điện tránh ảnh hưởng lên cơ quan nội tạng. Khi kích hoạt xung điện sẽ truyền qua dây đến máy tạo nhịp giúp hỗ trợ tim hoạt động bình thường. Đồng thời khả năng hoạt động của tim cũng được ghi lại để điều chỉnh.

Hiện nay có thể tham khảo nhiều loại máy chạy nhịp tim bằng pin hay máy tạo nhịp hoạt động vĩnh viễn. Mỗi loại máy có thể mang lại những đặc điểm riêng. Tuy nhiên với máy tạo nhịp tim vĩnh viễn có hai lựa chọn là máy 1 buồng và máy 2 buồng cho người dùng lựa chọn.

1.2. Công dụng phổ biến của máy tạo nhịp tim

Máy tạo nhịp tim có thể mang lại nhiều công dụng khác nhau. Tuy nhiên công dụng chính và quan trọng nhất là điều chỉnh nhịp tim, giúp cân bằng nhịp đập, tránh tim đập quá nhanh hay quá chậm. Đồng thời khi phát hiện rối loạn nhịp tim máy sẽ thông báo để giúp nhịp tim hiện tại ổn định.

Bên cạnh công dụng chính, máy tạo nhịp tim cũng có thể linh hoạt điều chỉnh trong một số trường hợp cụ thể. Người dùng có thể tham khảo nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của máy tạo nhịp tim trong các trường hợp cụ thể sau:

  • Cảm nhịp: mỗi trái tim có thể khác nhau về chu kỳ nhịp đập với sai số rất nhỏ. Khi sự sai số lớn lên sẽ dẫn đến vấn đề sức khỏe cho tim. Máy tạo nhịp tim có khả năng cảm nhận và phát hiện những xung nhịp bất thường để điều chỉnh, giúp nhịp đập tim luôn giao động ổn định trong mức bình thường.
  • Điều trị suy nút xoang: Người bệnh suy nút xoang có thể xuất hiện các biểu hiện như ngất, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp và mệt mỏi. Khi phát hiện các biểu hiện như trên và xác định suy nút xoang có thể sử dụng máy tạo nhịp tim điều trị.
  • Điều trị bất thường ảnh hưởng đến nhịp tim: Các biểu hiện chậm nhịp hay tắc nghẽn sự lưu thông mạch máu ở tim cũng nên sử dụng để cải thiện.

2. Thay pin máy tạo nhịp tim cần chú ý gì

Máy tạo nhịp tim bằng pin thường có thời gian kéo dài theo năm. Người bệnh có thể sử dụng trong khoảng 7 - 10 năm tùy từng mẫu máy khác nhau. Tuy nhiên nếu trong trường hợp cần thay pin, bác sĩ sẽ phẫu thuật để lấy pin cũ ra và thay thế bằng pin mới.

Quá trình thay pin không quá phức tạp như khi đặt máy tạo nhịp tim. Mặc dù vậy, những rủi ro trong khi thay pin có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của máy dẫn đến hư cần thay máy mới. Bệnh nhân nên chuẩn bị tinh thần cho những trường hợp ngoài ý muốn để kịp thời giải quyết và có thể giảm thiểu rủi ro.

Thay pin máy tạo nhịp tim là thủ thuật được thực hiện khi máy hết pin. Tuy nhiên thủ thuật này dù đơn giản cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động và sức khỏe tim trong lúc thay pin. Do đó, khi thay pin người bệnh nên tìm hiểu kỹ từ bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan