Cảnh giác với tăng huyết áp lúc sáng sớm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nội tổng hợp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Trong bệnh tăng huyết áp có tình trạng tăng huyết áp buổi sáng. Đây là một dạng bệnh khá nguy hiểm vì gây tỷ lệ tử vong cao và nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, người bệnh thường ít chú ý đến tình trạng này.

1. Thế nào là tăng huyết áp buổi sáng?

Huyết áp thường thay đổi suốt cả ngày phụ thuộc vào thức ăn, sinh hoạt và cảm xúc người bệnh. Với nhiều người, huyết áp thường tăng cao vào buổi sáng sớm, còn được gọi là tăng huyết áp buổi sáng.

Nhiều nhà nghiên cứu nhận thấy rằng tăng huyết áp buổi sáng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như đột quỵ. Ngay cả những bệnh nhân kiểm soát tốt huyết áp vẫn có đến 50% có huyết áp buổi sáng cao hơn bình thường.

2. Tăng huyết áp buổi sáng nguy hiểm thế nào?

Bệnh nhân tăng huyết áp đặc biệt bị tăng huyết áp buổi sáng có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với các bệnh nhân tăng huyết áp thời điểm khác. Huyết áp cao có thể gây đột quỵ, mất chức năng não đột ngột do thiếu máu cung cấp cho não.

Có hai loại đột quỵ đó là thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết. Đột quỵ do cục máu đông được gọi là đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đây là dạng phổ biến nhất, chiếm tới 85% trong số 600.000 đột quỵ xảy ra mỗi năm. Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi một mạch máu vỡ trong não.

Tăng huyết áp buổi sáng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim và mạch máu khác. Nó có liên quan đến những thay đổi trong nhịp tim và kích thước tim, điều này có thể dẫn đến đau tim hoặc suy tim. Hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức nếu bạn gặp các triệu chứng như đau đầu dữ dội, đau ngực và tê hoặc ngứa ran ở mặt hoặc cánh tay.

3. Nguyên nhân gây tăng huyết áp buổi sáng

Dưới đây là những nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng tăng huyết áp buổi sáng:

  • Do nhịp sinh học bình thường của cơ thể. Vào buổi sáng, cơ thể giải phóng nhiều hormon như adrenaline và noradrenaline, đây là những hormon giúp bạn tăng năng lượng nhưng cũng đồng thời làm tăng huyết áp;
  • Dùng thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp tạm thời như thuốc chứa steroid được sử dụng trong việc điều trị hen suyễn, bệnh tự miễn, các vấn đề về da hay dị ứng nghiêm trọng. Nếu bạn sử dụng những loại thuốc này vào sáng sớm, huyết áp của bạn có khả năng tăng cao;
  • Sử dụng quá nhiều rượu bia cũng có thể gây tăng huyết áp vào sáng sớm;
Cảnh giác với tăng huyết áp lúc sáng sớm
Sử dụng quá nhiều rượu bia cũng có thể gây tăng huyết áp vào sáng sớm
  • Chứng ngưng thở khi ngủ: Ngưng thở khi ngủ là chứng rối loạn giấc ngủ khiến đường hô hấp trên bị thu hẹp, cơ hô hấp ngừng chuyển động, hơi thở tạm thời dừng lại và thở nông hơn, điều này kéo dài suốt đêm. Ngưng thở khi ngủ gây căng thẳng cho cơ thể, làm tăng mức adrenaline và huyết áp tăng. Các triệu chứng phổ biến nhất của chứng ngưng thở khi ngủ là ngáy to, chất lượng giấc ngủ kém và buồn ngủ quá mức trong ngày.

4. Ai có nguy cơ mắc tăng huyết áp buổi sáng?

5. Phòng ngừa tăng huyết áp buổi sáng như thế nào?

Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà để xác định sớm nguy cơ tăng huyết áp buổi sáng. Huyết áp của bạn nên được kiểm tra vào buổi sáng, khoảng một giờ sau khi thức dậy và vào buổi tối khoảng một giờ trước khi đi ngủ, đo trên cùng một cánh tay mỗi lần. Thực hiện 3 lần đo liên tiếp (cách nhau khoảng 1 phút) sẽ giúp đo chính xác hơn huyết áp "thật" của bạn. Tránh ăn uống, sử dụng cafe, thuốc lá ít nhất 30 phút trước khi đo.

Một lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống bổ dưỡng, tránh thuốc lá và rượu và hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi tăng huyết áp buổi sáng.

Nếu bạn dùng thuốc huyết áp, hãy dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi nhật ký huyết áp tại nhà. Những bước này có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim hoặc mạch máu như đột quỵ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

33K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan