Cần chuẩn bị gì cho cuộc phẫu thuật thay van tim động mạch chủ?

Cần chuẩn bị gì cho cuộc phẫu thuật thay van tim động mạch chủ là câu hỏi quan trọng mà những người sắp thực hiện phẫu thuật nên biết trước. Bài viết sau sẽ cung cấp chi tiết thông tin về các bước chuẩn bị và những gì bệnh nhân lẫn gia đình có thể làm để ca phẫu thuật được thành công.

Bài viết này được viết dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ Nguyễn Văn Dương, chuyên ngành Tim mạch, tại Bệnh viện Vinmec Central Park.

1. Thế nào là phẫu thuật thay van tim động mạch chủ?

Van động mạch chủ là phần nằm giữa tâm thất trái và động mạch chủ, có nhiệm vụ quyết định lượng máu được bơm từ tim vào động mạch chủ. Khi van này mở, máu từ tim sẽ chảy qua động mạch chủ, tiếp tục hành trình cung cấp dưỡng chất và ôxy đến các bộ phận khác của cơ thể. Ngược lại, khi van đóng, nó ngăn chặn dòng máu chảy ngược lại tim, đảm bảo quá trình tuần hoàn máu diễn ra đúng cách.

Phẫu thuật thay van động mạch chủ là một quy trình phẫu thuật phức tạp. Trong đó, bác sĩ sẽ tiến hành đặt một van tim mới để thay thế van động mạch chủ cũ đã bị suy giảm hoặc mất khả năng hoạt động.

2. Cần chuẩn bị gì cho cuộc phẫu thuật thay van tim động mạch chủ?

Trước khi tiến hành phẫu thuật, người bệnh và gia đình cần phải chuẩn bị trước một số điều.

Sau đây sẽ là những hướng dẫn chi tiết hỗ trợ cho quá trình trước và sau khi phẫu thuật thay van tim động mạch chủ diễn ra.

2.1 Xét nghiệm máu và siêu âm tim qua thực quản

Quá trình chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật bao gồm một loạt các bước xét nghiệm máu và siêu âm tim qua thực quản (TEE). Những cuộc xét nghiệm này giúp đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân thông qua những chỉ số huyết học và chức năng sinh hóa cũng như giải phẫu và chức năng van tim. Bác sĩ dựa trên các chỉ số này để kết luận người bệnh có đủ tiêu chuẩn để phẫu thuật hay không.

Bác sĩ dựa trên kết quả xét nghiệm để tư vấn cho bệnh nhân
Bác sĩ dựa trên kết quả xét nghiệm để tư vấn cho bệnh nhân

2.2 Chế độ ăn uống và uống nước

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả của phẫu thuật, bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân không ăn hoặc uống từ nửa đêm trước ngày phẫu thuật. Việc này giúp đảm bảo dạ dày trống rỗng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phẫu thuật. Dạ dày trống rỗng giúp giảm áp lực trong bụng và giảm nguy cơ các vấn đề liên quan đến nôn mửa, đặc biệt là khi bệnh nhân đang ở trong trạng thái gây mê.

Bệnh nhân cần nhịn ăn và uống nước để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật
Bệnh nhân cần nhịn ăn và uống nước để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật

Ngoài ra, quá trình nhịn ăn và uống nước cũng ngăn chặn việc hấp thụ không mong muốn của chất từ dạ dày vào ruột non, giữ cho dạ dày và đường huyết ổn định. Bác sĩ sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về thời gian chính xác mà bệnh nhân nên ngừng ăn và uống trước khi phẫu thuật để tối ưu hóa các điều kiện cơ bản của cơ thể trước khi bắt đầu phẫu thuật..

2.3 Thông tin về thuốc

Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc đánh giá chi tiết về lịch sử y tế của người bệnh để hiểu rõ về mọi loại thuốc, bao gồm cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, và bất kỳ thuốc bổ sung nào bệnh nhân đang sử dụng. Từ đó, bác sĩ đưa ra hướng dẫn ngưng sử dụng một số loại thuốc trước khi phẫu thuật để đảm bảo an toàn và hiệu quả của quá trình can thiệp. Bác sĩ sẽ chỉ định thời điểm chính xác mà người bệnh nên dừng sử dụng mỗi loại thuốc, cân nhắc các phương pháp khác để duy trì sự ổn định của tình trạng sức khỏe trước và sau phẫu thuật.

Cần chuẩn bị gì cho cuộc phẫu thuật thay van tim động mạch chủ? Ngưng các loại thuốc theo hướng dẫn bác sĩ để phẫu thuật thành công
Cần chuẩn bị gì cho cuộc phẫu thuật thay van tim động mạch chủ? Ngưng các loại thuốc theo hướng dẫn bác sĩ để phẫu thuật thành công

Ngoài ra, trong quá trình này, bác sĩ sẽ thảo luận với người bệnh và gia đình về tác dụng phụ có thể xuất hiện khi ngừng sử dụng thuốc, cũng như những lợi ích đối với quá trình phẫu thuật. Điều này giúp tối ưu hóa kết quả phẫu thuật và đảm bảo tình trạng sức khỏe của người bệnh.

2.4 Thuốc giãn mạch và thuốc làm loãng máu

Trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể quyết định kê đơn thuốc giãn mạch nhằm mở rộng mạch máu trong tim. Điều này giúp cải thiện khả năng bơm máu của tim, tăng cường lưu thông máu và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phẫu thuật. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc làm loãng máu có thể được xem xét để ngăn chặn sự hình thành cục máu đông. Bác sĩ sẽ giải thích rõ ràng về mục tiêu cụ thể của việc sử dụng thuốc giãn mạch, lliều lượng phù hợp cũng như thời gian cụ thể bệnh nhân nên sử dụng chúng.

Thuốc giãn mạch thường sẽ được bác sĩ kê đơn để mở rộng mạch máu
Thuốc giãn mạch thường sẽ được bác sĩ kê đơn để mở rộng mạch máu

Ngoài ra, trong quá trình này, bác sĩ sẽ thảo luận với người bệnh và gia đình về tác dụng phụ có thể xuất hiện khi ngừng sử dụng thuốc, cũng như những lợi ích đối với quá trình phẫu thuật. Điều này giúp tối ưu hóa kết quả phẫu thuật và đảm bảo tình trạng sức khỏe của người bệnh.

2.4 Thuốc giãn mạch và thuốc làm loãng máu

Trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể quyết định kê đơn thuốc giãn mạch nhằm mở rộng mạch máu trong tim. Điều này giúp cải thiện khả năng bơm máu của tim, tăng cường lưu thông máu và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phẫu thuật. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc làm loãng máu có thể được xem xét để ngăn chặn sự hình thành cục máu đông. Bác sĩ sẽ giải thích rõ ràng về mục tiêu cụ thể của việc sử dụng thuốc giãn mạch, lliều lượng phù hợp cũng như thời gian cụ thể bệnh nhân nên sử dụng chúng.

Thuốc giãn mạch thường sẽ được bác sĩ kê đơn để mở rộng mạch máu
Thuốc giãn mạch thường sẽ được bác sĩ kê đơn để mở rộng mạch máu

2.5 Kiểm tra nhiễm trùng

Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân. Việc này bao gồm kiểm tra mẫu máu và mô xung quanh vùng phẫu thuật. Kết quả kiểm tra cung cấp thông tin chi tiết về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và đảm bảo không có tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật.

3. Gia đình bệnh nhân cần chuẩn bị gì cho cuộc phẫu thuật thay van động mạch chủ?

Trước quá trình phẫu thuật, người thân và gia đình của bệnh nhân cần:

  • Duy trì liên lạc với bệnh viện, bác sĩ, hỗ trợ người bệnh thực hiện các bước chuẩn bị đã được hướng dẫn.
  • Thường xuyên kiểm tra, đo lường huyết áp, nhịp tim cho bệnh nhân.
  • Sắp xếp người cùng bệnh nhân nhập viện và chăm sóc bệnh nhân trong quá trình hậu phẫu thuật.
  • Đối với bệnh nhân có nhóm máu hiếm, cần chuẩn bị sẵn người cùng nhóm máu để truyền máu trong trường hợp khẩn cấp.
Người thân cần thường xuyên đo nhịp tim cho bệnh nhân để đảm bảo sức khoẻ tiền phẫu thuật
Người thân cần thường xuyên đo nhịp tim cho bệnh nhân để đảm bảo sức khoẻ tiền phẫu thuật

4. Phẫu thuật thay van động mạch chủ diễn ra thế nào?

Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được đưa vào tình trạng gây mê toàn thân để đảm bảo bạn ngủ sâu và không cảm nhận đau đớn trong suốt quá trình phẫu thuật. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật sẽ mổ để tiếp cận trái tim và kết nối nó với một máy bắc cầu tim-phổi. Máy này có nhiệm vụ thay thế chức năng của tim và phổi trong suốt thời gian phẫu thuật, giúp duy trì sự lưu thông máu và ôxy trong cơ thể.

Van động mạch chủ sẽ được tháo ra và thay thế bằng một van sinh học hoặc van cơ học mới. Khi công đoạn thay van hoàn tất, máy bắc cầu tim-phổi sẽ được lấy ra. Khi trái tim cùng phổi bắt đầu hoạt động trở lại, vết mổ trên ngực sẽ được đóng kín bằng dây và mũi khâu để đảm bảo sự hồi phục an toàn cho vùng mổ.

Những thông tin trên là các điều cần chuẩn cho cuộc phẫu thuật thay van tim động mạch chủ đối với bệnh nhân lẫn người thân. Để được tư vấn chi tiết hơn, quý khách vui lòng bấm số HOTLINE. Với nhu cầu đặt lịch khám, xin quý khách liên hệ trực tiếp TẠI ĐÂY hoặc qua ứng dụng MyVinmec.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan