Cách điều trị ngoại tâm thu thất hiệu quả

Ngoại tâm thu thất là một dạng của bệnh lý rối loạn nhịp tim có thể gặp ở người bình thường hoặc trở thành một trong các nguyên nhân gây tử vong cho nhiều người bệnh, nhất là khi có biến chứng tiềm tàng. Các dấu hiệu bệnh có thể gặp: đánh trống ngực, hụt hẫng, bỏ nhịp...Việc phát hiện bệnh lý rối loạn nhịp tim ngoại tâm thu thất để điều trị ngay từ giai đoạn sớm có tầm quan trọng, thu lại kết quả điều trị hiệu quả, nhất là trong việc ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Vậy có những phương pháp nào trong điều trị ngoại tâm thu?

1. Ngoại tâm thu thất là bệnh gì?

Ngoại tâm thu thất là dạng rối loạn nhịp tim hay gặp trên lâm sàng, biểu hiện bởi tình trạng xuất hiện các nhịp đập phụ và nhịp nghỉ bù do tâm thất ( buồng tim phía dưới ) tự động phát nhịp trước khi tâm nhĩ ( buồng tim phía trên) báo hiệu phải co bóp. Kết quả tim co bóp sớm hơn so với khi bình thường. Nhịp tim đập sớm gây phá vỡ nhịp điệu sinh lý bình thường của tim và gây nên cảm giác trống ngực, hụt hẫng, tim bỏ nhịp...

2. Các triệu chứng của bệnh rối loạn nhịp ngoại tâm thu thất

Không phải mọi trường hợp mắc ngoại tâm thu thất đều có triệu chứng hoặc có các triệu chứng rất khó nhận biết. Trường hợp xuất hiện các triệu chứng, người bệnh sẽ thấy các hiện tượng sau đây:

  • Cảm giác hụt hẫng, cảm giác hồi hộp bên trong lồng ngực, người bệnh có cảm giác tim mình đập từng nhịp mạnh bên trong lồng ngực, cảm giác hẫng hụt hoặc có cảm giác tim đang đập rồi ngừng đập và lại đập mạnh trở lại.
  • Choáng váng, toàn thân mệt mỏi, chóng mặt, vì tim không hoàn thành tốt nhiệm vụ bơm máu hiệu quả lên não khiến não thiếu oxy.
  • Ngực trái người bệnh bị đau nguyên nhân có thể do thiếu máu động mạch vành.

3. Điều trị bệnh rối loạn nhịp ngoại tâm thu thất

Ở những người khỏe mạnh, không mắc những bệnh tim mạch nào, bệnh thường vô hại và điều trị ngoại tâm thu thất bằng thuốc là không cần thiết, vì bệnh có thể tự khỏi mà không cần dùng bằng thuốc hay can thiệp nào. Các triệu chứng ngoại tâm thu có thể được kiểm soát thông qua sự thay đổi lối sống cũng như những giải pháp không dùng thuốc khác.

Trường hợp có những bệnh lý nền khác, người bệnh có ngoại tâm thu thất điều trị cần kết hợp thay đổi lối sống, sử dụng thuốc, điều trị bệnh lý nền hoặc cần can thiệp khác nhằm kiểm soát bệnh và hạn chế tần suất xuất hiện bệnh. Phác đồ điều trị ngoại tâm thu thất cần được bác sĩ có chuyên khoa tim mạch chỉ định và hướng dẫn, có thể người bệnh chỉ cần sử dụng 1 phương pháp hoặc kết hợp nhiều phương cách điều trị khác nhau.

3.1. Thuốc Tây y

Các thuốc Tây y tác dụng ức chế ngoại tâm thu thất thường được sử dụng khi bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng hay những triệu chứng bệnh xảy ra thường xuyên. Các nhóm thuốc điều trị ngoại tâm thu này bao gồm:

  • Thuốc điều trị các bệnh lý nền:

Khi ngoại tâm thu thất xuất phát từ những bệnh lý tim mạch khác như bệnh van tim( hẹp, hở các van tim), thiếu máu cơ tim cục bộ, cao huyết áp... Người bệnh cần điều trị thuốc để kiểm soát tốt bệnh nền, điều này giúp giảm những đợt xuất hiện bệnh ngoại tâm thu. Loại thuốc người bệnh cần sử dụng dựa trên loại bệnh, mức độ tổn thương bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh cụ thể.

Nếu người bệnh đang sử dụng các thuốc lợi tiểu, thuốc Cocain, thuốc cường giao cảm... Người bệnh nên trao đổi lại với bác sĩ, nguyên nhân khi sử dụng các thuốc này có thể làm cơn ngoại tâm thu thất xuất hiện.

  • Thuốc chống rối loạn nhịp tim

Các thuốc được chỉ định trong điều trị ngoại tâm thất bao gồm:

  • Thuốc chống loạn nhịp nhóm III có tên Amiodaron là lựa chọn đầu tay trong điều trị bệnh: Amiodarone tác dụng giảm số lượng và mức độ nguy hiểm của bệnh ngoại tâm thu thất. Thuốc được sử dụng cho người bệnh xuất hiện ngoại tâm thu thất sau cơn nhồi máu cơ tim, trong gắng sức, bệnh viêm cơ tim mạn tính, suy giảm chức năng tim, trong bệnh mạch vành ổn định. Thuốc cũng được sử dụng khi người bệnh không đáp ứng với những thuốc điều trị khác.
  • Thuốc chẹn beta: Thuốc điều trị và giảm mức độ nguy hiểm của ngoại tâm thất ở người bệnh có bệnh mạch vành sau phẫu thuật bắc cầu, nhồi máu cơ tim và sa van hai lá, bệnh lý xảy ra do gắng sức. Những thuốc ức chế beta được sử dụng bao gồm: Metoprolol, Pindolol, Atenolol, Propranolol.
  • Thuốc chẹn canxi: Thuốc được sử dụng khi ngoại tâm thất thu gây ra do nguyên nhân thiếu máu cấp do co thắt hệ động mạch vành. Thuốc nhóm ức chế canxi thường dùng là thuốc Diltiazem.
  • Thuốc nhóm IA: Các thuốc của nhóm điều trị này bao gồm: Disopyramide và Lidocaine. Thuốc Disopyramide được chỉ định điều trị cho người bệnh không mắc bệnh tim, bệnh cơ tim phì đại. Thuốc Lidocaine thường được sử dụng trong các trường hợp cấp cứu bằng cách tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, đặc biệt do nhồi máu cơ tim.

3.2. Nhóm thuốc nam điều trị rối loạn nhịp ngoại tâm thu thất

Cùng với các thuốc Tây y, trong những năm gần đây, những thảo dược đông y, các cây thuốc nam có tác dụng điều trị hiệu quả và an toàn chứng ngoại tâm thu thất cũng được các người bệnh quan tâm và sử dụng. Người bệnh có thể yên tâm sử dụng khi được các bác sĩ có kinh nghiệm kê đơn và sử dụng lâu dài giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Mỗi thảo dược có những dược tính và điểm mạnh riêng. Có thảo dược làm tăng lưu thông máu, giúp cải thiện khả năng bơm, tống máu của tim nhằm kiểm soát những bệnh lý nền gây rối loạn ngoại tâm thu. Tác dụng khác của các thảo dược giúp ổn định nhịp tim, tim đập đều đặn và giảm thiểu những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

3.3. Phương pháp đốt điện tim điều trị ngoại tâm thu thất

Phương pháp này được chỉ định khi:

  • Người bệnh có rối loạn nhịp ngoại tâm thu thất khi thuốc và những phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả.
  • Trường hợp người bệnh có ngoại tâm thu thất dày kết hợp với chứng rối loạn co bóp tâm thất hoặc khi số lượng ngoại tâm thu thất nhiều hơn 10.000 nhịp trong 24 giờ.

Tỷ lệ thành công của phương pháp đốt điện tim là trên 90%, tỷ lệ tái phát bệnh thấp. Người bệnh sau khi thực hiện phương pháp đốt điện tim này có thể quay trở về cuộc sống bình thường. Tuy nhiên cách điều trị này không ngăn ngừa được sự hình thành các ổ loạn nhịp khác trong tim.

3.4. Cấy máy khử rung tim điều trị ngoại tâm thu

Đây là phương pháp điều trị cuối cùng khi vấn đề điều trị bằng đốt điện tim và dùng thuốc không còn hiệu quả. Người bệnh sẽ được phẫu thuật cấy máy khử rung tim chạy bằng pin ICD vào trong lồng ngực. Khi phát hiện có nhịp tim bất thường, thiết bị này sẽ tạo xung điện nhằm khôi phục lại nhịp tim bình thường.

3.5. Thảo dược điều trị bệnh rối loạn nhịp ngoại tâm thu thất

Ngoài các phương pháp điều trị rối loạn nhịp ngoại tâm thu thất kể trên, việc sử dụng các sản phẩm từ thảo dược có chứa thành phần Khổ sâm cũng mang lại hiệu quả giúp cải thiện triệu chứng, phòng ngừa biến chứng hiệu quả. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, Khổ sâm có tác dụng giúp ổn định nhịp tim, giảm tim bỏ nhịp, hụt hẫng, hồi hộp, trống ngực, khó thở, mệt mỏi... do ngoại tâm thu. Nghiên cứu trên Tạp chí Tim mạch Lâm sàng Trung Quốc trên 220 bệnh nhân ngoại tâm thu cho thấy, hiệu quả chống loạn nhịp của sophocarpine đạt 89,7%. Ngoài ra, ưu điểm của Khổ sâm là an toàn, không gây hạ nhịp tim quá mức hay co thắt phế quản. Vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể an tâm sử dụng và kiên trì để đạt được hiệu quả tối ưu.

3.6. Thực hiện lối sống khoa học và lành mạnh

Rất nhiều các trường hợp người bệnh có ngoại tâm thu thất liên quan trực tiếp đến lối sống không lành mạnh. Vì thế, khi thay đổi lối sống là một phương pháp điều trị quan trọng, giúp tăng hiệu quả và duy trì quá trình điều trị bệnh. Người bệnh có rối loạn nhịp ngoại tâm thu thất nên:

  • Lựa chọn chế độ dinh dưỡng có lợi cho hệ tim mạch: Ăn nhiều rau có màu xanh thẫm, ăn thêm hoa quả tươi, hạn chế sử dụng nhóm chất béo không lành mạnh. Hạn chế tổng lượng muối ăn trong ngày dưới 5g.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn: Những bài tập được chứng minh có lợi cho tim mạch bao gồm đi bộ, yoga, đạp xe, bơi lội... Người bệnh hãy dành 30 phút một ngày để thực hiện những bài tập này để làm giảm ảnh hưởng của những bệnh lý tim mạch trong đó có ngoại tâm thu thất.
  • Duy trì thể chất, cân nặng hợp lý: Béo phì là nguyên nhân gây gia tăng gánh nặng cho tim và nguy cơ mắc những bệnh lý tim mạch. Người bệnh có rối loạn nhịp tim ngoại tâm thu bị béo phì cần giảm cân, duy trì cân nặng phù hợp.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: giảm tối đa lượng chất rượu, bia, caffeine và thuốc lá. Bởi việc sử dụng những chất kích thích có thể là nguyên nhân kích hoạt cơn ngoại tâm thu thất.
  • Kiểm soát tâm lý: giảm căng thẳng và mệt mỏi, giúp cơ thể thoải mái, thư giãn sẽ giúp giảm tần suất xuất hiện những cơn ngoại tâm thu thất.

Trên đây là thông tin bài viết được Vinmec về những phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim dạng ngoại tâm thu thất. Để kết quả điều trị bệnh là cao nhất, việc xác định nguyên nhân gây khởi phát bệnh, các bệnh lý đi kèm, thể trạng người bệnh, thói quen sinh hoạt là các yếu tố giúp tiên lượng điều trị. Nếu ngoại tâm thu thất xuất hiện thoáng qua, lành tính, người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm. Trường hợp bệnh thật sự có thể diễn biến bất thường, gây biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên tuân thủ điều trị về thuốc và các biện pháp hỗ trợ để vượt qua những cơn ngoại tâm thu thất an toàn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

521 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan