Cách chăm sóc bệnh nhân suy tim và những hoạt động hạn chế cho người bệnh

Suy tim là một căn bệnh dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Có rất nhiều yếu tố thúc đẩy suy tim mà có thể bạn chưa biết, vậy hãy cùng điểm qua những hoạt động tập luyện chính mà người mắc bệnh này nên tránh.

1. Bệnh suy tim là gì?

Suy tim là trạng thái tim không có khả năng bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu hoạt động của cơ thể. Điều này ảnh hưởng đến người bệnh nghiêm trọng, khiến bệnh nhân thường khó thở, đau ngực, mệt mỏi, ho và phù nề, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của mỗi người. Bệnh nhân suy tim phải đối mặt với nhiều nguy cơ nguy hiểm đe dọa tính mạng.

Bệnh suy tim có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm
Bệnh suy tim có thể để lại hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị sớm

Một lối sống khỏe mạnh, bao gồm duy trì thể dục thể chất, thực hiện kế hoạch ăn uống phù hợp cho tim (chẳng hạn như chế độ ăn Địa Trung Hải - tăng các thực phẩm có lợi cho sức khỏe như cá, rau, củ, trái cây, đậu và ngũ cốc nguyên hạt và cắt giảm thịt đỏ, các sản phẩm từ sữa, đồ ngọt), duy trì cân nặng phù hợp và không sử dụng thuốc lá có thể có tác động tích cực để có thể hỗ trợ quá trình chữa suy tim tốt nhất cho người bệnh.

Suy tim có thể khiến bạn cảm thấy khó thở và mệt mỏi, thậm chí là kiệt sức. Theo Susan Eriksen, nhà vật lý trị liệu, người đã giúp thành lập Đơn vị Suy tim tại Bệnh viện St George ở London, cho biết: “Nếu bạn bị suy tim, việc khiến bản thân hơi khó thở và mệt mỏi khi tập thể dục có thể là điều rất đáng sợ và nguy hiểm. Trước đây, những người bị suy tim được thông báo rằng họ cần được nghỉ ngơi. Nhưng bây giờ chúng tôi biết việc duy trì hoạt động thể thao và vận động đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích cho người suy tim”.

Tại sao tập thể dục lại tốt cho bệnh suy tim?

Tập thể dục khi bạn bị suy tim có thể làm giảm nguy cơ nhập viện. Gill Farthing, y tá tại Bệnh viện Hampshire NHS Foundation Trust, cho biết: “Nếu bạn luôn vận động cơ thể, bạn sẽ giúp các nhóm cơ và phổi hoạt động tốt hơn, từ đó giảm căng thẳng cho tim mạch”.

2. Cách chăm sóc bệnh nhân suy tim và những hoạt động hạn chế cho người bệnh

2.1 Các bài tập cần tránh tập gắng sức

Các bài tập và hoạt động liên quan đến việc xây dựng cơ bắp cần tránh nhất bao gồm:

● Chống đẩy và ngồi dậy/gập bụng

● Bài tập plank

● Bài tập cầu mông

● Bài tập dùng dây kháng lực

● Cử tạ (tất cả loại tạ)

Tránh các bài tập gắng sức để giảm áp lực lên tim mạch của người bệnh suy tim
Tránh các bài tập gắng sức để giảm áp lực lên tim mạch của người bệnh suy tim

Những bài tập này làm tăng huyết áp và thiếu oxy trong máu. Vì vậy, những người bị suy tim, rối loạn nhịp tim hoặc hẹp động mạch chủ nặng nên không bao giờ thực hiện các bài tập này.

Ngoài ra, bạn cũng không nên tập thể dục vào những ngày bạn không khỏe hoặc cảm thấy mệt mỏi, khó thở hơn bình thường. Nếu bạn thấy các hoạt động nhẹ ngày càng khó khăn hơn, hãy chia sẻ và lấy ý kiến với chuyên gia y tế.

2.2 Các bài tập nên thử qua và tăng dần cường độ

Dưới sự giám sát của các chuyên gia, bạn sẽ biết được những bài tập nào an toàn và phù hợp với bệnh suy tim. Các nghiên cứu cho thấy rằng các bệnh nhân có thể tự tin để tập luyện thể thao an toàn tại nhà trước, sau đó có thể tăng cường thêm các bài tập ngoài trời khác.

Một khi bạn được bác sĩ cho phép, hãy bắt đầu chậm trước ở các mức thoải mái nhất và tăng dần theo từng ngày ở cả thời gian và cường độ luyện tập, đặc biệt theo dõi sát tình trạng sức khỏe của bản thân. Các động tác giãn cơ linh hoạt như:

Yoga/Thái cực quyền:

Thái cực quyền và yoga đặc biệt phù hợp với bệnh nhân suy tim cao tuổi, có thể tác động tích cực đến hệ tim mạch và sức khỏe nói chung mà không cần tốn nhiều sức lực của người bệnh.

Yoga và thái cực quyền là các bài tập lý tưởng nhất
Yoga và thái cực quyền là các bài tập lý tưởng nhất

Đi bộ:

Đây là hình thức tập thể dục đơn giản và dễ dàng nhất dành cho bệnh nhân suy tim. Tập đi bộ nhanh hơn bình thường một chút hoặc chạy bộ để tăng nhịp tim. Sau đó bạn có thể bình tĩnh và thử đi nhanh hơn tăng dần theo từng ngày. Hãy tập đi bộ những quãng đường ngắn trong ngày và tăng dần thời gian cũng như khoảng cách đến mức bạn thấy thoải mái nhất.

di bo

Bài tập giãn các nhóm cơ:

Các bài tập giãn cơ không có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tim mạch. Đổi lại, bạn sẽ cải thiện khả năng giữ thăng bằng và khả năng vận động cũng như sức khỏe cơ và khớp. Ngoài ra, tập thể dục nhịp điệu, chạy bộ nhẹ tại chỗ và đạp xe cũng sẽ cải thiện lưu lượng máu và khả năng sử dụng oxy của cơ thể.

3. Một số lưu ý tập thể dục cho người bệnh suy tim

Hãy ngừng tập thể dục nếu bạn cảm thấy đang đánh trống ngực (cảm giác như tim đang đập thình thịch hoặc lỡ nhịp), khó thở cực độ hoặc choáng váng. Nếu bạn hết năng lượng, bạn cũng có thể cần phải dừng lại. Bạn sẽ phải trả giá vào ngày hôm sau nếu cố gắng quá sức đấy.

Ngừng tập thể dục ngay khi cảm thấy đau ngực hay khó thở
Ngừng tập thể dục ngay khi cảm thấy đau ngực hay khó thở

3.1 Đừng cố gắng quá sức

Việc sử dụng thang đo Borg có thể hữu ích, một cách để đánh giá về mức độ nỗ lực của người tập cũng như đảm bảo an toàn cho bản thân trước bệnh suy tim.

Mức 0 là ngồi không làm gì, và 10 là kiệt sức – hãy tập ở 'cường độ vừa phải', chỉ dùng sức ở đâu đó ở giữa mức 5, nơi bạn cảm thấy hơi nóng cơ thể một chút, thở mạnh hơn một chút nhưng bạn vẫn có thể để nói chuyện trong khi tập thể dục.

3.2 Khởi động trước khi tập và thư giãn sau khi tập

Việc hạ nhiệt chậm là đặc biệt quan trọng. Dĩ nhiên không ai khuyên bạn nên nằm nghỉ ngay sau khi tập thể dục. Nếu bạn đã tập đứng, hãy thực hiện vài động tác giãn cơ; nếu bạn đã tập thể dục trong khi ngồi, hãy gõ nhẹ ngón chân để nhịp tim của bạn giảm dần.

Người bệnh suy tim nên khởi động kĩ và nghỉ ngơi phù hợp sau quá trình luyện tập
Người bệnh suy tim nên khởi động kĩ và nghỉ ngơi phù hợp sau quá trình luyện tập

3.3 Giữ thói quen tập thể dục đều đặn

Hướng dẫn tiêu chuẩn gợi ý rằng bạn nên hoạt động thể chất 150 phút với cường độ vừa phải mỗi tuần. Nhưng điều này có thể mở rộng hay thu hẹp tùy theo tình hình sức khỏe của mỗi người. Bạn có thể thực hiện vài buổi tập kéo dài 5-10 phút trong suốt một ngày và có một số hoạt động sẽ tốt hơn là không có hoạt động nào.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

15 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan