Các yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành, quan trọng nhưng thường không được quan tâm?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các bác sĩ tại Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành là LDL cholesterol cao, huyết áp cao, tiền sử gia đình, tiểu đường, hút thuốc lá, béo phì, phụ nữ sau mãn kinh và nam giới trên 45 tuổi. Ngoài ra, còn có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh mạch vành khác nhưng nhiều người thường chủ quan, không quan tâm đến sức khỏe nên bệnh mạch vành đã thường chuyển sang thể mãn tính, khó điều trị và phục hồi.

1. Các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành

Bệnh động mạch vành thường là do xơ vữa động mạch. Đây là một tình trạng nghiêm trọng do các mảng bám tích tụ trong lòng động mạch vành. Thực tế, chúng là những mạch máu trơn tru và đàn hồi, mang máu giàu oxy đến tim. Nhưng khi có mảng bám mỏng xơ vữa tích tụ lên thành trong, động mạch có thể trở nên cứng và hẹp lại. Điều này làm chậm và giảm lưu lượng máu đến cơ tim, do đó tim không nhận được lượng oxy cần thiết. Các mảng bám cũng có thể bị nứt vỡ, dẫn đến đau tim hoặc đột tử do tim.

Một vài yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành có thể thay đổi được, số khác thì không. Cụ thể, các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành có thể thay đổi được bao gồm:

  • Thừa cân hoặc béo phì
  • Bệnh tiểu đường
  • Huyết áp cao và cholesterol cao
  • Thường xuyên căng thẳng
  • Ít hoạt động thể chất
  • Người có tiền sử hút thuốc hoặc hít phải khói thuốc
  • Người có chế độ ăn uống không lành mạnh, bao gồm nhiều thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa, muối và đường.

Các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành không thể thay đổi được bao gồm:

  • Tuổi cao, đặc biệt là trên 65 tuổi
  • Tiền sử gia đình, đặc biệt nếu có người thân bị bệnh tim khi còn trẻ
  • Giới tính: Nam giới dưới 70 tuổi có nguy cơ bị đau tim cao hơn và mắc bệnh sớm hơn so với nữ giới
  • Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người thuộc các chủng tộc khác vì họ thường có huyết áp cao hơn. Người châu Á và gốc Tây Ban Nha có tỷ lệ béo phì và tiểu đường cao hơn, do đó cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim.

Trong đó, béo phì là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với tử vong do mọi nguyên nhân. Đây là một rối loạn chuyển hóa liên quan đến các bệnh đi kèm như bệnh mạch vành, tiểu đường loại 2, tăng huyết áp và ngưng thở khi ngủ. Khi mô mỡ thừa tích tụ, quá trình trao đổi chất và chức năng của tim sẽ có những thay đổi. Một nghiên cứu gần đây cho biết chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn trong thời thơ ấu có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở tuổi trưởng thành.

XEM THÊM: Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch vành

Béo phì
Người béo phì thường tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành

2. Cơ chế gây ra bệnh mạch vành của các yếu tố nguy cơ

Các chuyên gia cho rằng bệnh mạch vành bắt đầu với tổn thương lớp bên trong của mình vành. Tổn thương này thậm chí có thể xảy ra ở một đứa trẻ. Mảng bám bắt đầu tích tụ dọc theo thành mạch máu từ khi bạn còn trẻ đến khi già đi.

Theo thời gian, khi động mạch vành bị hẹp, tim có thể phát triển thêm các mạch máu mới xung quanh nhằm đảm bảo cung cấp đủ máu đến cơ tim. Nhưng nếu bạn đang gắng sức hoặc căng thẳng, các mạch mới không thể mang đủ máu giàu oxy đến tim.

  • Trong trường hợp mảng xơ rữa bị vỡ, cục máu đông có thể chặn nguồn cung cấp máu cho cơ tim, gây ra một cơn đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim
  • Nếu mạch máu đến não bị tắc nghẽn do cục máu đông, bạn có thể bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
  • Nếu một mạch máu trong não bị vỡ do huyết áp cao, bạn có thể bị đột quỵ do xuất huyết.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mỗi ngày dùng aspirin liều thấp có thể giúp ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ ở người từ 50 tuổi trở lên và có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng aspirin liều thấp do nguy cơ chảy máu khi dùng thuốc.

cục máu đông tại buồng tim
Cục máu đông xuất hiện chặn nguồn cung cấp máu cho cơ tim, gây ra một cơn đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim

3. Có thể dự phòng bệnh mạch vành sớm được không và bằng cách nào?

Thay đổi lối sống là một trong những yêu cầu quan trọng khi điều trị bệnh động mạch vành. Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá. Ăn ít thực phẩm chế biến sẵn và chuyển sang chế độ ăn ít chất béo bão hòa, ít mặn và ít đường. Kiểm soát lượng đường trong máu nếu bạn mắc bệnh tiểu đường. Tập thể dục thường xuyên dưới sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe nhằm chọn đúng loại hình hoạt động phù hợp.

Nếu thay đổi lối sống là không đủ, bệnh nhân có thể cần dùng thuốc tùy thuộc vào tình trạng bệnh hiện tại. Một số loại thuốc được kê đơn cho người bệnh động mạch vành bao gồm: aspirin, thuốc giúp giảm cholesterol, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn canxi, ranolazine, thuốc gây ức chế hệ renin- angiotensin.

Ngoài ra, còn có những cách phổ biến khác để điều trị bệnh mạch vành nặng hơn, bao gồm nong mạch bằng bóng, đặt stent và phẫu thuật bắc cầu động mạch vành. Tất cả những phương pháp điều trị này đều tăng cường cung cấp máu cho tim của bạn, nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh mạch vành.

XEM THÊM: Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Giải pháp điều trị bệnh mạch vành hiệu quả

Phục hồi chức năng tim cũng là một phần quan trọng sau khi điều trị bệnh mạch vành hoặc các vấn đề tim khác. Nghiên cứu cho thấy chăm sóc và theo dõi sức khỏe đúng cách có thể làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim và các vấn đề về tim trong tương lai. Bệnh nhân sẽ được các nhân viên y tế hướng dẫn:

  • Tập thể dục và vận động
  • Thông tin về lối sống lành mạnh, bao gồm lựa chọn thực phẩm, uống thuốc đúng cách và những thay đổi khác
  • Bỏ thuốc lá
  • Kiểm soát huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu
  • Tránh rượu, hoặc ít nhất là cắt giảm
  • Giữ cân nặng hợp lý
  • Tư vấn để giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ rất tốt cho người mắc bệnh ung thư vú
Việc tập luyện đều đặn có thể phòng ngừa bệnh động mạch vành

Tóm lại, xơ vữa động mạch phát triển trong nhiều năm và thường tiến triển theo thời gian, làm xuất hiện các triệu chứng ở tuổi trung niên. Nguy cơ phát triển bệnh mạch vành tăng theo tuổi, và tiền sử gia đình mắc bệnh tim sớm cũng là một yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành. Nhiều yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành liên quan đến lối sống, do đó việc thay đổi lối sống và dùng liệu pháp điều trị bằng thuốc dự phòng là rất quan trọng để phòng ngừa các bệnh tim mạch và tử vong.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám và điều trị các bệnh lý tim mạch, hiện nay Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã trở thành một trong các trung tâm chăm sóc sức khỏe lớn, có khả năng thăm khám, sàng lọc và điều trị nhiều bệnh lý tim mạch, trong đó có bệnh mạch vành. Do đó, nếu người bệnh có biểu hiện hoặc có các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành cần sớm đến các trung tâm Tim mạch lớn như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám, sàng lọc và điều trị trước khi bệnh trở nên nghiêm trọng.

Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe tim mạch nói chung và phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh lý tim mạch, khách hàng có thể đăng ký Gói Sàng lọc Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec. Gói khám giúp phát hiện sớm nhất các vấn đề của tim mạch thông qua các xét nghiệm và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất. Gói khám dành cho mọi độ tuổi, giới tính và đặc biệt rất cần thiết cho những người có yếu tố nguy cơ mắc bệnh mạch vành.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: heart.org, .ncbi.nlm.nih.gov, .webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan