Bệnh viêm cơ tim có chữa khỏi không?

Viêm cơ tim là 1 bệnh lý nhiễm trùng cấp tính hay mạn tính ở cơ tim với tính chất diễn biến phức tạp và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh viêm cơ tim có chữa được không và có những phương pháp nào được áp dụng trong việc chẩn đoán bệnh lý này ?

1. Viêm cơ tim là bệnh gì?

Viêm cơ tim là 1 bệnh lý tim mạch biểu hiện qua tình trạng viêm kèm hoại tử các tế bào cơ tim. Hình ảnh giải phẫu bệnh điển hình là hình ảnh xâm nhiễm các yếu tố gây viêm vào cơ tim.

Cơ chế viêm cơ tim hiện vẫn đang được nghiên cứu. Tuy nhiên hầu hết các đồng thuận trên thế giới cho rằng cơ tim bị tổn thương trực tiếp do các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn hay nấm. Sau đó là đáp ứng miễn dịch của tế bào cơ tim, thu hút các yếu tố viêm vào tế bào cơ tim, góp phần cho tình trạng tổn thương cơ tim.

2. Nguyên nhân bệnh viêm cơ tim:

Một số yếu tố được cho là nguyên nhân gây viêm cơ tim gồm:

3. Chẩn đoán viêm cơ tim

3.1. Triệu chứng lâm sàng

Người mắc bệnh viêm cơ tim sẽ có triệu chứng sau:

  • Sốt từ nhẹ đến cao 39 – 41 độ C.
  • Mệt mỏi toàn thân, đau cơ khớp.
  • Hoa mắt, chóng mặt và ngất xỉu.
  • Đau ngực (có thể nhầm với nhồi máu cơ tim), khó thở khi gắng sức.
  • Loạn nhịp tim hoặc nhịp tim nhanh.
  • Nghe tim: Tiếng tim mờ, có thể mờ tiếng T1 hoặc cả T1, T2. Tiếng ngựa phi có thể nghe thấy, tiếng thổi tâm thu ở mỏm tim.
  • Các triệu chứng của suy tim có thể xuất hiện nếu đã có biến chứng.

3.2. Cận lâm sàng

  • Điện tâm đồ
  • Các rối loạn dẫn truyền nhĩ - thất: Block nhĩ thất, rối loạn dẫn truyền trong thất và block nhánh bó His.
  • Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim thường nhanh hoặc chậm. Ngoại tâm thu ở nhĩ hoặc thất, rung nhĩ, các rối loạn nhịp khác...
  • Đoạn ST chênh lên hoặc chênh xuống, sóng T dẹt, QRS biên độ thấp.
  • Siêu âm tim
  • Vận động của thành tim giảm.
  • Các buồng tim có thể giãn, giảm chức năng tâm thu, tâm trương thất trái.
  • Hở cơ năng các van tim.
  • Có thể xuất hiện cục máu đông ở thành tim.
  • Hình ảnh tràn dịch màng ngoài tim.
  • X-quang ngực thẳng
  • Bóng tim có thể to.
  • Dấu hiệu ứ trệ tuần hoàn phổi.
  • Xét nghiệm máu
  • Đánh giá tình trạng viêm, nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm men tim, NT-Pro BNP.
  • Xét nghiệm tìm vi khuẩn hoặc kháng thể virus.
  • Sinh thiết cơ tim.

4. Bệnh viêm cơ tim có chữa khỏi được không?

4.1. Điều trị nội khoa

  • Corticosteroids: Thuốc ức chế miễn dịch, được sử dụng để điều trị viêm cơ tim do virus hiếm gặp như viêm cơ tim tế bào khổng lồ hay bạch cầu ái toan.
  • Thuốc điều trị suy tim do viêm cơ tim: Sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển (ACE), thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (ARB)... giúp giảm dịch cơ thể, giảm huyết áp và giảm áp lực cho tim.
  • Các thuốc điều trị loạn nhịp tim: Có thể dùng thuốc để kiểm soát nhịp tim đồng thời giảm nguy cơ hình thành cục máu đông trong tim.
  • Điều trị đặc hiệu: Sử dụng kháng sinh hoặc các thuốc kháng virus cho từng tác nhân khác nhau. Có thể thực hiện kháng sinh đồ hoặc sinh thiết cơ tim trước khi điều trị.

Viêm cơ tim có tự khỏi không phụ thuộc vào đáp ứng cơ thể bệnh nhân đối với các tác nhân gây bệnh. Một số nghiên cứu đã báo cáo về một số trường hợp viêm cơ tim có thể tự khỏi, tuy nhiên con số này rất ít và không có ý nghĩa trên lâm sàng. Một số bệnh nhân bị viêm cơ tim có thể chỉ cần dùng thuốc trong vài tháng và sau đó có thể hồi phục hoàn toàn. Một số bệnh nhân khác có thể bị tổn thương tim vĩnh viễn và cần dùng thuốc suốt đời.

4.2. Điều trị ngoại khoa

Các trường hợp viêm cơ tim nặng hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa có thể được chỉ định thực hiện các phương pháp điều trị ngoại khoa.

  • Thiết bị hỗ trợ tâm thất (VAD): Giúp bơm máu từ các tâm thất của tim đến phần còn lại của cơ thể, thường được chỉ định cho những trường hợp viêm cơ tim có biến chứng cơ tim. Thiết bị này có thể được sử dụng để hỗ trợ tim hoạt động trong khi chờ đợi các phương pháp điều trị khác như ghép tim.
  • Đặt bóng đối xung động mạch chủ: Thiết bị giúp tăng lưu lượng máu và giảm áp lực cho tim.
  • Thiết bị trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể (ECMO): Máy ECMO hoạt động giống như phổi ngoài cơ thể, giúp loại bỏ carbon dioxide và vận chuyển oxy vào máu. Chạy ECMO thường chỉ định cho những bệnh nhân suy tim nặng, hỗ trợ tim khi đang chờ đợi ghép tim mới.
  • Ghép tim: Có thể cần ghép tim cho bệnh nhân viêm cơ tim rất nặng, suy tim nặng và không đáp ứng với tất cả các phương pháp điều trị trên.

4.4. Biến chứng

Các biến chứng của viêm cơ tim có thể bao gồm:

  • Suy tim: Các tác nhân gây bệnh có thể làm tổn thương cơ tim, làm tim không thể bơm máu tốt như trước.
  • Nhồi máu cơ tim, đột quỵ: Các tác nhân gây bệnh viêm cơ tim gây tổn thương tim, tim lúc này không thể bơm máu tốt, máu tích tụ trong tim làm tăng tỷ lệ hình thành cục máu đông. Nhồi máu cơ tim sẽ xảy ra nếu cục máu đông làm tắc nghẽn các động mạch mạch vành. Ngoài ra, đột quỵ có thể xảy ra nếu cục máu đông di chuyển đến và làm tắc mạch máu não.
  • Nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim: Các tác nhân gây viêm cơ tim làm thay đổi nhịp đập của tim, gây loạn nhịp tim. Các rối loạn nhịp tim có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim, vì tình trạng này có thể góp phần hình thành cục máu đông.
  • Đột tử do tim: Một số rối loạn nhịp tim ở các bệnh nhân bị viêm cơ tim nghiêm trọng có thể khiến tim họ ngừng đập đột ngột. Biến chứng này có thể gây tử vong trong thời gian ngắn nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.

5. Dự phòng

Phòng ngừa viêm cơ tim bằng cách:

  • Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh đặc biệt là những người bị bệnh cúm hoặc bệnh đường hô hấp khác cho đến khi các bệnh nhân này khỏi bệnh. Các bệnh nhân có triệu chứng của nhiễm virus, vi khuẩn hoặc các tác nhân khác nên cố gắng tránh để người khác tiếp xúc.
  • Rửa tay thường xuyên, kể cả trong những hoạt động thường ngày là một trong những cách tốt nhất để tránh các những tác nhân gây bệnh và lây lan bệnh tật.
  • Tránh các hành vi làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh như thực hiện tình dục an toàn, không sử dụng ma túy bất hợp pháp.
  • Thực hiện tiêm Vaccin: Khuyến cáo thực hiện tiêm phòng một số loại vaccin chống lại COVID-19, cúm và rubella, những tác nhân gây viêm cơ tim. Tuy nhiên, hiện nay đã có báo cáo về một số ca bệnh bị viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim cấp sau khi tiêm vắc-xin COVID-19. Tuy nhiên biến chứng này rất hiếm gặp. Vì vậy, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện tiêm bất kỳ loại vacxin nào.

Bệnh viêm cơ tim là một bệnh lý tim mạch do nhiễm trùng gây tổn thương cơ tim, với những biến chứng nguy hiểm và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Bệnh nhân và người thân cần thực hiện kiểm tra sức khỏe thường xuyên tại các cơ sở khám chữa bệnh, để kịp thời phát hiện sớm và điều trị bệnh lý này, nhằm dự phòng được các biến chứng trầm trọng và giảm thiểu nguy cơ tử vong.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan