Bệnh tiểu đường có ảnh hưởng phát hiện nhồi máu cơ tim không?

Các triệu chứng cơ bản giúp phát hiện nhồi máu cơ tim từ sớm sẽ gặp khó khăn hơn ở những bệnh nhân tiểu đường, do đó, người bệnh cần tìm hiểu và có hướng phòng ngừa hai bệnh lý này cùng lúc.

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, có thể bạn đã biết rằng nó sẽ gây tổn thương cho hệ thần kinh. Tuy nhiên, điều mà bạn chưa nhận ra là bệnh thần kinh liên quan đến tiểu đường đôi khi sẽ che giấu các dấu hiệu của bệnh tim hoặc làm cho bạn bỏ qua các biểu hiện của nhồi máu cơ tim và cơn đau tim.

Bệnh nhân tiểu đường thường khó có thể phát hiện nhồi máu cơ tim và các biểu hiện từ sớm được
Bệnh nhân tiểu đường thường khó có thể phát hiện nhồi máu cơ tim và các biểu hiện từ sớm được

Hơn 2/3 số người mắc bệnh tiểu đường sẽ đối mặt với một dạng bệnh lý thần kinh nào đó. Loại phổ biến nhất là tổn thương dây thần kinh ngoại biên, gây ra tê, ngứa hoặc yếu ở tay và chân. Tuy nhiên, có một loại bệnh lý thần kinh nghiêm trọng hơn có thể gây tổn thương cho các dây thần kinh dẫn đến tim, bàng quang, ruột và mạch máu - đó là bệnh thần kinh tự trị. Các nghiên cứu đã giải thích rằng khi xảy ra điều này, cơ thể đôi khi không thể điều chỉnh các chức năng như đi tiểu hoặc cảm nhận đau ở những vùng này.

Điều này trở nên đặc biệt quan trọng nếu bạn mắc bệnh tiểu đường. Bạn không chỉ đối mặt với nguy cơ cao hơn về bệnh lý thần kinh mà còn có khả năng mắc bệnh tim cao hơn. Nếu bệnh lý thần kinh ảnh hưởng đến dây thần kinh dẫn đến tim, bạn có thể không nhận thấy các triệu chứng của bệnh tim như đau ngực.

1. Cách phát hiện nhồi máu cơ tim liên quan đến bệnh tiểu đường

Chăm sóc cho cơ thể khi mắc bệnh tiểu đường là điều rất quan trọng. Hãy học cách lắng nghe cẩn thận và hành động theo những gì cơ thể của bạn đang cố gắng truyền đạt. Nếu bạn trải qua bất kỳ triệu chứng nào có thể liên quan đến cơn đau tim, hãy ngay lập tức trao đổi với bác sĩ. Đừng chờ đợi để xem liệu cơn đau có giảm nhẹ hay không. Ví dụ, khó tiêu có thể là một dấu hiệu của cơn đau tim và nó có thể không kéo dài lâu.

Đối với những người mắc bệnh thần kinh, những triệu chứng có thể khác biệt và không rõ ràng như đối với những người khác. Hãy chú ý đến mọi dấu hiệu của cơn đau tim, bao gồm:

  • Đau ngực hoặc cảm giác căng tức thượng vị, khó tiêu.
  • Buồn nôn.
  • Ợ nóng.
  • Cứng hàm, đau cổ, hoặc vai trái, đặc biệt là đối với phụ nữ.
  • Khó thở khi không gắng sức.
  • Chóng mặt.
  • Đổ mồ hôi khi không gắng sức.

2. Bệnh nhồi máu cơ tim cấp là gì?

Nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng mà cơ tim không nhận đủ máu nuôi dưỡng do nhiều nguyên nhân, dẫn đến hoại tử mô cơ tim. Đây là một bệnh lý với tỷ lệ tử vong cao, với 25% bệnh nhân phát hiện bệnh nhồi máu cơ tim qua giai đoạn cấp tính, thường xảy ra trước khi họ có thể nhận được sự chăm sóc y tế.

Các bệnh nhân cần tập trung điều trị song song cả bệnh tim mạch lẫn tiểu đường cùng lúc
Các bệnh nhân cần tập trung điều trị song song cả bệnh tim mạch lẫn tiểu đường cùng lúc

Ngoài ra, nhóm bệnh nhân được nhập viện để điều trị cũng đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như rối loạn nhịp tim, suy tim, viêm màng ngoài tim gây ra những hậu quả nặng nề, đe dọa tính mạng.

Rung thất được xem là một biến chứng nguy hiểm nhất của nhồi máu cơ tim cấp, có thể dẫn đến đột tử. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2004 đã có hơn 7,2 triệu người chết vì bệnh mạch vành, trong khi năm 2008, khoảng 57 triệu người chết vì bệnh tim mạch, trong đó 17,3 triệu người chết do bệnh mạch vành, chiếm khoảng 31%.

Theo Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện vì nhồi máu cơ tim cấp tăng từ 4,2% vào năm 2003 lên 9,1% vào năm 2007. Hiện nay, dù chưa có thống kê đầy đủ, nhưng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh nhồi máu cơ tim đang có xu hướng tăng.

Bệnh nhồi máu cơ tim cấp được coi là thể nặng nhất của bệnh lý thiếu máu cơ tim cục bộ. Bệnh thường xuất hiện đột ngột , đôi khi không có dấu hiệu báo trước và yêu cầu sự chăm sóc khẩn cấp tại bệnh viện. Hiện nay, điều trị nhồi máu cơ tim cấp đang nhận được sự quan tâm và đã có nhiều bước tiến đáng kể. Phát hiện và điều trị sớm là yếu tố quan trọng nhất trong tiên lượng lâu dài của bệnh. Càng chậm chễ thì biến chứng và hậu quả để lại càng nhiều và nguy hiểm.

3. Phát hiện nhồi máu cơ tim và điều trị Tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, do cơ thể không thể sử dụng glucose do thiếu hụt sản xuất insulin hoặc không thể sử dụng insulin, hoặc cả hai. Cơ thể bình thường sử dụng glucose, lipid và protein để cung cấp năng lượng. Glucose, đặc biệt là nguồn năng lượng chính cho các tế bào và hoạt động của não và cơ. Để sử dụng glucose, cơ thể cần insulin, một hormone được sản xuất bởi tuyến tụy nội tiết.

Tiểu đường bao gồm hai dạng chính là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Tiểu đường type 2 là một bệnh mà cơ thể có sự kháng cự với insulin, có nghĩa là cơ thể sử dụng insulin kém hiệu quả (mặc dù insulin vẫn được sản xuất).

Ban đầu, cơ thể tự tổ chức tăng sản xuất insulin, nhưng sau một thời gian, tế bào beta ở tuyến tụy mất khả năng sản xuất đủ insulin, khiến cho cần phải cung cấp insulin từ bên ngoại cho cơ thể. Trước đây, tiểu đường type 2 thường được gọi là tiểu đường không phụ thuộc insulin, nhưng hiện nay định danh này không còn chính xác, vì có thời điểm cần bổ sung insulin từ nguồn ngoại sinh.

Việc giữ các thói quen hoạt động và ăn kiêng lành mạnh sẽ giúp người bệnh cải thiện sức khỏe tim mạch tốt hơn
Việc giữ các thói quen hoạt động và ăn kiêng lành mạnh sẽ giúp người bệnh cải thiện sức khỏe tim mạch tốt hơn

Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện và điều trị bệnh tiểu đường cũng sẽ giúp ngăn trặn các biến chứng của bệnh, trong đó có nhồi máu cơ tim.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan