Viêm loét dạ dày có nhiễm khuẩn HP phải làm sao?

Hỏi

Chào bác sĩ,

Đầu tháng 8 em đi khám, nội soi bị viêm loét dạ dày có nhiễm khuẩn HP. Bệnh viện cho thuốc 15 ngày mà em mới uống được tầm 10 hay 11 ngày thì bị thất lạc (vì dịch và phong tỏa trong lúc gom đồ về nhà mẹ ở em làm thất lạc). Mà em cũng thấy dạ dày ổn hơn nhưng lâu lâu vẫn bị trào ngược ợ chua ít. Càng ngày càng nhiều lần trào ngược ợ chua. Đến đầu tháng 9 em bị đau họng nghẹn cổ nhưng vì khu vực em bị mẩn đỏ giăng dây nên em không đi khám được. Tới cuối tháng 9 được dỡ phong tỏa nên em đi khám thì nội soi cổ họng em bị viêm amidan nhẹ và viêm thực quản (bác sĩ bảo do bị trào ngược nhiều nên viêm thực quản gây nghẹn họng). Sau đó bác sĩ cho thuốc uống. Nhưng sau khi uống hết thuốc thì em vẫn bị trào ngược dạ dày và nghẹn họng nhẹ. Xin bác sĩ cho em hỏi là viêm loét dạ dày có nhiễm khuẩn HP phải làm sao? Em có nên lấy đơn thuốc cũ mua thuốc về uống cho hết con HP và trào ngược không? Em hiện thấy đau chỗ dạ dày nhẹ và trào ngược nhiều thì có khi nào con HP nó vẫn còn không? Nếu em vẫn còn con HP thì phải làm sao? Và kháng sinh diệt con HP thì cách nhau bao lâu mới được uống lại? Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Hoàng Chiến (1985)

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đồng Xuân Hà - Bác sĩ Nội tiêu hoá - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Viêm loét dạ dày có nhiễm khuẩn HP phải làm sao?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Qua những gì mà bạn kể thì hiện nay em đang có hai vấn đề, thứ nhất là Viêm loét dạ dày H.Pylori – Dương tính, thứ hai là trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên hai vấn đề này có liên quan mật thiết với nhau, nếu bạn không điều trị được hết H.Pylori thì bạn sẽ không điều trị dứt điểm được trào ngược, tuy nhiên có thể đã điều trị hết H.Pylori rồi bạn vẫn có thể bị trào ngược dạ dày – thực quản và khi đó bác sĩ sẽ phải kê đơn thuốc để tiếp tục điều trị trào ngược.

Mặt khác tỷ lệ kháng H.Pylori hiện tại rất cao, việc bạn chưa hoàn thành liệu trình điều trị cũng có thể làm H.Pylori chưa bị diệt hoàn toàn, nên các bước điều trị tiếp theo không thể triệt để tận gốc được.

Việc bạn cần làm bây giờ là đến bệnh viện để thăm khám lại, bạn nên làm nội soi lại để xem kết quả điều trị ổ loét như thế nào, làm lại test H.Pylori nếu vẫn còn Dương tính thì lại phải uống thuốc diệt nó, đương nhiên mình sẽ dùng phác đồ khác với phác đồ lần trước nên bạn cần cung cấp cho bác sĩ thông tin về đơn thuốc trước.

Test H.Pylori sau khi điều trị phải cách liều kháng sinh gần nhất ít nhất là 01 tháng mới cho kết quả chính xác, và nếu test Dương tính thì mình có thể dùng thuốc tiếp ngay được.

Bạn nên đi khám lại sớm, nếu còn H.Pylori thì cố gắng uống thuốc đầy đủ vì uống không đủ liều dẫn đến việc kháng thuốc của H.Pylori nghiêm trọng hơn, rất khó để điều trị sau này.

Nếu bạn còn thắc mắc về việc viêm loét dạ dày, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

270 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Arnetine
    Công dụng thuốc Arnetine

    Thuốc Arnetine được bào chế dạng dung dịch tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Thuốc có thành phần chính là Ranitidin HCl, dùng để điều trị viêm loét dạ dày (lành tính hoặc loét hậu phẫu thuật), hội chứng Zollinger-Ellison...

    Đọc thêm
  • thuốc seoprae
    Công dụng thuốc Seoprae

    Thuốc Seoprae được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày, tổn thương niêm mạc dạ dày trong viêm dạ dày cấp tính và đợt cấp của viêm dạ dày mạn tính... Cùng tìm hiểu về công dụng, các ...

    Đọc thêm
  • Prazex 30
    Công dụng thuốc Prazex 30

    Thuốc Prazex 30 thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá và được bào chế ở dạng viên nén. Thuốc Prazex 30 có thành phần chính Lansoprazole được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, thực quản... Tuy ...

    Đọc thêm
  • Rabosec
    Công dụng thuốc Rabosec

    Thuốc Rabosec có thành phần chính là Rabeprazole Natri hàm lượng 20mg thuộc nhóm thuốc ức chế bơm Proton (PPI). Rabosec được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp viêm loét dạ dày - tá tràng, bệnh ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Tazemy
    Công dụng thuốc Meprafort

    Thuốc Meprafort được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, hội chứng Zollinger – Ellison... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Meprafort qua bài ...

    Đọc thêm