Tràn dịch dạ dày có nguy hiểm không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Võ Thị Thùy Trang - Bác sĩ Nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng tràn dịch axit dạ dày và đồ ăn đang tiêu hóa ở dạ dày lên phía trên thực quản. Đây là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa có diễn biến thầm lặng và kéo dài. Vậy tràn dịch dạ dày có nguy hiểm không?

1. Tràn dịch axit dạ dày là gì?

Bình thường, mỗi khi bạn ăn uống, thức ăn sẽ được đưa từ miệng xuống thực quản, cơ thắt thực quản dưới sẽ giãn ra để cho thức ăn, các dịch lỏng di chuyển xuống dạ dày, sau đó cơ này sẽ đóng lại ngăn không cho dịch vị dạ dày và thức ăn đi ngược lại lên trên thực quản.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng tràn dịch axit dạ dày ngược lên trên thực quản.

2. Dấu hiệu nhận biết tràn dịch axit dạ dày

Khi mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản gây tổn thương thực quản. Vì vậy bệnh nhân sẽ có những biểu hiện trong thực quản và ngoài thực quản như sau:

2.1. Biểu hiện tràn dịch axit dạ dày trong thực quản

  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: Ợ hơi là hiện tượng không khí từ trong dạ dày đi ngược lên thực quản và ra ngoài. Nếu xảy ra ợ hơi thường xuyên thì đây là một trong những dấu hiệu tràn dịch dạ dày. Ợ chua là tình trạng dịch đi từ dưới dạ dày lên trên và để lại vị chua trong miệng. Ợ nóng là cảm giác nóng rát từ vùng thượng vị, phía sau xương ức lan lên cổ.

Các triệu chứng này thường xuất hiện sau khi bạn ăn no, khi đầy bụng hoặc khi nằm ngủ, đặc biệt xuất hiện nhiều vào ban đêm.

  • Buồn nôn, nôn: Tràn dịch axit dạ dày vào họng hoặc miệng, sẽ làm kích thích họng miệng gây ra cảm giác buồn nôn hoặc có thể nôn ra dịch vị hoặc thức ăn.
  • Đau tức ngực: Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, bạn có thể có cảm giác bị đau thắt ở ngực xuyên ra sau lưng. Nguyên nhân là do dịch vị dạ dày trào ngược lên trên kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, tạo ra tín hiệu như đau ngực. Nếu đau thắt vùng ngực xảy ra với cường độ mạnh khi cúi gập người hoặc nằm xuống cùng một số triệu chứng của trào ngược dạ dày thì đó không phải bệnh tim.
  • Khó nuốt: Khi dịch vị dạ dày trào ngược lên với tần suất lớn sẽ gây viêm, sưng tấy, làm cho đường kính thực quản hẹp lại. Vì thế bạn có cảm giác khó nuốt, nuốt vướng ở cổ.
  • Khàn giọng và ho: Khi tràn dịch axit dạ dày lên làm tổn thương dây thanh quản. Vì vậy bạn sẽ bị khàn giọng do dây thanh phù nề, nói khó và ho.
Tràn dịch axit dạ dày khiến người bệnh ợ hơi hoặc ợ nóng
Tràn dịch axit dạ dày khiến người bệnh ợ hơi hoặc ợ nóng

2.2. Biểu hiện ngoài thực quản của tràn dịch dạ dày

  • Tiết nhiều nước bọt: Khi dịch vị dạ dày trào ngược lên, để trung hòa lượng axit đó cơ thể sẽ tự tiết ra nước bọt nhiều hơn.
  • Đắng miệng: Do dịch mật theo trào ngược từ tá tràng vào trong dạ dày, sau đó theo dịch vị tràn lên thực quản và vào tới khoang miệng gây đắng miệng. Hiện tượng này thường xảy ra vào buổi sáng sớm khi vừa ngủ dậy.
  • Khó thở và hen suyễn: Do tràn dịch axit dạ dày lên thực quản có thể xâm nhập vào phế quản rồi xuống phổi đặc biệt là trong khi ngủ gây tổn thương đường hô hấp. Có thể dẫn đến hen suyễn hoặc viêm phổi với các biểu hiện ho, khó thở..
  • Viêm họng kéo dài, viêm thanh quản: Khi dịch vị dạ dày trào lên vòm họng sẽ làm tổn thương niêm mạc họng và dây thanh quản có thể dẫn tới viêm họng mãn tính với những cơn đau buốt vùng họng và khản tiếng.
  • Răng xỉn màu: Tràn dịch axit dạ dày lên miệng có thể gây mòn men răng, làm răng trở nên xỉn màu, cùng với hơi thở có mùi hôi.

3. Nguyên nhân gây tràn dịch axit dạ dày

Nguyên nhân gây ra tràn dịch axit dạ dày là do cơ thắt thực quản bị yếu hoặc đóng mở bất thường. Ngoài ra, có các nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng này như:

  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc.
  • Sử dụng chất kích thích như cafein, rượu, thuốc lá,...
  • Do các bệnh lý ở thực quản gây xơ, yếu cơ vòng thực quản hoặc các bệnh lý di truyền, thoát vị hoành...
  • Bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày hay hẹp hang môn vị dạ dày... cũng có thể gây tràn dịch vị dạ dày lên thực quản.
  • Do thói quen ăn uống không tốt như ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm khó tiêu (đồ ăn nhanh, trứng, sữa, nước uống có ga,...) hay đi ngủ ngay sau khi ăn.
  • Thừa cân béo phì làm tăng áp lực lên vùng bụng
  • Mang thai
  • Stress
Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ  tràn dịch axit dạ dày
Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ tràn dịch axit dạ dày

4. Tràn dịch dạ dày có nguy hiểm không?

Dạ dày là nơi chứa đựng và thực hiện một phần công việc tiêu hóa thức ăn. Để tiêu hóa thức ăn dạ dày tiết ra dịch vị là một axit rất mạnh - axit HCl, axit này giúp hoạt hóa enzym pepsin có vai trò chính trong việc tiêu hóa protein. Chính vì vậy mà dạ dày có một hàng rào bảo vệ rất kiên cố ngăn không cho các axit và các enzyme “ăn mòn” dạ dày.

Tuy nhiên các cơ quan khác lại không lớp bảo vệ này. Chính vì vậy khi tiếp xúc với dịch vị dạ dày, niêm mạc của các bộ phận khác nhanh chóng bị tổn thương, ăn mòn, sau đó là viêm nhiễm, phù nề, xơ sẹo và dính, nặng hơn là ung thư. Tràn dịch axit dạ dày có thể dẫn tới các tình trạng nguy hiểm sau:

  • Loét thực quản: Có thể chảy máu, gây đau đớn và khó nuốt.
  • Chít hẹp thực quản: Khi vết loét thực quản liền lại có thể để lại sẹo làm hẹp thực quản gây tắc nghẽn đường lưu chuyển thức ăn.
  • Barrett thực quản: Đây là tình trạng phần mô vảy ở đoạn dưới thực quản bị biến đổi thành mô dạng cột với các tế bào giống như ở ruột (dị sản ruột). Đây là kết quả của sự tổn thương lớp lót của thực quản liên tục và nguyên nhân phổ biến nhất là trào ngược dạ dày thực quản. Các tế bào bị biến đổi này có thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư hóa. Do đó, những người bị thực quản Barrett nên làm nội soi dạ dày định kỳ để theo dõi các dấu hiệu cảnh báo sớm về ung thư.
  • Ung thư thực quản: Trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể dẫn tới ung thư thực quản. Và một trong những yếu tố gây ung thư thực quản đó là barrett thực quản. Có khoảng 10% những người bị barrett thực quản có nguy cơ tiến triển thành ung thư thực quản.

Tốt nhất khi có dấu hiệu của tràn dịch dạ dày, khách hàng nên tới các cơ sở y tế để được kiểm tra nhằm có những đánh giá cụ thể về tình trạng sức khỏe để từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Bio Panto
    Công dụng thuốc Bio Panto

    Thuốc Bio Panto được sản xuất bởi Biodeal Laboratories Pvt. Ltd, thuốc được lưu hành ở Việt Nam với số đăng ký SĐK VN-12192-11 và được bào chế dạng viên nén bao tan trong ruột. Vậy Bio Panto là thuốc ...

    Đọc thêm
  • gastrotac
    Công dụng thuốc Gastrotac

    Gastrolac có hoạt chất chính là Pantoprazole, một thuốc ức chế bơm proton được sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày tá tràng, hội chứng Zollinger - Ellison và phòng ngừa loét do ...

    Đọc thêm
  • sagapanto
    Công dụng thuốc Sagapanto

    Sagapanto là thuốc đường tiêu hóa với thành phần chính là Pantoprazol Natri Sesquihydrate. Thuốc được sản xuất tại Công ty TNHH TM Dược phẩm Quốc tế Thiên Đan. Vậy thuốc Sagapanto nên sử dụng thế nào?

    Đọc thêm
  • Langamax
    Công dụng thuốc Langamax

    Thuốc Langamax có thành phần hoạt chất chính là Lansoprazol với hàm lượng 30mg dạng vi hạt Lansoprazol được bao tan trong ruột. Dạng bào chế nào thích hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp. Quy cách đóng gói ...

    Đọc thêm
  • etefacin
    Công dụng thuốc Etefacin

    Thuốc Etefacin là một thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton được dùng bằng đường tiêm truyền. Thuốc được sử dụng ngắn hạn trong điều trị những trường hợp bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày ...

    Đọc thêm