Phẫu thuật cắt u nhú ống hậu môn

U ở hậu môn thường được gây nên do virus u nhú ở người (HPV). Người bệnh sẽ cảm giác khó chịu vùng hậu môn. Các trường hợp mắc bệnh, ban đầu sẽ điều trị nội khoa, sau đó mới tiến hành phẫu thuật cắt u nhú ống hậu môn.

1. Thế nào là u nhú ống hậu môn?

uá sản biểu mô niêm mạc ống hậu môn tại đường lược hình thành nên các u nhú hậu môn (Condylome). Các u nhú này hình thành do quá trình viêm tăng sinh, đôi khi có cuống dài và sa ra ngoài khi đại tiện.

Nguyên nhân u ở hậu môn là do virus gây u nhú HPV (Human Pappilloma Virus) gây ra và rất dễ lây lan. Biểu hiện của tình trạng này là tăng tiết dịch nhầy ống hậu môn, đau rát khi ngồi, chảy máu lúc đại tiểu tiện, cảm giác ngứa và vướng ở hậu môn kèm mùi khó chịu. Hầu hết các trường hợp bị u nhú hậu môn đều điều trị nội khoa, tỉ lệ tái phát là 20-70%. Chỉ định phẫu thuật cắt u nhú ống hậu môn dựa vào kết quả giải phẫu bệnh.

phau-thuat-cat-u-nhu-ong-hau-mon
Chỉ định phẫu thuật cắt u nhú ống hậu môn dựa vào kết quả giải phẫu bệnh

2. Phẫu thuật cắt u nhú ống hậu môn

2.1. Chỉ định

U ở ống hậu môn lớn gây vướng, khó chịu do ngứa, viêm nhiễm, đi ngoài ra máu và đau hậu môn.

2.2. Chống chỉ định

Đang can thiệp các phẫu thuật ngoại khoa khác.

2.3. Chuẩn bị

  • Người thực hiện:
  • Kíp bác sĩ và phẫu thuật viên tiêu hóa
  • Kíp bác sĩ gây mê hồi sức có kinh nghiệm.
  • Người bệnh:
  • Thực hiện các xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm công thức máu
  • Chụp X - quang thẳng ngực, siêu âm ổ bụng
  • Nội soi đại tràng toàn bộ
  • Chụp cắt lớp vi tính
  • Chuẩn bị đại tràng theo quy định
  • Bác sĩ cần giải thích rõ cho bệnh nhân và gia đình trước khi phẫu thuật về tình trạng bệnh, những tình huống có thể xảy ra trong lúc làm phẫu thuật và di chứng hay biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật. Lưu ý, bác sĩ cần giải đáp những khúc mắc của người bệnh về bệnh tật, phẫu thuật,... trong phạm vi cho phép

2.4. Phương tiện

  • Bộ trang phục phẫu thuật đại phẫu, chỉ tiêu châm và không tiêu,...
  • Van hậu môn van Hill Ferguson, bộ dụng cụ trung phẫu.

2.5. Các bước tiến hành

2.5.1 Tư thế

Phụ khoa hoặc có thể nằm sấp.

2.5.2 Vô cảm

Tiến hành gây mê toàn thân, gây tê vùng hoặc gây tê tại chỗ.

2.5.3 Kỹ thuật

Thời gian mổ dự kiến 30 phút.

  • Nguyên tắc kỹ thuật:
  • Dựa vào nguyên tắc bảo tồn tối đa cấu trúc giải phẫu và chức năng sinh lý của hệ thống cơ thắt hậu môn để đảm bảo chức năng của ống hậu môn vẫn tự chủ được.
  • Đảm bảo vùng tầng sinh môn không tạo các sẹo gây biến dạng, ống hậu môn trực tràng gây đau và ảnh hưởng tới chức năng đại tiện.
  • Đánh giá thương tổn: Đặt van Hill – Ferguson vào hậu môn người bệnh
  • Cắt u hậu môn bằng dao điện, lấy hết tổn thương, tránh thủng trực tràng. Khâu cầm máu diện cắt nếu cần. Lấy bệnh phẩm u nhú gửi tới khoa xét nghiệm giải phẫu bệnh để làm xét nghiệm mô bệnh học.
  • Kiểm tra lại vết mổ: Cầm máu. Băng betadine.

3. Theo dõi và xử lý sau tai biến

3.1 Theo dõi tình trạng toàn thân và tại vùng phẫu thuật

  • Theo dõi mạch nhịp, huyết áp, nhiệt độ và cử động tri giác.
  • Theo dõi tại vết mổ các hiện tượng chảy máu, chảy dịch.
  • Khi tiến hành phẫu thuật bằng gây tê tủy sống, người bệnh thường cảm thấy bí đái trong ngày đầu, có thể phải đặt sonde bàng quang.
  • Chỉ định dùng thuốc giảm đau, kháng sinh nếu cần; thuốc nhuận tràng, thuốc an thần buổi tối. Thường truyền dịch 500ml – 1000ml sau mổ.
  • Sau phẫu thuật chỉ cho người bệnh ăn nhẹ, tập vận động sớm.
  • Săn sóc vết mổ: Điều dưỡng thay băng hàng ngày, khi có hiện tượng bất thường như chảy máu, thấm dịch nhiều phải kiểm tra vết mổ và thông báo ngay cho bác sĩ. Đôi khi cần ngâm hậu môn trong nước ấm ở một số phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.
phau-thuat-cat-u-nhu-ong-hau-mon
Theo dõi sức khỏe sau khi phẫu thuật cắt u nhú ống hậu môn

  • Chỉ định dùng thuốc giảm đau, kháng sinh nếu cần; thuốc nhuận tràng, thuốc an thần buổi tối. Thường truyền dịch 500ml – 1000ml sau mổ.
  • Sau phẫu thuật chỉ cho người bệnh ăn nhẹ, tập vận động sớm.
  • Săn sóc vết mổ: Điều dưỡng thay băng hàng ngày, khi có hiện tượng bất thường như chảy máu, thấm dịch nhiều phải kiểm tra vết mổ và thông báo ngay cho bác sĩ. Đôi khi cần ngâm hậu môn trong nước ấm ở một số phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ.
  • Có thể sử dụng kháng sinh, thuốc giảm đau 3 – 5 ngày. Cho bệnh nhân uống thêm thuốc nhuận tràng, tránh táo bón đọng phân trong trực tràng gây kích thích đại tiện, đau kéo dài. Bệnh nhân được ăn trở lại sau mổ 6 giờ.
  • Trong trường hợp bệnh nhân bị mụn sùi condylome nhiều, phải tiến hành lấy rộng, cho bệnh nhân nhịn ăn vài ngày và sử dụng thuốc gây táo bón tránh phân đi qua vết mổ.
  • Săn sóc tại chỗ sau phẫu thuật bằng cách giữ sạch vết mổ (sau mỗi lần đại tiện cần rửa sạch hậu môn, thấm khô). Thay băng hàng ngày. Sử dụng thêm thuốc bôi ngoài da, thuốc chữa sùi mào gà theo chỉ định chuyên khoa da liễu.

3.2. Xử trí tai biến

  • Chảy máu: Gặp tình trạng mức độ chảy máu nhiều, bệnh nhân không tự cầm máu được cần kiểm tra lại vết mổ để cầm máu bằng đốt điện hay khâu.
  • Đau nhiều: Dùng thuốc giảm đau.
  • Bí tiểu: Thường gặp trong trường hợp phẫu thuật có gây tê tủy sống hoặc do người bệnh đau nhiều. Dựa trên tình trạng thực tế, bệnh nhân xem xét phải đặt ống thông bàng quang.
  • Mất hoặc giảm tự chủ đại tiện: Tình trạng này thuộc loại mức độ nhẹ và có khả năng tự khỏi hoặc tập phục hồi chức năng sẽ cải thiện.

Tóm lại, nguyên nhân u ở hậu môn là do virus gây u nhú HPV (Human Pappilloma Virus) gây ra và rất dễ lây lan. Hầu hết các trường hợp bị u nhú hậu môn đều điều trị nội khoa, tỉ lệ tái phát là 20-70%. Chỉ định phẫu thuật cắt u hậu môn cần dựa vào kết quả giải phẫu bệnh.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan