Phát hiện sớm nguy cơ suy thận sau ghép thận nhờ xét nghiệm nước tiểu công nghệ Nhật Bản

Ghép thận là phương pháp phẫu thuật lấy một quả thận còn tốt từ người cho để ghép vào cơ thể người nhận. Ghép thận thường được phân loại thành 2 trường hợp tương ứng với người hiến tặng đã chết hoặc người hiến tặng còn sống.

1. Phương pháp ghép thận là gì?

Ghép thận không phải là việc cắt bỏ thận bệnh rồi ghép một quả thận mới vào đúng vị trí cũ. Thực chất ghép thận là việc lấy một quả thận của người khỏe mạnh hoặc một quả thận còn tốt của người đã bị chết não để ghép.

Vị trí thuận lợi nhất để đặt thận mới thường là vùng hố chậu bên phải (cũng có thể là bên trái), động mạch và tĩnh mạch thận ghép sẽ được nối với động mạch và tĩnh mạch chậu cùng bên, niệu quản thận ghép sẽ được khâu nối vào bàng quang. Người ta chỉ cắt bỏ một hoặc hai thận bệnh lý trong một số trường hợp đặc biệt (thận đa nang quá to, thận bệnh bị viêm mãn tính nặng, hẹp động mạch thận nặng). Một người có thể được ghép thận được nhiều lần, nếu trong trường hợp thận ghép bị hỏng.

Suy thận sau ghép thận
Một người có thể được ghép thận được nhiều lần, nếu trong trường hợp thận ghép bị hỏng

2. Các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra sau khi cấy ghép thận?

2.1 Thải ghép

Có thể giúp ngăn chặn sự thải ghép bằng cách dùng thuốc và thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, nhưng quan trọng nhất là bạn cần phải theo dõi các dấu hiệu thải ghép, ví dụ như sốt hay đau nhức ở các khu vực của thận mới hoặc thay đổi lượng nước tiểu thải ra. Nếu xuất hiện sự thay đổi trong những điều trên, hãy báo ngay cho các bác sĩ.

Thậm chí nếu bạn đã làm tất cả mọi thứ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, cơ thể vẫn có thể từ chối quả thận mới và cần phải quay trở lại chạy thận nhân tạo.

2.2 Tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch

Thuốc ức chế miễn dịch có thể sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch của người bệnh, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Một số loại thuốc cũng có thể thay đổi diện mạo của người bệnh. Khuôn mặt có thể đầy đặn hơn; người bệnh có thể tăng cân hoặc xuất hiện mụn trứng cá hoặc tóc trên khuôn mặt. Dù vậy, không phải tất cả các bệnh nhân uống thuốc đều xuất hiện những tác dụng phụ này, chế độ ăn uống hợp lý có thể giúp làm giảm các tác dụng phụ.

Thuốc ức chế miễn dịch làm việc bằng cơ chế làm giảm khả năng hoạt động của các tế bào miễn dịch. Ở một số bệnh nhân, trong thời gian dài, suy giảm khả năng miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư. Một số thuốc ức chế miễn dịch gây ra đục thủy tinh thể, bệnh tiểu đường, thừa axit dạ dày, huyết áp cao và các bệnh về xương. Khi sử dụng trong thời gian dài, các loại thuốc này cũng có thể gây ra tổn thương ở gan hoặc thận, đặc biệt là bệnh suy thận ở một số bệnh nhân.

2.3 Tiểu đường mới xuất hiện sau ghép

bệnh tiểu đường mới xảy ra sau ghép mà trước đó người bệnh không mắc. Có thể, đây do tác dụng phụ của thuốc chống thải ghép. Người bệnh nên xét nghiệm đường máu thường xuyên trong các đợt tái khám và các bác sĩ sẽ có kế hoạch theo dõi đường máu cho bạn. Nếu bệnh nhân bị tiểu đường thì cần phải:

  • Điều chỉnh lại chế độ ăn giảm tinh bột;
  • Tập thể dục điều độ (theo hướng dẫn của bác sĩ);
  • Sử dụng thuốc hạ đường máu.

Đặc biệt, sau khi thực hiện ghép thận, chức năng của thận cũng không thể như ban đầu nữa nên rất có nguy cơ dẫn đến suy thận. Vì vậy, người bệnh nên đi xét nghiệm kiểm tra chức năng thận nếu có nghi ngờ bất thường về thận.

Suy thận sau ghép thận
Tiểu đường mới xuất hiện sau ghép

Hiện nay, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã áp dụng kỹ thuật sàng lọc suy thận sớm cho người bệnh tiểu đường bằng xét nghiệm nước tiểu L-FABP theo công nghệ Nhật Bản trên máy xét nghiệm AU680 tự động hiện đại, cho kết quả nhanh chóng và chính xác hỗ trợ đắc lực trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh một cách hiệu quả hơn.

Đây là một dấu ấn sinh học mới phản ánh tình trạng nghiêm trọng của ống lượn trước khi có các dấu hiệu trên mô từ đó, bác sĩ có thể kịp thời điều trị Với kỹ thuật L-FABP này người bệnh chỉ cần lấy nước tiểu xét nghiệm bất cứ lúc nào trong ngày, kết quả chính xác sẽ có sau 30 phút.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

1.2K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

Xin mời bạn chọn tỉnh thành: