Phân biệt viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích

viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích

Viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích là các bệnh lý đường tiêu hóa gặp phổ biến hiện nay, với những triệu chứng và biến chứng nguy hiểm. Trên thực tế lâm sàng, nhiều bệnh nhân và kể cả nhân viên y tế có thể khá lúng túng trong việc phân biệt, từ đó dẫn đến gặp khó khăn khi điều trị hai bệnh lý này.

1. Viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích là gì?

1.1. Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome - IBS) là một loại rối loạn chức năng ống tiêu hóa, gặp nhiều nhất tại ruột già (đại tràng), vì thế hội chứng này còn được gọi là hội chứng đại tràng co thắt.

Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn có tính chất mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần các triệu chứng đường tiêu hóa mà không kèm theo bất kỳ tổn thương thực thể, hay thay đổi về mặt giải phẫu nào trên đại tràng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Tâm sinh lý: Lo lắng, suy nghĩ nhiều, căng thẳng..., vấn đề về tâm thần kinh như trầm cảm, mất ngủ, rối loạn giấc ngủ...
  • Chế độ ăn: Chế độ ăn không hợp lý, ăn phải các loại thực phẩm chứa các chất độc hại, đồ ăn hỏng...
  • Các nguyên nhân khác: Tiền sử mắc các bệnh lý về đường ruột trước đó; Phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt; Sử dụng thuốc có chứa thành phần nội tiết, hoặc mắc các bệnh lý nội tiết; Tính chất di truyền...

1.2. Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là một tổn thương thực thể tại niêm mạc dạ dày do tác động của quá trình viêm. Tổn thương về mặt giải phẫu của dạ dày có thể vượt qua lớp cơ niêm của dạ dày. Viêm dạ dày được chia thành hai loại chính là viêm dạ dày cấp và viêm dạ dày mạn tính, trong đó viêm dạ dày mạn tính là loại được gặp nhiều hơn trên thực tế lâm sàng. Nguyên nhân gây ra các tình trạng này gồm:

Do nhiễm khuẩn

  • Nguyên nhân thường gặp nhất là nhiễm Helicobacter Pylori (HP).
  • Nhiễm Helicobacter heilmannii.
  • Nhiễm Mycobacterium, Histoplasmosis, Syphilis...
  • Nhiễm ký sinh trùng như giun lươn...
  • Nhiễm CMV hay Herpes Virus...

Không do nhiễm khuẩn

  • Bệnh lý tự miễn, dị ứng.
  • Sử dụng các thuốc giảm đau không Steroid, Aspirin, một số loại kháng sinh...
  • Sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, cà phê...
  • Thói quen ăn uống bị đảo lộn, ăn không đúng bữa, ăn đêm, bỏ bữa, ăn các loại đồ ăn cay nóng...
  • Thời gian sinh hoạt trong ngày bị đảo lộn, thức khuya...
  • Các yếu tố tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật.

2. Triệu chứng lâm sàng của viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích

2.1. Hội chứng ruột kích thích

Rối loạn ruột mạn tính, biểu hiện đặc trưng là đau bụng tái phát xảy ra ít nhất 1 ngày/tuần và xảy ra trong ít nhất 3 tháng gần đây, kèm với 2 hoặc 3 yếu tố sau :

  • Liên quan đến đi đại tiện.
  • Thay đổi số lần đại tiện
  • Thay đổi hình dạng phân

Các triệu chứng đi kèm bao gồm :

  • Đau bụng, khó chịu ở bụng thường xuyên sau khi ăn hoặc khi căng thẳng.
  • Thay đổi thói quen đi đại tiện.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy đơn độc hay xen kẽ với nhau.
  • Chướng bụng.

2.2. Viêm dạ dày

  • Đau bụng thượng vị hoặc trên rốn, đau âm ỉ có khi đau dữ dội, nóng rát, khó chịu vùng thượng vị. Đau tăng lên trong hoặc sau khi ăn, đau rõ hơn sau khi sử dụng rượu bia, đồ ăn có vị chua, cay...
  • Có thể có cảm giác chướng bụng và đầy hơi.
  • Buồn nôn hoặc nôn, nôn gặp nhiều sau ăn, nôn xong sẽ đỡ đau bụng. Trong trường hợp không còn thức ăn có thể nôn ra dịch chua, thậm chí có thể nôn ra máu.
  • Chán ăn, cảm giác đắng miệng, miệng hôi, ăn không ngon miệng, khó tiêu.
  • Rối loạn đại tiện như tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Trong viêm dạ dày cấp bệnh nhân có thể có sốt từ vừa đến cao.
  • Bụng cồn cào, nhất là khi đói hoặc lúc đi ngủ, gây khó ngủ.

3. Chẩn đoán cận lâm sàng viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích

3.1. Hội chứng ruột kích thích

  • Công thức máu : Thường cho kết quả bình thư
  • Xét nghiệm tìm máu ẩn hoặc ký sinh trùng trong phân.
  • Siêu âm ổ bụng để tìm các khối u bất thường, các dấu hiệu xâm lấn để hỗ trợ trong việc chẩn đoán phân biệt
  • Chụp cắt lớp vi tính bụng hoặc cộng hưởng từ thường được dùng để chẩn đoán các tổn thương thực thể đường ruột.
  • Nội soi đại tràng để loại trừ các bệnh lý khác như Polyp đại tràng, túi thừa đại tràng, ung thư đại tràng...
  • Xét nghiệm sinh thiết và mô bệnh học

3.2. Viêm dạ dày

  • Xét nghiệm tìm vi khuẩn H. Pylori trong máu, trong phân hoặc trong hơi thở.
  • Nội soi dạ dày tá tràng để ghi nhật các hình ảnh hặc dấu vết của viêm trên bề mặt niêm mạc dạ dày.
  • Chụp X-Quang đường tiêu hóa có dùng thuốc cản quang để tìm các tổn thương trên dạ dày như loét, viêm...

4. Điều trị viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích

4.1. Điều trị hội chứng ruột kích thích

Điều trị không dùng thuốc

  • Chế độ ăn : Tránh sử dụng các loại thức ăn gây đầy hơi như đồ uống có gas, bông cải xanh, bông cải trắng, bắp cải, trái cây sống... Tránh sử dụng các loại thức ăn có chứa Gluten như lúa mạch, lúa mạch đen, lúa mì... Các loại thực phẩm FODMAPs, là các nhóm thực phẩm chứa đường có thể lên men như lactose, fructan, fructose... cũng không được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích.
  • Các liệu pháp tâm lý, thư giãn, ngồi thiền, nghe nhạc... giúp bệnh nhân tránh căng thẳng, lo lắng.
  • Luyện tập thể dục thường xuyên, tập các bài tập nhẹ nhàng, tập Yoga...
  • Uống nhiều nước > 2 lít nước mỗi ngày
  • Ăn uống và sinh hoạt đúng giờ.

Điều trị dùng thuốc

  • Các thuốc điều trị táo bón: Thực phẩm chức năng giúp bổ sung chất xơ như Natufib; Sorbitol, Lactulose, Bisacodyl...
  • Điều trị tiêu chảy như Cholestyramine, Loperamide...
  • Chống co thắt hay kháng Acetylcholin như Dipropyline, Hyoscine butylbromide...
  • Kháng sinh điều trị như Rifaximin.

4.2. Điều trị viêm dạ dày

Điều trị không thuốc

  • Ăn uống lành mạnh, khoa học. Tránh các loại đồ ăn cay nóng, chua, quá mặn hoặc quá ngọt. Không nên ăn khuya (trễ hơn 8 giờ tối), ăn sáng đầy đủ...
  • Sinh hoạt đúng giờ, nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc.
  • Vận động thích hợp, thường xuyên tập thể dục.
  • Hạn chế sử dụng các thuốc kháng viêm không Steroid, thuốc kháng sinh...
  • Tránh căng thẳng, lo âu, suy nghĩ quá nhiều.

Điều trị dùng thuốc

  • Thuốc trung hòa axit như Aluminum, Magie Hydroxide...
  • Thuốc ức chế thụ thể H2 như Famotidine, Ranitidine...
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI) như Omeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole, Rabeprazole, Esomeprazole...
  • Thuốc giảm co thắt cơ trơn như Spasmaverine, Trimebutin...
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày như Misoprostol, Rebamipide...
  • Điều trị H. Pylori theo phác đồ.

Viêm dạ dày và hội chứng ruột kích thích đều là những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến hiện nay. Việc chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách vừa có thể giúp bệnh nhân và người thân nâng cao hiệu quả điều trị, vừa giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

9.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Lanmebi
    Công dụng thuốc Lanmebi

    Thuốc Lanmebi 30mg là nhóm thuốc được ưu tiên chỉ định dùng để điều trị cấp và điều trị duy trì viêm thực quản có loét ở người bị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Vậy thuốc Lanmebi ...

    Đọc thêm
  • Tragentab
    Công dụng thuốc Tragentab

    Tragentab thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa được dùng để điều trị triệu chứng buồn nôn và nôn do viêm gan, viêm dạ dày, viêm đường tiêu hóa, nôn sau hậu phẫu, chậm tiêu do viêm thực quản trào ngược... ...

    Đọc thêm
  • Bé 4 tuổi bị đau bụng
    Bé 4 tuổi bị đau bụng, HP(+) có phải bị viêm dạ dày không?

    Em có cháu 4 tuổi hay bị đau bụng ở phần rốn, thi thoảng cháu bị đau chứ không phải lúc nào cũng đau, em cho cháu đi khám, siêu âm thì bác sĩ bảo cháu có hạch trong ruột. ...

    Đọc thêm
  • Leninrazol 20
    Công dụng thuốc Leninrazol 20

    Thuốc Leninrazol 20 được bào chế để điều trị bệnh lý dạ dày ruột. Trước khi sử dụng thuốc bạn nên hỏi thêm ý kiến tư vấn từ bác sĩ để được hướng dẫn và kê đơn. Sau đây là ...

    Đọc thêm
  • euoxacin
    Công dụng thuốc Euoxacin

    Thuốc Euoxacin có hoạt chất chính là Lomefloxacin, 1 kháng sinh nhóm Fluoroquinolon. Euoxacin được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm trùng do những vi khuẩn nhạy cảm gây ra, bao gồm viêm phế quản, nhiễm trùng đường ...

    Đọc thêm