Khâu hồi phục thành bụng sau toác vết mổ

Khâu hồi phục thành bụng sau mổ là phương pháp giúp làm lành vết thương khi vết mổ cũ không đảm bảo. Phương pháp này giúp giải quyết nhiều biến chứng và ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của người bệnh.

1. Tìm hiểu về khâu hồi phục thành bụng sau toác vết mổ

Khâu hồi phục thành bụng sau toác vết mổ nhằm làm lành 2 mép vết mổ bằng cách dùng chỉ khâu giúp vị trí này được toàn vẹn, liên tục của thành bụng. Phương pháp này giúp các tạng chui ra ngoài qua vết mổ và nhiễm khuẩn từ ngoài vào trong ổ bụng.

Thực tế, nhiều trường hợp gặp phải biến chứng rách vết mổ khiến vết mổ này không liền lại được. Phúc mạc thành bụng không dính lại với nhau như trước mổ mà toác rộng ra, làm cho các tạng trong ổ bụng chui ra ngoài qua vết mổ.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây nên tình trạng này được xác định do nhiễm trùng vết mổ điều trị bệnh viêm phúc mạc, mổ các tạng như đại tràng, trực tràng,phẫu thuật viêm ruột thừa mủ, kỹ thuật mổ không đảm bảo. Nguyên nhân thứ hai là do kỹ thuật khâu không đúng. Yếu tố áp lực ổ bụng sau mổ lớn là một nguyên nhân gây nên tình trạng trên.

2. Chỉ định và chống chỉ định khâu hồi phục thành bụng sau mổ

2.1. Chỉ định

Bệnh nhân bị rách vết mổ sẽ được chỉ định thực hiện phương pháp này.

2.2. Chống chỉ định

  • Người bệnh mất tổ chức thành bụng rộng
  • Vết mổ cũ còn bẩn
  • Bác sĩ nhận định không có khả năng kéo ép vết mổ vào nhau.
hồi phục thành bụng sau mổ
Phẫu thuật hồi phục thành bụng sau mổ được bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám

3. Quy trình hồi phục thành bụng sau toác vết mổ

Để quá trình hồi phục thành bụng sau mổ diễn ra thành công, cần đảm bảo các bước thực hiện dưới đây

3.1. Chuẩn bị

Về phía bệnh viện cần có một phẫu thuật viên tiêu hoá hoặc ngoại chung. Đồng thời, yêu cầu bệnh viện chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ y tế cần thiết như: Găng tay và áo vô khuẩn; Chỉ khâu vết thương là chỉ không tiêu số 1 hoặc số 0, có thể chỉ kim loại; Kìm kẹp kim; Panh, kẹp phẫu tích, kéo vô khuẩn; Gạc các cỡ vô khuẩn, dung dịch sát khuẩn: betadine. Bệnh viện sẽ hoàn thành các thủ tục hành chính theo quy định và thăm khám tổng quát cho người bệnh.

Về phía người bệnh sẽ được làm bilan trước khi mổ nhằm xác định bệnh nhân bị viêm phúc mạc hay áp xe trong ổ bụng sau mổ không? Ngoài ra, người bệnh sẽ thực hiện bồi phụ dinh dưỡng, nước - điện giải; Dùng kháng sinh dự phòng. Bác sĩ sẽ thông tin chi tiết đến bệnh nhân và người nhà về quá trình phẫu thuật và những rủi ro có thể xảy ra.

3.2. Các bước thực hiện

Bước 1:Vô cảm người bệnh

Bác sĩ tiến hành gây mê nội khí quản hoặc tê tại chỗ trong các trường hợp toác vết mổ nhỏ, đơn thuần.

Bước 2: Quy trình

  • Đối với các rách vết mổ đơn thuần

Bác sĩ sẽ làm sạch vết mổ để lấy hết tổ chức giả mạc, bộc lộ cân cơ và tiến hành khâu thành bụng. Trường hợp vết mổ sạch sẽ khâu cân da bằng chỉ vicryl số 1 và khâu da thưa. Đối với vết mổ bẩn đóng cân cơ - da một lớp có hoặc không có cầu phao.

  • Đối với các rách vết mổ có biến chứng của lần mổ trước

Thực hiện bóc tách các tạng, mép vết mổ và đưa vào trong ổ bụng. Đồng thời làm xẹp ruột và thăm dò ổ bụng. Bước tiếp theo làm vi sinh và kháng sinh đồ bằng các lấy dịch, bệnh phẩm. Sau đó, phẫu thuật viên lau rửa ổ bụng, đặt dẫn lưu, sắp xếp lại các quai ruột. Cuối cùng, khâu phục hồi thành bụng bằng đóng thành bụng một lớp.

4. Theo dõi và xử trí biến chứng sau hồi phục thành bụng sau mổ


Sau khi khâu hồi phục thành bụng sau toác vết mổ, người bệnh sẽ được chuyển sang phòng phục hồi. Tại đây, bệnh nhân sẽ tiếp tục được theo dõi và xử trí biến chứng (nếu xảy ra)

4.1. Theo dõi

  • Bệnh nhân tiếp tục được truyền dịch và kèm chỉ định dùng thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng hoặc dùng thuốc giảm đau.
  • Vệ sinh và xem xét tình trạng vết mổ ở ổ bụng, dẫn lưu và toàn thân.
  • Theo dõi các chỉ số cơ thể: huyết áp, tim mạch, nhịp thở,...
  • Cần phát hiện sớm và xử trí các rủi ro ngay sau phẫu thuật
hồi phục thành bụng sau mổ
Sau khi khâu hồi phục thành bụng sau mổ, người bệnh cần được theo dõi

4.2. Các biến chứng sau khâu hồi phục thành bụng sau toác vết mổ

Dựa vào các các mức độ biến chứng gặp phải, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp xử trí kịp thời, hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân. Với sự tiến bộ của y học, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm về quá trình phẫu thuật, giảm thiểu tối đa biến chứng và xử trí kịp thời các rủi ro.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.3K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Ditazidim
    Công dụng thuốc Ditazidim

    Thuốc Ditazidim có thành phần chính là Ceftazidime, thuộc nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3. Vậy thuốc Ditazidim có tác dụng gì? Cách sử dụng và liều dùng như thế nào?

    Đọc thêm
  • aurotaz p
    Công dụng thuốc Aurotaz P

    Aurotaz P thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được bào chế ở dạng bột pha tiêm. Thành phần của thuốc bao gồm Piperacillin và Tazobactam, được chỉ định điều trị nhiễm trùng ...

    Đọc thêm
  • Varucefa F
    Công dụng thuốc Varucefa F

    Thuốc Varucefa F được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, có thành phần chính là Ceftizoxim. Thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do nguyên nhân đến từ một số chủng vi khuẩn nhạy cảm ...

    Đọc thêm
  • Mikalogis
    Công dụng thuốc Mikalogis

    Thuốc Mikalogis có thành phần chính là Amikacin sulfate được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc Mikalogis có thể gặp một số tác dụng phụ như các phản ứng ...

    Đọc thêm
  • Hwazim
    Công dụng thuốc Hwazim

    Hwazim thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng. Hwazim là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng khi chưa có ...

    Đọc thêm