Cách làm lành niêm mạc dạ dày cho người bị đau dạ dày

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Đồng Xuân Hà - Phó trưởng khoa Khám bệnh và Nội khoa - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long

Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, nguyên nhân chủ yếu do viêm loét dạ dày gây nên. Người bị đau dạ dày thường cảm thấy đau âm ỉ nhưng vô cùng khó chịu, đặc biệt là sau khi ăn quá no hoặc quá đói. Vậy các cách làm lành niêm mạc dạ dày hiệu quả để làm giảm các triệu chứng này là gì?

1. Viêm loét dạ dày gây đau dạ dày kéo dài

Dạ dày là bộ phận quan trọng thuộc hệ tiêu hóa, đóng vai trò như một túi đựng thức ăn và được nối liền với tá tràng. Dạ dày bình thường sẽ chứa khoảng 1 - 1,5 lít đồ ăn/ uống. Dạ dày đảm nhiệm chức năng chính là vận động, nhu động, bài tiết và tiêu hóa dựa vào sự co thường xuyên ở lớp cơ dạ dày, axit Chohydric cùng các men tiêu hóa. Khi dạ dày chứa đầy thì trương lực dạ dày bị giảm, khi rỗng thì trương lực lại tăng cao. Mỗi ngày dạ dày có thể bài tiết khoảng 1,5 lít dịch vị protein, albumin, globulin miễn dịch, các axit amin và enzyme như: Pepsinogen, pepsin, glucid, glycoprotein...

Dạ dày được cấu tạo gồm có 5 lớp, trong đó niêm mạc là lớp nằm ngoài cùng và chứa các tuyến của dạ dày. Niêm mạc dạ dày có chức năng bảo vệ và ngăn ngừa các tác nhân xấu gây ảnh hưởng đến dạ dày. Tuy nhiên lớp niêm mạc này lại rất mỏng manh, dễ bị tổn thương bởi các tác nhân khác nhau, đặc biệt là tình trạng viêm nhiễm sẽ làm mỏng niêm mạc dạ dày quá mức, thậm chí để lại các vết loét. Nếu không được điều trị trong một thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện một số biến chứng như:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng, Một trong những nguyên nhân chính gây đau dạ dày rất thường gặp. Đau dạ dày thường đi kèm các dấu hiệu như ợ chua, đầy bụng, ợ hơi, đau thượng vị... Đau dạ dày là một triệu chứng rất phổ biến hiện nay.
  • Xuất huyết dạ dày.
  • Thủng dạ dày.
  • Hẹp môn vị.
  • Xuất hiện các khối u trong dạ dày, làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày.

2. Cơ chế gây bệnh viêm loét dạ dày

Trước khi tìm hiểu về các cách làm lành niêm mạc dạ dày bị viêm, chúng ta cần biết cơ chế bệnh sinh của viêm loét dạ dày tá tràng. Cơ chế viêm loét dạ dày tá tràng là do sự mất cân bằng giữa 2 nhóm yếu tố gây bệnh và yếu tố bảo vệ.

Trong đó các yếu tố gây bệnh phổ biến bao gồm dư thừa acid clohydric (HCl) và/ hoặc pepsin của dịch vị, nhiễm vi khuẩn HP (helicobacter pylori), lạm dụng các thuốc chống viêm, uống nhiều rượu và hút thuốc lá.

Ngược lại, các yếu tố bảo vệ khỏi dạ dày trước hiện tượng mỏng niêm mạc bao gồm: chất nhầy mucin, bicarbonat, mạng lưới mao mạch và đặc biệt là sự toàn vẹn của lớp tế bào biểu mô dạ dày.

3. Nguyên tắc làm lành niêm mạc dạ dày

Dựa vào cơ chế bệnh sinh trên, các cách làm lành niêm mạc dạ dày tá tràng đang bị viêm loét cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản như sau:

  • Ức chế tiết acid và pepsin dịch vị bằng các thuốc làm lành niêm mạc dạ dày như nhóm ức chế bài tiết hoặc trung hòa acid;
  • Hỗ trợ tăng cường các yếu tố bảo vệ niêm mạc như sử dụng thuốc tạo lớp màng bao phủ hoặc băng bó ổ loét. Nhóm thuốc làm lành niêm mạc dạ dày này có tác dụng hạn chế sự tấn công của yếu tố gây viêm loét, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lớp niêm mạc hồi phục theo thời gian. Bên cạnh đó, thuốc băng niêm mạc dạ dày còn có công dụng ức chế vi khuẩn HP (tác nhân gây bệnh viêm loét dạ dày phổ biến hiện nay);
  • Áp dụng các biện pháp để kích thích quá trình tái sinh của tế bào niêm mạc, sự bài tiết chất nhầy và prostaglandin;
  • Sử dụng phác đồ diệt trừ Helicobacter pylori bằng kháng sinh hoặc một số thuốc hỗ trợ khác;
  • Có biện pháp điều trị hỗ trợ, nâng cao sức khỏe tổng thể của người bệnh.

4. Cách làm lành niêm mạc dạ dày cho người bị đau dạ dày

4.1. Sử dụng thuốc làm lành niêm mạc dạ dày

Sử dụng thuốc là biện pháp chữa viêm loét dạ dày được ưu tiên hiện nay. Tuy nhiên trước khi áp dụng bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán xác định có viêm loét dạ dày hay không, đồng thời để đạt hiệu quả như mong muốn thì người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn và tuyệt đối không tự ý mua hay thay đổi thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Một số loại thuốc làm lành niêm mạc dạ dày thường được sử dụng trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày bao gồm:

  • Nhóm ức chế tiết axit dạ dày;
  • Nhóm trung hòa axit dịch vị;
  • Các nhóm kháng sinh có khả năng diệt vi khuẩn HP;
  • Nhóm thuốc băng niêm mạc, tạo một màng bọc để bảo vệ ổ viêm loét khỏi các tác nhân.

4.2. Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa

Mặc dù sử dụng thuốc là một cách làm lành niêm mạc dạ dày hiệu quả nhưng đòi hỏi người bệnh phải tuân thủ chặt chẽ về liều lượng, loại thuốc và đặc biệt là tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Các thuốc làm lành niêm mạc dạ dày thường được bác sĩ chỉ định sử dụng trong thời gian từ 2 - 4 tuần, phụ thuộc vào thể trạng và cơ địa của từng bệnh nhân. Do đó việc tái khám sau khi hết một liệu trình điều trị rất quan trọng, giúp bác sĩ đánh giá tổng quan tình trạng viêm loét dạ dày đã cải thiện hay chưa hoặc bệnh nhân có gặp các phản ứng phụ của thuốc hay không.

Một số trường hợp sau khi dùng thuốc cảm thấy tình trạng viêm loét dạ dày đã thuyên giảm thì thì tự ý ngưng hay thay thế thuốc, không tái khám hoặc lấy đơn thuốc của bệnh nhân khác để sử dụng... đã làm cho bệnh đang tiến triển tích cực lại vô tình ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Khi viêm loét dạ dày đã được kiểm soát ổn định, bệnh nhân vẫn nên tái khám định kỳ để ngăn ngừa khả năng tái phát trong tương lai.

4.3. Một số thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày

Một số thực phẩm có công dụng làm lành niêm mạc dạ dày tương đối hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết, đó là:

  • Nha đam: Nước ép nha đam vừa có tác dụng làm đẹp da vừa hỗ trợ cải thiện triệu chứng đầy hơi do viêm loét gây ra. Đồng thời nha đam còn có công dụng nhuận tràng và hỗ trợ tiêu hóa rất tốt;
  • Nghệ vàng: Tinh bột nghệ pha với mật ong có công dụng kháng viêm, chống loét và giảm tiết dịch vị dạ dày;
  • Nghệ đen: Sử dụng cùng với nước ấm có công dụng hạn chế tiết dịch vị dạ dày, đồng thời kích thích chức năng của hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, các liệu pháp thảo dược tự nhiên vẫn tiềm ẩn các nguy cơ về dị ứng, tác dụng phụ hay ngộ độc nên người bệnh cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng.

4.4. Thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt

Bệnh nhân có một lịch trình sinh hoạt và thói quen ăn uống thiếu lành mạnh có nguy cơ viêm loét dạ dày cao hơn, do đó cần phải thay đổi, điều chỉnh càng sớm càng tốt để cải thiện tình trạng viêm loét, mỏng niêm loét dạ dày và phòng ngừa các loại bệnh khác.

Để có một chế độ ăn uống lành mạnh và sinh hoạt điều độ, người bệnh cần:

  • Hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích và từ bỏ thói quen hút thuốc lá;
  • Chế độ ăn tăng cường rau xanh, trái cây tươi và các loại ngũ cốc nguyên hạt;
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc và cố gắng không thức quá khuya;
  • Duy trì tâm lý ổn định, tinh thần lạc quan và thoải mái, hạn chế tối đa tình trạng lo âu hay căng thẳng quá mức;
  • Thức ăn nên chế biến mềm, dễ tiêu hóa và hạn chế các món ăn chua, cay, nóng;
  • Xây dựng chế độ vận động hợp lý, tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày và tham gia các môn thể thao phù hợp.

Nhìn chung có nhiều cách làm lành niêm mạc dạ dày cho người bị đau dạ dày, nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức tuân thủ điều trị của bệnh nhân trong việc sử dụng thuốc, thói quen sinh hoạt hàng ngày. Những yếu tố này sẽ là tiền đề quan trọng để dạ dày nhanh chóng hồi phục và nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

14.6K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • triệu chứng viêm loét dạ dày đại tràng
    Viêm loét dạ dày có nhiễm khuẩn HP phải làm sao?

    Đầu tháng 8 em đi khám, nội soi bị viêm loét dạ dày có nhiễm khuẩn HP. Bệnh viện cho thuốc 15 ngày mà em mới uống được tầm 10 hay 11 ngày thì bị thất lạc (vì dịch và ...

    Đọc thêm
  • trẻ đau bụng thường xuyên
    Nguyên nhân trẻ có triệu chứng đau bụng thường xuyên?

    Trẻ 7 tuổi đau bụng thường xuyên, tần suất đau ngày 1 nhiều. Trẻ thường bị đau bụng buổi tối và sau khi ăn, đau vùng quanh rốn và à trên rốn. Có khi nào bị đau dạ dày không? ...

    Đọc thêm
  • thuốc seoprae
    Công dụng thuốc Seoprae

    Thuốc Seoprae được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày, tổn thương niêm mạc dạ dày trong viêm dạ dày cấp tính và đợt cấp của viêm dạ dày mạn tính... Cùng tìm hiểu về công dụng, các ...

    Đọc thêm
  • Prazex 30
    Công dụng thuốc Prazex 30

    Thuốc Prazex 30 thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá và được bào chế ở dạng viên nén. Thuốc Prazex 30 có thành phần chính Lansoprazole được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, thực quản... Tuy ...

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Tazemy
    Công dụng thuốc Meprafort

    Thuốc Meprafort được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, hội chứng Zollinger – Ellison... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Meprafort qua bài ...

    Đọc thêm