Các vấn đề cần thảo luận về bệnh Crohn với bác sĩ của bạn

Bài được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Bác sĩ nội soi tiêu hóa - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Bệnh Crohn là một loại bệnh viêm ruột. Theo Quỹ Crohn's & Colitis (CCF), có khoảng 780.000 người Mỹ mắc chứng bệnh này. Nguyên nhân của bệnh Crohn vẫn chưa rõ ràng. Muốn được chẩn đoán và điều trị hiệu quả căn bệnh này, bạn cần phải có những trao đổi rõ ràng với bác sĩ để họ có thể nắm được tình hình bệnh của bạn.

1. Các vấn đề cần thảo luận của bệnh nhân để được chẩn đoán bệnh Crohn

Bạn có thể không thoải mái khi nói tới Crohn nhưng bác sĩ cần biết về các triệu chứng của bạn, bao gồm cả mức độ khó chịu khi đi tiêu của bạn. Khi thảo luận về căn bệnh này với bác sĩ, hãy sẵn sàng nói về những điều sau:

  • Bạn thường đi tiêu bao nhiêu lần mỗi ngày?
  • Hãy nói cho bác sĩ nếu phân của bạn lỏng.
  • Hãy nói cho bác sĩ nếu có máu trong phân của bạn.
  • Vị trí, mức độ nghiêm trọng và thời gian đau bụng của bạn.
  • Tần suất bạn trải qua một đợt bùng phát các triệu chứng mỗi tháng.
  • Hãy nói cho bác sĩ nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào khác không liên quan đến đường tiêu hóa; bao gồm đau khớp, các vấn đề về da hoặc các vấn đề về mắt.
  • Hãy nói cho bác sĩ nếu bạn mất ngủ hoặc thức dậy thường xuyên trong đêm vì các triệu chứng khẩn cấp.
  • Nói cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ thay đổi nào về cảm giác thèm ăn.
  • Nói cho bác sĩ cân nặng của bạn tăng hay giảm và tăng/giảm bao nhiêu.
  • Tần suất bạn nghỉ học hoặc đi làm vì các triệu chứng của bạn.

Cố gắng tạo thói quen theo dõi các triệu chứng và xem chúng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn như thế nào. Ngoài ra, hãy đề cập với bác sĩ của bạn về cách bạn đã và đang làm để giúp kiểm soát các triệu chứng - bao gồm cả những thứ có hiệu quả và những thứ không có hiệu quả.

Đau khớp gối
Hãy nói cho bác sĩ nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào khác không liên quan đến đường tiêu hóa như đau khớp

2. Các vấn đề về thực phẩm và dinh dưỡng

Crohn có thể cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, nghĩa là bạn có thể có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Bạn bắt buộc phải dành thời gian để nói chuyện về thực phẩm và dinh dưỡng với bác sĩ của mình.

Bạn có thể đã biết rằng, có một số loại thực phẩm ảnh hưởng đến dạ dày của bạn và nên tránh. Bác sĩ có thể cho bạn lời khuyên về những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và an toàn cho bệnh nhân Crohn. Hãy hỏi bác sĩ về những điều sau:

  • Những loại thực phẩm và đồ uống nào cần tránh và tại sao?
  • Cách để tạo cho mình nhật ký thực phẩm.
  • Thực phẩm nào có lợi cho những người bị bệnh Crohn?
  • Ăn gì khi đau bụng?
  • Hỏi bác sĩ nếu bạn nên dùng bất kỳ loại vitamin hoặc chất bổ sung nào.
  • Hãy hỏi nếu bác sĩ của bạn có thể giới thiệu cho bạn một chuyên gia dinh dưỡng.

3. Các vấn đề về phương pháp điều trị và tác dụng phụ

Không có phương pháp tiếp cận chung nào để điều trị bệnh Crohn. Bạn sẽ muốn xem lại tất cả các phương pháp điều trị hiện có với bác sĩ của mình và những gì họ đề xuất dựa trên các triệu chứng cũng như tiền sử bệnh của bạn.

Thuốc trị bệnh Crohn bao gồm aminosalicylate, corticosteroid, thuốc điều hòa miễn dịch, thuốc kháng sinh và liệu pháp sinh học. Chúng nhằm mục đích ngăn chặn phản ứng viêm do hệ thống miễn dịch của bạn gây ra và ngăn ngừa các biến chứng.

Dưới đây là một số điều bạn nên hỏi bác sĩ về các phương pháp điều trị bệnh Crohn:

  • Những phương pháp điều trị nào được khuyến nghị cho mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà bạn hiện có?
  • Tại sao bác sĩ lại chọn loại thuốc này?
  • Bạn sẽ mất bao lâu để cảm thấy nhẹ nhõm?
  • Bạn nên mong đợi những cải thiện gì?
  • Tần suất bạn phải dùng mỗi loại thuốc là bao lâu?
  • Tác dụng phụ của thuốc là gì?
  • Liệu thuốc có tương tác với các thuốc khác không?
  • Loại thuốc không kê đơn nào có thể được sử dụng để giúp giảm các triệu chứng, chẳng hạn như đau bụng hoặc tiêu chảy?
  • Khi nào thì cần phẫu thuật?
  • Có những phương pháp điều trị mới nào đang được phát triển?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn quyết định từ chối điều trị?
Bệnh crohn
Không có phương pháp tiếp cận chung nào để điều trị bệnh Crohn

4. Các vấn đề về thay đổi lối sống

Ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày cũng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa sự bùng phát. Hãy hỏi bác sĩ của bạn những điều sau nếu họ khuyên bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt của mình:

  • Bạn nên tập thể dục bao lâu một lần?
  • Những dạng bài tập nào có lợi?
  • Làm thế nào để giảm căng thẳng?
  • Nếu bạn hút thuốc, làm thế nào để bỏ?

5. Hỏi bác sĩ về các biến chứng có thể xảy ra

Bạn có thể đã quen thuộc với các triệu chứng phổ biến của bệnh Crohn nhưng bạn cũng cần chú ý đến một số biến chứng. Hỏi bác sĩ của bạn về từng biến chứng sau đây để bạn có thể chuẩn bị tốt hơn nếu chúng phát sinh:

Các triệu chứng của bệnh Crohn đôi khi có thể không đoán trước được. Điều quan trọng là bạn phải nhận biết được khi nào chúng trở nên nghiêm trọng. Hãy yêu cầu bác sĩ xem xét các triệu chứng hoặc tác dụng phụ của việc điều trị để biết được đâu là trường hợp khẩn cấp cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

bệnh Crohn
Bạn có thể đã quen thuộc với các triệu chứng phổ biến của bệnh Crohn nhưng bạn cũng cần chú ý đến một số biến chứng

6. Vấn đề bảo hiểm

Nếu bạn chưa quen với các thủ tục bảo hiểm, hãy kiểm tra xem bệnh viện có chấp nhận bảo hiểm của bạn không. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị bệnh Crohn rất tốn kém. Vì vậy, khả năng chi trả toàn bộ chi phí là vô cùng quan trọng để không gây chậm trễ trong kế hoạch điều trị của bạn.

Hãy hỏi bác sĩ về các chương trình hỗ trợ từ các công ty dược phẩm có thể giúp giảm các khoản thanh toán và chi phí cho thuốc của bạn.

7. Nhóm hỗ trợ và thông tin

Cân nhắc hỏi bác sĩ hoặc nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn để biết thông tin liên hệ của nhóm hỗ trợ. Các nhóm hỗ trợ có thể trực tiếp hoặc trực tuyến. Chúng không dành cho tất cả mọi người, nhưng chúng có thể hỗ trợ tinh thần và cung cấp nhiều thông tin về phương pháp điều trị, chế độ ăn uống và thay đổi lối sống.

Bác sĩ của bạn cũng có thể có một số tài liệu quảng cáo hoặc tài liệu in khác mà bạn có thể mang theo bên mình. Họ cũng có thể đề xuất cho bạn một số trang web. Điều quan trọng nhất là sau khi nói chuyện với bác sĩ, bạn không còn bối rối về bất kỳ vấn đề gì.

8. Theo dõi những vấn đề sau khi đã bắt đầu điều trị

Khám bệnh
Hãy nhớ lên lịch cho cuộc hẹn tiếp theo trước khi rời đi

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy lên lịch cho cuộc hẹn tiếp theo của bạn trước khi rời khỏi văn phòng bác sĩ. Hãy hỏi bác sĩ những thông tin sau trước khi bạn đi:

  • Bác sĩ muốn bạn chú ý đến những triệu chứng nào trước cuộc hẹn tiếp theo?
  • Lần tư vấn sau sẽ bao gồm những gì, có gồm xét nghiệm chẩn đoán không?
  • Bạn có cần làm điều gì đặc biệt để chuẩn bị cho bài kiểm tra trong lần khám sau?
  • Cách lấy đơn thuốc và hỏi dược sĩ?
  • Phải làm gì trong trường hợp khẩn cấp?
  • Cách để liên hệ với bác sĩ của bạn (qua email, điện thoại hay tin nhắn)?
  • Nếu bạn đã thực hiện bất kỳ xét nghiệm chẩn đoán nào, hãy hỏi nhân viên văn phòng khi nào có kết quả và liệu họ có gọi điện trực tiếp cho bạn để thông báo được không?

9. Kết luận

Sức khỏe của bạn là ưu tiên. Vì vậy, bạn cần thoải mái làm việc với bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất có thể. Nếu bác sĩ của bạn không dành thời gian để cung cấp những thông tin bạn cần, bạn có thể tìm một bác sĩ mới.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

163 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan