Các triệu chứng cảnh báo viêm gan B

Viêm gan B là bệnh lý nhiễm trùng gan phổ biến nhất thế giới, đe dọa đến sức khỏe của bất kỳ đối tượng nào mắc phải. Việc không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm gan mạn tính là yếu tố nguy cơ hàng đầu hình thành xơ gan và ung thư gan. Vậy các dấu hiệu bị viêm gan siêu vi B là như thế nào?

1. Bệnh viêm gan B là gì?

Viêm gan B là loại viêm gan siêu vi thường gặp trên thế giới và Việt Nam cũng là một trong các quốc gia có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao nhất thế giới. Bệnh viêm gan B do virus HBV gây ra, có thể chia làm 2 giai đoạn viêm gan B cấp tính và mạn tính:

  • Viêm gan B cấp: là tình trạng bệnh phát triển trong thời gian ngắn (6 tháng), mặc dù virus xâm nhập nhưng người bệnh thường không có biểu hiện hoặc có triệu chứng nhẹ. Giai đoạn này viêm gan B hoàn toàn có thể điều trị khỏi và ít gặp phải di chứng.
  • Viêm gan B mạn tính: là các trường hợp virus đã xâm nhập vào cơ thể người từ 6 tháng trở lên hoặc thậm chí diễn tiến âm thầm trong nhiều năm. Nếu không được kiểm soát và điều trị thì rất dẫn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các biến chứng nguy hiểm có thể gây ra sau viêm gan B mạn tính gồm:

  • Bệnh não gan: là biến chứng nghiêm trọng khi bệnh nhân suy giảm chức năng gan, chất độc trong cơ thể không kịp đào thải có nguy cơ ngấm vào máu, ảnh hưởng tới não qua đường tuần hoàn. Khi não bộ tích tụ quá mức độc tố dễ dẫn tới tổn thương hệ thần kinh trung ương, người bệnh suy giảm nhận thức. Cuối cùng có thể gây phù não, thoát vị não, tử vong.
  • Xơ gan: là các trường hợp viêm gan mạn tính trong một thời gian dài khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng, hình thành những dải mô sẹo thay thế cho tế bào gan, làm thay đổi cấu trúc gan dẫn tới xơ gan.
  • Ung thư gan: viêm gan B mạn tính cũng làm tăng nguy cơ ung thư gan, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và có thể đe doạ tính mạng của người bệnh.

2. Các triệu chứng viêm gan siêu vi B

Các trường hợp viêm gan B cấp tính thường không có biểu hiện rõ ràng hoặc biểu hiện không nghiêm trọng, nên rất dễ bị bỏ qua. Đối với một vài trường hợp triệu chứng có thể là cảm giác mệt mỏi, chán ăn, nôn mửa, sốt, đau nhức gan hoặc có một số triệu chứng gần giống với cúm.

Mặt khác, các triệu chứng bị viêm gan B mạn tính gồm có:

  • Mệt mỏi kéo dài, xanh xao
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng sậm
  • Đau nhức xương khớp
  • Đau hạ sườn phải
  • Rối loạn tiêu hoá, đi cầu phân đen
  • Chướng bụng, phù chân
  • Xuất huyết dưới da
  • Nghiêm trọng có thể hôn mê do bệnh não gan

3. Các phương pháp điều trị viêm gan B

Hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu viêm gan B nên các phương pháp điều trị vẫn chủ yếu được áp dụng với mục đích hạn chế sự phát triển của virus, kiểm soát hiệu quả bệnh và giảm nguy cơ biến chứng. Các phương pháp điều trị viêm gan B chủ yếu là:

  • Thuốc tăng cường miễn dịch (tiêm interferon): có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể với kháng nguyên của virus HBV trên bề mặt tế bào gan. Tuy nhiên có thể có các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn.
  • Thuốc kháng virus dùng để loại bỏ HBV-DNA (thuốc ức chế sao chép virus viêm gan B) có thể được sử dụng nhưng chỉ khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh phải sử dụng thuốc nhiều năm hoặc thậm chí cả đời. Virus có thể hoạt động lại và gây tái nhiễm bệnh ở bất cứ thời điểm nào. Do đó, bệnh nhân phải thường xuyên thăm khám để theo dõi tình trạng sức khoẻ.
  • Ghép gan: là phương pháp được chỉ định ở bệnh nhân xơ gan mất bù do viêm gan B mạn tính. Tuy nhiên đây là phương pháp tốn kém và đòi hỏi tìm được lá gan phù hợp, khỏe mạnh mới có thể thực hiện được

Ngoài việc sử dụng thuốc thì bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính cũng cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, bổ sung thực phẩm giàu đạm tốt, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, trái cây và chọn các thức ăn mềm, dễ tiêu hoá. Ngoài ra, cần hạn chế thực phẩm có hại cho gan như đồ chiên, nhiều dầu mỡ, thực phẩm nhiều cholesterol như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, tôm,... thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn, quá cay, thực phẩm chưa được nấu chín. Người bệnh nhân duy trì cân nặng ở mức hợp lý, vận động nhẹ nhàng, thường xuyên

4. Phòng ngừa viêm gan B như thế nào?

Hiện nay việc tiêm vaccine phòng viêm gan B vẫn là phương pháp ngừa bệnh hiệu quả nhất. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính thì có thể dùng thuốc để kiểm soát tình trạng virus viêm gan B trong cơ thể. Vaccine viêm gan B mũi đầu nên tiêm càng sớm càng tốt, cần tiêm cho tất cả trẻ em trong vòng 24 giờ sau sinh và các mũi tiếp theo lúc 2,3,4 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Ngoài ra, các phương pháp phòng ngừa viêm gan B còn có:

  • Không dùng chung kim tiêm hoặc các dụng cụ khác đã tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể.
  • Đeo găng tay nếu phải chạm vào máu hoặc vết thương hở
  • Đảm bảo địa chỉ xăm hình/xỏ khuyên sử dụng các dụng cụ vô trùng
  • Không dùng chung đồ cá nhân, bàn chải, dao cạo râu hoặc đồ cắt móng tay
  • Quan hệ tình dục an toàn.

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh viêm gan B. Tốt nhất khi có dấu hiệu của người, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị theo tư vấn của các bác sĩ chuyên môn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

1.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan