Các phương pháp phẫu thuật ung thư đại tràng - Nguy cơ biến chứng

1. Phương pháp phổ biến trong phẫu thuật ung thư đại tràng

Phẫu thuật mở (mổ hở)

Đây là phương pháp phẫu thuật truyền thống được áp dụng rộng rãi để điều trị nhiều loại bệnh, trong đó có mổ khối u đại tràng. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo một vết cắt dài duy nhất trên bụng người bệnh để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng phụ thuộc vào phạm vi phát triển của khối u.

Phẫu thuật ít xâm lấn (nội soi)

Phương pháp nội soi được các chuyên gia đánh giá cao và được chỉ định nhiều hơn. Ưu điểm của phẫu thuật nội soi là ít đau, vết mổ nhỏ tránh mất thẩm mỹ, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, bệnh nhân hồi phục nhanh chóng trong giai đoạn đầu sau phẫu thuật.

Với phương pháp này, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch vài đường nhỏ từ 3 - 12mm trên bụng bệnh nhân để đưa những dụng cụ dài và nhỏ vào ổ bụng, dùng kính soi đặc biệt hoặc camera gắn trên đầu dụng cụ để xác định các vùng đại tràng bị tổn thương cần cắt bỏ. Sau khi cắt xong, bác sĩ sẽ rạch thêm một đường ngắn ở bụng để lấy bệnh phẩm ra ngoài.

Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng để điều trị ung thư đại tràng
Phẫu thuật nội soi cắt đại tràng để điều trị ung thư đại tràng

Bệnh nhân được thực hiện thêm một số thủ thuật giúp cho việc lưu thông đường tiêu hoá như: nối đại tràng, tạo hậu môn nhân tạo (tạm thời hoặc vĩnh viễn)

Sau ca phẫu thuật, tùy thuộc vào tình trạng người bệnh, một số trường hợp có thể được cân nhắc sử dụng hoá trị sau phẫu thuật ung thư đại tràng nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư có khả năng còn sót lại, giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Tuy có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng phương pháp mổ nội soi trong phẫu thuật ung thư đại tràng. Kỹ thuật này chống chỉ định với người có khối u quá lớn hoặc đã di căn sang các bộ phận khác mà không có khả năng cắt bỏ, người già tuổi cao sức yếu hoặc người có bệnh suy tim mạch, nhồi máu cơ tim, suy hô hấp, tắc ruột, viêm túi thừa đại tràng cấp.

2. Những nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật ung thư đại tràng

Bất kì phẫu thuật nào cũng tiềm ẩn các nguy cơ biến chứng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong ca mổ và yếu tố khách quan từ bệnh nhân. Một số biến chứng thường gặp sau phẫu thuật ung thư đại tràng như sau:

  • Biến chứng liên quan đến miệng nối : chảy máu, xì hoặc bục miệng nối, hẹp miệng nối, rò miệng nối thường xuất hiện trong khoảng 5 - 7 ngày sau mổ, gây áp xe hoặc viêm phúc mạc, lúc này bệnh nhân cần được mổ lại.
  • Nhiễm trùng vết mổ, chảy dịch
  • Tắc ruột có thể xảy ra sớm sau vài ngày hoặc vài năm sau phẫu thuật
  • Tổn thương các cơ quan lân cận

Mặc dù phẫu thuật ung thư đại tràng thường cho kết quả tốt nhưng các biến chứng ngắn hạn và dài hạn vẫn thường xảy ra. Các biến chứng này có liên quan đến tăng tỉ lệ tử vong và bệnh tật ở bệnh nhân, kéo dài thời gian nằm viện. Để giảm thiểu tối đa rủi ro, bác sĩ phẫu thuật cần tiến hành kiểm tra kĩ lưỡng trước khi phẫu thuật về tình trạng của bệnh nhân, thảo luận chi tiết về các biến chứng trong quá trình phẫu thuật cũng như hậu phẫu. Về phía bệnh nhân cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của y bác sĩ để hạn chế các biến chứng, mau chóng hồi phục sức khỏe.

Bệnh viện quốc tế đa khoa Vinmec đã thực hiện phẫu thuật điều trị thành công ung thư đại tràng cho hàng nghìn bệnh nhân cũng như các bệnh lý về đường tiêu hóa. Với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, bệnh viện Vinmec là địa chỉ tin cậy, uy tín, mang lại hiệu quả cao cho người bệnh

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụn

202 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan