Uống thuốc lao bị nổi mẩn đỏ và mụn

Tình trạng nổi mẩn đỏ hoặc một số phản ứng khác trên da sau khi uống thuốc lao là tác dụng phụ thường gặp trong quá trình điều trị lao. Tùy vào mức độ phản ứng khác nhau mà sẽ có những cách xử lý phù hợp.

1. Tìm hiểu về phản ứng da do uống thuốc lao

Trong quá trình điều trị bệnh lao, gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn là điều dễ gặp tùy theo mức độ nặng nhẹ và tình trạng khác nhau, trong đó nổi mụn hoặc mẩn đỏ được xem là tác dụng phụ của thuốc lao ở mức độ nhẹ.

Phản ứng mức độ nhẹ:

  • Loại 1: Biểu hiện là da có màu đỏ, có thể kèm theo mẩn ngứa, đôi khi gây đỏ mắt hoặc chảy nước mắt.
    • Nguyên nhân: Thường do Rifampicin và pyrazinamid gây ra.
    • Các biểu hiện thường mức độ nhẹ và tự khỏi, nếu thấy khó chịu có thể dùng thuốc kháng histamin.
  • Loại 2: Biểu hiện da có màu đỏ, có thể kèm theo mẩn ngứa da, có hoặc không xuất hiện phát ban kết hợp với cảm giác nóng bừng, đau đầu, hồi hộp, Tình trạng tăng huyết áp có hoặc không kèm theo; tình trạng này có thể xảy ra ngay lập tức sau khi ăn và thường hết trong vòng 2 giờ.
    • Nguyên nhân: Thường do tương tác giữa isoniazid với tyramin.

2. Chẩn đoán phản ứng da có xuất hiện mụn, mẩn đỏ

  • Bệnh nhân được chẩn đoán lao và điều trị các thuốc lao như: S,R,H,Z,E. Sau đó xuất hiện phản ứng da như mụn, mẩn đỏ hoặc các phản ứng khác.
  • Loại trừ các bệnh lý da khác: ban xuất huyết, viêm da tiếp xúc, nhiễm nấm, ghẻ, các nguyên nhân khác của mề đay, nhiễm virus như thủy đậu, rubella, herpes zoster, sởi, giang mai....
  • Phản ứng da giảm khi người bệnh ngưng thuốc lao, tiếp tục dùng thuốc thì phản ứng da xuất hiện.

3. Uống thuốc lao bị nổi mẩn đỏ phải làm sao?

Đối với các mức độ phản ứng khác nhau, người dùng có thể tham khảo cách xử lý dưới đây:

  • Phản ứng da nhẹ có thể tiếp tục sử dụng thuốc lao, cho kháng histamine;
  • Phản ứng vừa và nặng: Ngưng dùng thuốc lao và điều trị triệu chứng chống ngứa, giảm đau, hạ sốt, kháng sinh nếu có nhiễm trùng, steroids tại chỗ hay toàn thân, truyền dịch;
  • Cho đến khi phản ứng da giảm hoặc mất hoàn toàn: Thử thuốc để xác định thuốc gây ra phản ứng da, tiến hành thử từng loại thuốc lao theo liều tăng dần trong 3 hoặc 7 ngày tùy phác đồ. Nếu xuất hiện phản ứng da thì có thể kết luận thuốc gây phản ứng da.
  • Giải mẫn cảm:
    • Mục đích nhằm tạo ra dung nạp thuốc. Đối với trường hợp phản ứng da nặng, nên cẩn trọng, cân nhắc giữa lợi và hại;
    • Giải mẫn cảm bằng đường uống được cho là an toàn, đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả thành công cao có thể đạt tỉ lệ 80%;
    • Có nhiều protocol khác nhau tuy nhiên nguyên tắc chung là: Liều đầu tiên bằng 1/10 liều đầu trong thử thuốc, tăng liều lên gấp 2, dùng 2 lần/ngày cho đến khi đạt liều khuyến cáo. Duy trì liều khuyến cáo trong 3 ngày sau đó điều chỉnh liều.
    • Có 3 cách: cổ điển, giải mẫn cảm uống nhanh và giải mẫn cảm tăng dần.

Trên đây là thông tin uống thuốc lao bị nổi mẩn đỏ và các phản ứng da khi dùng thuốc lao. Liên hệ bác sĩ hoặc đi kiểm tra tại cơ sở y tế ngay khi có các biểu hiện để được hỗ trợ và tiếp nhận phương án điều trị phù hợp, an toàn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan