Tìm hiểu về thuốc Aclidinium và Formoterol

Thuốc Aclidinium và Formoterol được dùng điều trị tắc nghẽn ở phổi. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cũng đem lại những tác dụng phụ không mong muốn. Cùng tìm hiểu về thuốc Aclidinium và Formoterol để có cách dùng hiệu quả, tránh tác dụng phụ.

1. Công dụng của thuốc Aclidinium và Formoterol

Thuốc Aclidinium và Formoterol được dùng điều trị cho bệnh nhân mắc chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD. Thuốc Aclidinium và Formoterol được sử dụng điều trị cho bệnh nhân mắc hội chứng viêm phế quản hay khí phế thũng. Nhưng nếu bạn mắc phải phế quản co thắt công dụng của thuốc sẽ bị hạn chế hoặc không phát huy tác dụng. Một số trường hợp bạn cần báo cho bác sĩ và điều trị nếu bệnh lý hô hấp sau khi dùng thuốc không giảm. Đối với người bệnh đã được chẩn đoán hen suyễn không thể điều trị bằng thuốc này.

2. Liều dùng và phòng quá liều thuốc Aclidinium và Formoterol

2.1 Liều dùng thuốc Aclidinium và Formoterol

Liều dùng tối đa cho một ngày là 2 lần. Bạn cần phân chia thời gian dùng vào buổi sáng và tối nếu bác sĩ chỉ định dùng 2 lần/ ngày. Một số bệnh nhân mắc hội chứng COPD nhẹ và trung bình có thể được chỉ định dùng 1 lần/ ngày. Đây là thuốc dạng hít nên bạn cần tham khảo thêm cách sử dụng từ bác sĩ nếu lần đầu sử dụng.

2.2 Phòng tránh dùng thuốc quá liều

Trong thời gian 24 giờ tính từ lần đầu bạn sử dụng thuốc, nếu dùng trên 2 liều sẽ được tính là quá liều. Một số trường hợp có thể dùng quá liều do quên liều mà bù lại. Để tránh tình trạng lạm dụng thuốc quá liều thì bạn nên đặt lịch nhắc hẹn. Hãy duy trì khoảng cách giữa các liều dùng trong ngày và cố gắng ghi nhớ thời gian sử dụng lần tiếp theo.

Nếu bạn lỡ quên một liều và đến thời gian dùng liều thứ 2 trong ngày thì hãy bỏ qua liều dùng bỏ quên. Nếu bạn xịt thuốc 2 lần cùng một thời điểm sẽ tăng nguy hiểm cho cơ thể nhiều hơn.

3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Aclidinium và Formoterol

Trước khi sử dụng thuốc, bạn cần kiểm tra sức khỏe. Đồng thời thuốc này, cần có chỉ định kê đơn cùng hướng dẫn cụ thể cách dùng từ bác sĩ. Bạn cần lưu ý rằng những tình huống nguy hiểm bạn cần được bác sĩ cấp cứu. Khi vấn đề hô hấp trở nên nguy kịch thuốc sẽ không phát huy công dụng. Một số bệnh nhân không biết điều này đã nghi ngờ công dụng của thuốc.

Sau khi nắm rõ được những hướng dẫn của bác sĩ, bạn cũng đừng quên học cách bảo quản thuốc. Thuốc điều trị bệnh đường hô hấp thường cần bảo quản kín và chỉ mở ra khi sử dụng ngay lập tức. Nếu bạn mở ra trước khi dùng có thể làm thành phần bên trong tiếp xúc không khí biến đổi dược tính gây nguy hiểm đến hệ hô hấp.

Thời gian tối đa để sử dụng thuốc Aclidinium và Formoterol là 2 tháng kể từ lần dùng đầu tiên. Bạn không nhất thiết phải dùng hết thuốc mới ngừng. Một số bệnh nhân có khả năng hồi phục tốt bác sĩ sẽ cân nhắc cho ngừng thuốc sớm hơn dự kiến. Nhưng nếu nguyên nhân ngừng thuốc Aclidinium và Formoterol là do bạn quyết định khi thấy cơ thể tốt nên thì sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe và làm giảm tác dụng của thuốc.

Không sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ là nguyên nhân gây ra tác dụng phụ nguy hiểm. Dừng thuốc đột ngột thường có nguy cơ gây nhờn thuốc, làm giảm tác dụng nếu tiến hành điều trị cho những lần sau.

4. Phản ứng phụ của thuốc

Phản ứng phụ có thể xuất hiện bên ngoài cơ thể hoặc trong hệ hô hấp. Khi phản ứng phụ xuất hiện bên ngoài bạn cần chú ý biểu hiện bất thường vùng mặt hoặc trên da. Khuôn mặt có thể sưng phù to hơn hoặc bạn cảm thấy khó thở hay nổi mề đay sau khi dùng thuốc.

Ngoài ra cần chú ý khi khả năng hô hấp kém dần nếu bạn mới sử dụng thuốc. Một vài biểu hiện nguy hiểm hơn sẽ dẫn đến nhức mỏi vai gáy hoặc rối loạn nhịp tim. Trong các kết quả điều trị thống kê, rối loạn chức năng tiểu tiện cũng nằm trong danh sách tác dụng phụ của thuốc Aclidinium và Formoterol.

Dựa vào nghiên cứu và theo dõi bệnh nhân, có một số người bệnh gặp vấn đề nhãn khoa. Dấu hiệu suy giảm thị lực ảnh hưởng khả năng nhìn hoặc sưng đau ở mắt cần được lưu ý. Thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây tăng đường huyết làm bệnh nhân choáng váng mệt mỏi. Nếu cơ thể không kịp thời cung cấp đủ lượng kali cần thiết sẽ dẫn đến thiếu máu.

5. Tương tác xuất hiện khi sử dụng thuốc Aclidinium và Formoterol

5.1 Tương tác do bệnh lý nền

Một số đối tượng mắc bệnh tâm lý hay chức năng hệ tuần hoàn suy yếu cần tránh dùng thuốc Aclidinium và Formoterol. Cụ thể là:

  • Bệnh đường huyết
  • Bệnh tim
  • Bệnh động kinh
  • Tăng nhãn áp
  • Rối loạn tuyến giáp
  • Bệnh nhân tiểu đường
  • Người mắc chứng phì đại tuyến tiền liệt
  • Bệnh nhân gặp khó khăn khi tiểu tiện
  • Phụ nữ mang thai
  • Phụ nữ sau sinh cho con bú

5.2 Tương tác do dùng chung nhiều loại thuốc

Một số nhóm thuốc xuất hiện tương tác khi không may dùng chung với thuốc Aclidinium và Formoterol:

  • Nhóm thuốc chống nấm
  • Thuốc kháng virus
  • Thuốc cảm
  • Thuốc trị tâm lý....
  • Thuốc giãn phế quản có thành phần Formoterol, Arformoterol, Indacaterol...

5.3 Tương tác do thực phẩm

Thuốc Aclidinium và Formoterol có thể gây dị ứng khi cơ thể hấp thụ protein từ các loại sữa. Đặc biệt thuốc cũng dễ gây ra dị ứng cho người sử dụng, nếu không chú ý đến thành phần của thuốc khi dùng.

Thuốc Aclidinium và Formoterol có thể điều trị bệnh lý COPD. Tuy nhiên trong khi sử dụng bạn cần lưu ý những tương tác và tác dụng phụ để tránh mắc sai lầm. Mọi thông tin về thuốc có thể hỏi và nhận tư vấn từ bác sĩ. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

242 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan