Thuốc Tylophen: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Tylophen hay còn được gọi với tên chung là Acetaminophen. Một loại thuốc có tác dụng làm giảm các cơn đau và hạ sốt nhanh chóng. Hiện nay, tylophen được sử dụng rất phổ biến, tuy nhiên khi sử dụng thuốc tylophen cần phải lưu ý về chỉ định của thuốc. Tránh sử dụng thuốc một cách bừa bãi dẫn tới các phản ứng phụ của thuốc.

1. Công dụng của thuốc tylophen

Thuốc tylophen được sử dụng để điều trị các cơn đau nhẹ đến trung bình từ đau nhức đầu, đau bụng kinh, đau răng, đau nhức cơ, xương khớp, đau lưng, viêm khớp hoặc đau nhức do cảm lạnh hoặc cảm cúmhạ sốt.

Acetaminophen có trong tylophen có tác dụng kiểm soát các cơn đau từ nhẹ đến trung bình một cách nhanh chóng và giúp cho cơ thể hạ sốt tốt hơn.

2. Hướng dẫn sử dụng tylophen đúng cách

Tylophen được thường được sản xuất ở dạng uống thường là ở dạng viên nén, viên nang, thuốc bột, ở dạng dung dịch lỏng như xi-rô hoặc cũng có thể ở dạng tiêm.

Vì tylophen được sản xuất ở nhiều dạng thuốc khác nhau nên bệnh nhân hãy sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn của từng loại thuốc. Liều lượng của thuốc sẽ do bác sĩ quy định và phụ thuộc vào cân nặng, tuổi tác của người bệnh. Không được phép dùng nhiều hơn liều lượng được khuyến cáo.

Nếu cho trẻ sử dụng tylophen, hãy đảm bảo rằng bạn sử dụng loại thuốc dành cho trẻ em. Liều lượng của thuốc tylophen sẽ phụ thuộc vào cân nặng của trẻ và độ tuổi của chúng. Và chỉ được phép cho trẻ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Đối với thuốc tylophen ở dạng dung dịch, hãy lắc kỹ thuốc trước khi sử dụng. Lấy một lượng thuốc đong ra bằng thìa hoặc dụng cụ cho trẻ uống thuốc như ống hút nhỏ giọt để đảm bảo đúng liều lượng thuốc. Không nên sử dụng thìa hay muỗng ăn hàng ngày vì không chính xác.

Đối với tylophen ở dạng viên nén, hãy nhai hoặc để ngậm thuốc tan trong miệng, sau đó uống cùng với nước hoặc không. Khi thuốc ở dạng viên nhai, hãy nhai kỹ thuốc trước khi nuốt.

Tylophen ở dạng viên nang thì khi uống, không nghiền nát hoặc nhai thuốc. Bởi làm như vậy có thể giải phóng tất cả các thành phần trong thuốc ra cùng một lúc, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Ngoài ra, không nên bẻ nhỏ các viên thuốc ra trừ khi trên viên thuốc có chia vạch và được bác sĩ yêu cầu làm như vậy. Hãy nuốt toàn bộ viên thuốc mà không cần nhai nát chúng ra.

Đối với thuốc tylophen ở dạng viên sủi, hãy cho viên sủi vào một cốc nước vừa rồi đợi tan hết và uống.

Thuốc giảm đau tylophen sẽ phát huy công dụng tốt nhất nếu chúng được sử dụng khi những dấu hiệu đầu tiên của cơn đau xuất hiện. Nếu bạn đợi cho đến khi các triệu chứng trở nên dần tồi tệ hơn, thuốc có thể không phát huy hiệu quả. Tylophen có thể được sử dụng cùng với thức ăn hoặc không, tùy theo bác sĩ yêu cầu.

Không dùng tylophen khi bị sốt quá 3 ngày trừ khi có chỉ định được phép làm như vậy của bác sĩ. Đối với người lớn, không dùng thuốc này để giảm đau cho cơn đau kéo dài quá 10 ngày (và quá 5 ngày ở trẻ nhỏ) trừ trường hợp bác sĩ yêu cầu. Nếu trẻ bị đau họng (đặc biệt là sốt cao, nhức đầu hoặc buồn nôn, nôn). Hãy tham khảo ý kiến ​​bác để được tư vấn kỹ lưỡng.

Nên uống thuốc đều đặn đúng như những gì bác sĩ chỉ dẫn. Ghi nhớ uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Không nên sử dụng thiếu hoặc thừa liều lượng cho phép.

Hãy cho bác sĩ biết nếu tình trạng bệnh của bạn vẫn tồn tại hoặc trở nên xấu đi hoặc nếu xuất hiện các triệu chứng nào khác. Nếu thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào nên đến ngay trung tâm y tế để được hỗ trợ.

Thuốc Valerian có thể gây nhức đầu cho một số người bệnh
Thuốc tylophen được sử dụng để điều trị các cơn đau

3. Những tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc tylophen

Hầu như, tất cả các loại thuốc đều có thể gây ra tác dụng phụ. Đối với tylophen, nhiều người sử dụng thường không thấy có tác dụng phụ hoặc tác dụng phụ rất nhỏ. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào, cần phải báo ngay cho bác sĩ để nhận được chăm sóc y tế. Thường các tác dụng phụ hay gặp nhất được báo cáo lại là:

  • Nôn, buồn nôn
  • Đau bụng, táo bón
  • Nhức đầu, chóng mặt
  • Khó ngủ.

Các tác dụng phụ trên thường sẽ biến mất ngay sau khi cơ thể đáp ứng với thuốc hoặc bạn ngừng sử dụng thuốc. Hầu hết, tất cả các trường hợp dùng thuốc tylophen đều không thấy có bất kỳ tác dụng phụ nào khác.

Mặc dù cực kỳ hiếm gặp, nhưng một số người khi dùng tylophen vẫn thấy xuất hiện các tác dụng phụ rất nghiêm trọng, chẳng hạn như:

  • Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng như: Phát ban, nổi mề đay, ngứa, da đỏ, sưng, phồng rộp hoặc bong tróc có hoặc không kèm theo sốt.
  • Thở khò khè tức ngực hoặc cổ họng như: Khó thở, hoặc khó nuốt, đau họng, khàn giọng bất thường.
  • Sưng miệng, mặt, môi, lưỡi, hoặc cổ họng.
  • Các vấn đề về gan như nước tiểu màu vàng sẫm, cảm thấy mệt mỏi, không có cảm giác đói, khó chịu ở dạ dày hoặc đau dạ dày, phân bạc màu, nôn mửa, da hoặc mắt vàng.

Nhận trợ giúp y tế khẩn cấp ngay lập tức, nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng, dấu hiệu nào như ở trên.

Đây không phải là toàn bộ danh sách các tác dụng phụ có thể xảy ra khi bạn sử dụng tylophen. Nếu bạn nhận thấy các tác dụng khác không được liệt kê ở trên, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn cách giải quyết cụ thể.

Zanaflex có thể gây tình trạng nôn mửa ở một số người dùng
Nôn, buồn nôn là một trong các tác dụng phụ hay gặp nhất khi sử dụng thuốc tylophen

4. Những loại thuốc, sản phẩm nào có thể tương tác với tylophen?

Tương tác của thuốc có thể làm thay đổi cách hoạt động của chúng hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ. Trong bài viết này, không bao gồm tất cả các loại sản phẩm có thể tương tác với thuốc tylophen.

Trước khi sử dụng thuốc, hãy nói cho bác sĩ biết về toàn bộ các loại thuốc, các loại thực phẩm chức năng, sản phẩm thảo dược, vitamin,... nếu bạn đang sử dụng chúng.

Một số sản phẩm có thể tương tác với thuốc tylophen và làm ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc này có thể kể tới như:

  • Thuốc kháng nấm ketoconazole
  • Thuốc chống đông máu như warfarin
  • Imatinib
  • Isoniazid
  • Busulfan
  • Sodium fusidate
  • Các loại thuốc giảm đau khác có chứa Acetaminophen
  • Đồ uống có cồn như: Rượu, bia

Tất cả các loại thuốc trên sẽ có ảnh hưởng nhất định tới hoạt động của tylophen. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn phải cho bác sĩ biết về chúng.

Thuốc tylophen còn có thể ảnh hưởng tới kết quả một số xét nghiệm y tế, dẫn tới kết quả xét nghiệm sai. Vì thế, trước khi làm bất cứ xét nghiệm nào, cần phải nói cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế biết nếu bạn đang sử dụng tylophen.

Tương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc Rapamune hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng
Trước khi sử dụng thuốc Tylophen hãy nói cho bác sĩ biết về toàn bộ các loại thuốc bạn đang dùng

5. Những lưu ý về thuốc tylophen

Một số lưu ý mà bệnh nhân nên biết trước khi sử dụng tylophen, giúp tăng hiệu quả của thuốc và làm giảm nguy cơ mắc tác dụng phụ, bao gồm:

  • Sử dụng quá liều lượng tylophen cho phép có thể làm tổn thương gan nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới tử vong. Đối với người lớn không nên dùng nhiều hơn 4000 miligam (4 gam) tylophen mỗi ngày. Với những người có vấn đề về gan và trẻ em nên dùng tylophen với liều lượng thấp hơn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng tylophen nên dùng bao nhiêu là thích hợp.
  • Thận trọng sử dụng cho người trên 60 tuổi và trẻ em dưới 12 tuổi và cần được theo dõi khi dùng thuốc.
  • Không sử dụng tylophen với bất kỳ loại thuốc nào khác có chứa acetaminophen mà không được sự đồng ý từ bác sĩ. Vì nếu sử dụng đồng thời cả hai thuốc cùng một lúc, sẽ dẫn tới ngộ độc do quá liều. Hãy kiểm tra thông tin tất cả các loại thuốc mà bạn dùng để xem chúng có chứa acetaminophen hay không và nên hỏi lại bác sĩ nếu bạn không chắc chắn.
  • Nhận trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn dùng quá liều lượng tylophen, ngay cả khi bạn cảm thấy không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào có liên quan tới quá liều. Các dấu hiệu quá liều có thể bao gồm: Buồn nôn, nôn, chán ăn, ăn không ngon, tăng tiết mồ hôi, co thắt hoặc đau dạ dày hay bụng, tiêu chảy, cảm giác rất mệt mỏi, vàng mắt hoặc da, nước tiểu sẫm màu, thậm chí là bất tỉnh.
  • Hãy chia sẻ cho bác sĩ biết nếu bạn từng bị suy gan, suy thận nặng, có thói quen lạm dụng rượu, bia. Nếu như bạn sử dụng rượu, bia hàng ngày khi kết hợp với tylophen có thể dẫn tới suy giảm chức năng gan.
  • Thuốc tylophen ở dạng dung dịch lỏng, viên nén, bột hòa tan hay viên dạng sủi có thể chứa đường hoặc aspartame. Cần thận trọng nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, phenylceton niệu (PKU), hoặc bất kỳ tình trạng nào khác. Nếu bạn gặp phải trường hợp nào ở trên, hãy nói cho bác sĩ biết.
  • Cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai trước khi sử dụng thuốc tylopen. Nếu như đang mang thai thì tylophen không được khuyến khích để sử dụng.
  • Acetaminophen trong tylophen có thể đi vào trong sữa mẹ. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho con bú.

Sử dụng tylophen mặc dù rất hiếm khi xảy ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu như không tuân thủ sử dụng thuốc đúng cách sẽ xảy ra nhiều tình trạng xấu cho cơ thể thậm chí là tử vong. Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi sử dụng, người bệnh cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác, tránh tình trạng sử dụng quá liều.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: Webmd.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

592 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Abab 325mg
    Công dụng thuốc Abab 325mg

    Abab 325mg là một loại thuốc được chỉ định giảm đau, hạ sốt trong các trường hợp nhẹ đến vừa. Để sử dụng thuốc đạt được hiệu quả tốt nhất người dùng cần nắm rõ những thông tin về công ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Rhutazil
    Công dụng thuốc Rhutazil

    Rhutazil có chứa các thành phần là Acetaminophen 500mg, Loratadin 5mg, Dextromethorphan HBr 7.5 mg dưới dạng viên nén, có tác dụng làm giảm các triệu chứng của cảm cúm như ho, sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt, nghẹt ...

    Đọc thêm
  • manophen
    Công dụng thuốc Manophen

    Thuốc Manophen chứa hoạt chất Tramadol và Acetaminophen được chỉ định trong điều trị các cơn đau ngắn cấp tính và mạn tính mức độ trung bình đến nặng. Cùng tìm hiểu về công dụng và các lưu ý khi ...

    Đọc thêm
  • thuốc Anolor 300
    Công dụng thuốc Anolor 300

    Thuốc Anolor 300 được chỉ định sử dụng nhằm điều trị chứng đau đầu do co cơ hoặc căng thẳng. Thuốc bao gồm các thành phần như acetaminophen, butalbital và caffeine, giúp giảm cơn đau đầu hiệu quả và nhanh ...

    Đọc thêm
  • Cetafenac
    Công dụng thuốc Cetafenac

    Thuốc Cetafenac có thành phần bao gồm hoạt chất Acetaminophen, Natri Diclofenac và các loại tá dược khác với lượng vừa đủ. Đây là loại thuốc giảm đau, hạ sốt và chống viêm phi Steroid. Thuốc được bào chế dưới ...

    Đọc thêm