Thông tin về thuốc Dupixent

Thuốc Dupixent là một loại thuốc sinh học được bào chế dạng thuốc tiêm. Dupixent dùng để điều trị tình trạng viêm nhiễm. Cùng tìm hiểu thông tin của thuốc Dupixent qua bài viết sau đây.

1. Dupixent là thuốc gì?

Dupixent chứa hoạt chất Dupilumab, là một kháng thể đơn dòng ở người, một loại thuốc sinh học.

Cơ chế hoạt động của Dupixent là ức chế phản ứng viêm bằng cách liên kết với protein gọi là tiểu đơn vị alpha thụ thể interleukin-4 (IL-4) (IL-4Ra) gây viêm.

Thuốc Dupixent được bào chế dưới dạng thuốc tiêm, một ống tiêm chứa một liều duy nhất và được tiêm dưới da.

Thuốc tiêm Dupixentthuốc kê toa, được chỉ định trong các trường hợp sau đây:

  • Viêm da dị ứng vừa đến nặng (eczema): Dupixent được sử dụng ở người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi sử dụng các thuốc kê đơn tại chỗ (như kem bôi,...) không đáp ứng điều trị. Dupixent cũng có thể được chỉ định khi người bệnh không thể điều trị bằng kem bôi da.
  • Một số dạng hen suyễn từ trung bình đến nặng: Dupixent được sử dụng như một phương pháp điều trị bổ sung để giúp ngăn ngừa các triệu chứng hen suyễn ở người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Là một phương pháp điều trị bổ sung, Dupixent được sử dụng cùng với một hoặc nhiều loại thuốc khác. Tuyệt đối không nên sử dụng Dupixent để điều trị cơn hen suyễn đột ngột.
  • Viêm xoang mãn tính kèm theo polyp mũi: Dupixent được sử dụng như một phương pháp điều trị bổ sung cho người lớn có các triệu chứng không được kiểm soát tốt.
  • Ngoài ra, Dupixent được sử dụng để điều trị viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, nặng ít nhất 40kg.

2. Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Dupixent là gì?

Giống như hầu hết các thuốc khác, thuốc Dupixent có thể gây ra tác dụng phụ nhẹ hoặc nghiêm trọng.

Các tác dụng phụ phổ biến của Dupixent có thể thay đổi tùy theo tình trạng mà nó đang điều trị. Ngoài ra, hãy nhớ rằng tác dụng phụ của thuốc có thể phụ thuộc vào: tuổi, tình trạng sức khỏe, các thuốc khác đang dùng. Một số tác dụng phụ của Dupixent có thể tiếp tục trong thời gian điều trị. Nhưng không có tác dụng phụ lâu dài nào được biết là ảnh hưởng đến người bệnh sau khi họ ngừng dùng thuốc.

Một số tác dụng phụ nhẹ phổ biến sau: phản ứng tại chỗ tiêm, đau họng, viêm kết mạc, khó ngủ, đau răng, đau khớp, viêm dạ dày, tăng bạch cầu ái toan, phát ban trên mặt. Những triệu chứng này có thể biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng từ Dupixent có thể xảy ra, nhưng chúng không phổ biến. Nếu gặp các triệu chứng sau đây hãy đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được chăm sóc y tế: viêm mạch đây là một triệu chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng có thể xảy ra nếu người bệnh bị hen suyễn và ngừng hoặc giảm sử dụng thuốc steroid, loét giác mạc, phản ứng dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ.

Trên đây là danh sách các tác dụng phụ phổ biến đã được báo cáo khi dùng thuốc Dupixent. Tuy nhiên, đây không phải tất cả những tác dụng phụ gặp phải, trong quá trình sử dụng nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác hãy thông báo với bác sĩ điều trị.

3. Liều dùng của thuốc tiêm Dupixent

3.1. Trường hợp bệnh viêm da dị ứng

Ở người lớn:

  • Liều ban đầu: 600 mg tiêm dưới da (hai lần tiêm 300mg ở các vị trí khác nhau)
  • Liều duy trì: 300 mg tiêm dưới da mỗi tuần

Ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi:

  • 5 đến dưới 15 kg: Liều ban đầu và liều duy trì: 200 mg tiêm dưới da (một lần tiêm 200 mg) cứ sau 4 tuần
  • 15 đến dưới 30 kg: Liều ban đầu và liều duy trì: 300 mg tiêm dưới da (một lần tiêm 300 mg) cứ sau 4 tuần

Ở trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi:

  • 15 đến dưới 30 kg: Liều ban đầu: 600 mg tiêm dưới da (hai lần tiêm 300 mg ở các vị trí khác nhau). Liều duy trì: 300 mg tiêm dưới da cứ sau 4 tuần

30 đến dưới 60 kg:

  • Liều ban đầu: 400 mg tiêm dưới da (hai lần tiêm 200 mg ở các vị trí khác nhau). Liều duy trì: 200 mg tiêm dưới da mỗi tuần

60 kg trở lên:

  • Liều ban đầu: 600 mg tiêm dưới da (hai lần tiêm 300 mg ở các vị trí khác nhau)
  • Liều duy trì: 300 mg tiêm dưới da mỗi tuần

3.2. Trường hợp bệnh hen suyễn

Ở người lớn:

  • Liều ban đầu: 400 mg tiêm dưới da (hai lần tiêm 200 mg ở các vị trí khác nhau) hoặc 600 mg tiêm dưới da (hai lần tiêm 300 mg ở các vị trí khác nhau).
  • Liều duy trì: 200 mg tiêm dưới da mỗi tuần hoặc 300 mg tiêm dưới da mỗi hai tuần

Đối với những bệnh nhân cần dùng đồng thời corticosteroid đường uống hoặc bị viêm da dị ứng từ trung bình đến nặng:

  • Liều ban đầu: 600 mg tiêm dưới da
  • Liều duy trì: 300 mg tiêm dưới da mỗi tuần.

Ở trẻ em từ 6 đến 11 tuổi:

  • 15 đến dưới 30 kg: Liều ban đầu và liều duy trì: 100 mg mỗi tuần hoặc 300 mg cứ sau 4 tuần
  • 30kg trở lên: Liều ban đầu và liều duy trì: 200 mg mỗi tuần

Ở trẻ em từ 12 tuổi trở lên: liều khuyến cáo giống ở người lớn.

3.3. Trường hợp bệnh viêm xoang

Ở người lớn:

  • Liều khuyến cáo 300mg tiêm dưới da mỗi tuần.

3.4. Trường hợp bệnh viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan

Ở người lớn:

  • Liều khuyến cáo 300 mg tiêm dưới da mỗi tuần.

Ở trẻ em:

  • Liều khuyến cáo là 300 mg tiêm dưới da mỗi tuần

3.5. Cách xử trí khi quên liều Dupixent?

Nếu người bệnh quên liều Dupixent, hãy tiêm liều đó trong vòng 7 ngày sau khi quên. Nhưng nếu trễ hơn 7 ngày, hãy bỏ qua liều đã quên. Sau đó, đợi đến lúc dùng liều Dupixent theo lịch trình tiếp theo.

Tuyệt đối không nên sử dụng gấp đôi liều Dupixent để bù vào liều đã quên.

4. Những thận trọng khi sử dụng thuốc Dupixent

  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc tiêm Dupixent nếu người bệnh quá mẫn với dupilumab hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Tránh sử dụng vaccin sống.
  • Viêm kết mạc và viêm giác mạc: Khuyên bệnh nhân báo cáo tình trạng mắt mới khởi phát hoặc tình trạng xấu đi của các triệu chứng cho bác sĩ điều trị trong quá trình sử dụng thuốc Dupixent.
  • Giảm liều lượng Corticosteroid: Không ngừng dùng thuốc toàn thân, tại chỗ hoặc corticosteroid dạng hít đột ngột khi bắt đầu dùng Dupixent.
  • Nhiễm ký sinh trùng (giun sán): Điều trị nhiễm trùng giun sán trước đó bắt đầu dùng Dupixent. Nếu bệnh nhân bị nhiễm bệnh trong khi dùng thuốc Dupixent và không đáp ứng với điều trị bằng thuốc chống giun sán, hãy ngừng sử dụng Dupixent đến khi hết nhiễm trùng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, drugs.com

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

3.8K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan