Tác dụng thuốc nhỏ mắt Biracin

Thuốc nhỏ mắt Biracin E với thành phần chính là Tobramycin 5ml, được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn mắt. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng, cách sử dụng thuốc hiệu quả qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc nhỏ mắt Biracin E là gì?

Thuốc nhỏ mắt Biracin E thuộc nhóm thuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họng, bào chế dưới dạng dung dịch thuốc nhỏ mắt và đóng gói theo hộp 1 lọ 5ml.

Thuốc có thành phần chính là Tobramycin hàm lượng 5ml, với công dụng điều trị nhiễm khuẩn mắt. Thuốc được chỉ định sử dụng theo đơn của bác sĩ.

2. Tác dụng của thuốc nhỏ mắt Biracin E

Thuốc nhỏ mắt Biracin E có chứa thành phần chính là Tobramycin, đây là kháng sinh thuộc phân nhóm kháng sinh Amynoglycosid, có tác dụng diệt khuẩn với nhiều loại vi khuẩn hiếu khí ( tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, lậu cầu, ...). Do đó, thuốc Biracin E được chỉ định sử dụng trong một số trường hợp như:

  • Nhiễm khuẩn mắt do các chủng nhạy cảm: Viêm mi mắt, viêm giác mạc, viêm kết mạc, viêm túi lệ.
  • Ngăn ngừa nhiễm khuẩn mắt sau phẫu thuật mắt.

3. Liều lượng - Cách dùng thuốc nhỏ mắt Biracin E

Cách dùng:

  • Nhỏ trực tiếp thuốc Biracin E lên mắt.
  • Trước khi sử dụng nên lắc đều hộp thuốc.
  • Không để mi mắt chạm vào đầu lọ nhỏ để tránh nhiễm khuẩn.

Liều dùng:

  • Trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ, trung bình: Nhỏ từ 1 đến 2 giọt vào kết mạc, 4 lần 1 giờ.
  • Trường hợp nhiễm khuẩn nặng: Nhỏ từ 2 giọt/ giờ vào kết mạc cho đến khi cải thiện, sau đó giảm số lần nhỏ thuốc xuống.

Cần lưu ý: Nên dùng thuốc Biracin E cho từng người bệnh, không dùng chung thuốc để tránh lây nhiễm, khi sử dụng tránh để lọ thuốc chạm vào mi mắt và chỉ sử dụng thuốc 15 ngày sau khi mở nắp.

4. Chống chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt Biracin E

Thuốc Biracin E không được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh quá mẫn với thành phần có trong thuốc hay với các kháng sinh Aminoglycosid.
  • Không dùng thuốc Biracin E cho phụ nữ có thai hay đang trong thời kỳ cho con bú.
  • Người bệnh thường xuyên bị nhạy cảm ở mắt, kích ứng mắt, viêm mắt dị ứng, đau mắt đỏ.

5. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Biracin E

Rất hiếm khi sử dụng thuốc Biracin E xảy ra các phản ứng phụ. Có khoảng ≤ 3% người bệnh được điều trị với thuốc có xuất hiện quá mẫn và độc tính tại nơi sử dụng như ngứa mí mắt, sưng mắt hay ban đỏ kết mạc, tăng nhãn áp.

Ngoài ra có thể gặp tình trạng đau đầu, buồn nôn và nôn, sốt, phát ban, nổi mề đay,...

Người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Biracin E.

6. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc nhỏ mắt Biracin E

Dưới đây là một số lưu ý khi dùng thuốc Biracin E điều trị:

  • Ngưng dùng thuốc nếu xảy ra các phản ứng mẫn cảm.
  • Thuốc Biracin E cũng giống như với các kháng sinh khác, nếu sử dụng thời gian dài có thể dẫn đến phát triển quá mức của các vi khuẩn không nhạy cảm, trong đó có nấm. Nếu trường hợp bội nhiễm xảy ra, điều trị thích hợp nên được bắt đầu.
  • Chưa có nghiên cứu đầy đủ ở phụ nữ mang thai khi sử dụng thuốc Biracin E. Vì thế, chỉ nên được sử dụng thuốc trong thời gian mang thai khi thật cần thiết.
  • Tobramycin được biết có thể tiết vào sữa mẹ với lượng nhỏ, tuy nhiên không ảnh hưởng gì đối với trẻ đang bú mẹ.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định, liều lượng thuốc để nhanh có hiệu quả.
  • Cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hoặc đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích trong quá trình dùng thuốc.
  • Không sử dụng thuốc Biracin E hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc.
  • Tránh để thuốc Biracin E ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.
  • Không để thuốc Biracin E gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.

Trên đây là những thông tin về dòng thuốc nhỏ mắt Biracin E, người bệnh nên tham khảo kỹ hướng dẫn dùng thuốc. Nếu trong thời gian điều trị xuất hiện các triệu chứng ban đỏ, ngứa mi mắt, viêm giác mạc đốm, tăng chảy nước mắt,.... cần ngưng sử dụng thuốc và liên hệ cho bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

38.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan