Tác dụng phụ của thuốc giãn cơ

Chứng đau cơ do vận động quá mức, đau do chấn thương cơ hay do rối loạn hệ cơ xương khớp rất thường gặp trong cuộc sống hiện đại. Dựa vào nguyên nhân và mức độ đau, bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng một hay nhiều loại thuốc giảm đau khác nhau, trong đó có thuốc giãn cơ. Vậy thuốc giãn cơ tác dụng phụ là gì và uống thuốc giãn cơ có sao không?

1. Thuốc giãn cơ là một trong những loại thuốc giúp giảm đau hiệu quả

Những loại thuốc giảm đau được sử dụng phổ biến hiện nay là: paracetamol (acetaminophen), thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau nhóm opioid, các thuốc corticosteroid, thuốc chống co giật (chống động kinh) hay thuốc an thần.... Trong đó, thuốc giãn cơ là nhóm thuốc thường xuyên được sử dụng trong các chỉ định kết hợp với thuốc khác để điều trị các cơn đau do co thắt cơ...

2. Cơ chế của thuốc giãn cơ cho tác dụng giảm đau

Thuốc giãn cơ hoạt động theo cơ chế tác động vào hệ thống thần kinh trung ương của con người, cụ thể là ở vùng tủy sống và trên tủy sống. Thuốc giãn cơ có tác dụng làm giảm quá trình co cứng cơ bằng cách tăng quá trình ức chế tiền synap của các nơron vận động tại thụ thể alpha - adrenergic. Thuốc này sẽ tác dụng chủ yếu lên các nơron có nhiều synap. Từ đó làm giảm quá trình kích thích các nơron vận động trên tủy sống, làm giảm các cơn co cơ nhưng không gây ra tình trạng yếu cơ quá mức.

Một cách dễ hiểu hơn, thuốc giãn cơ là thuốc cho tác động lên não bộ con người, làm não điều khiển cơ thể thả lỏng cơ, thuốc sẽ không cho tác động trực tiếp lên cơ của bệnh nhân.

Thuốc giãn cơ nói chung thường có tác dụng tối đa sau khi uống 1.5 giờ và thuốc sẽ hết tác dụng sau khoảng 3 - 6 giờ kể từ thời điểm dùng thuốc. Có thể thấy thuốc giãn cơ cho thời gian tác dụng tương đối ngắn, vì vậy bệnh nhân cần phải uống thuốc giãn cơ nhiều lần trong ngày (3 - 4 lần/ngày). Tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc vào nhu cầu của bệnh nhân. Trước khi chỉ định thuốc giãn cơ bác sĩ cần phải điều chỉnh liều thuốc tùy theo đáp ứng của bệnh nhân, không dùng vượt quá liều cho tác dụng điều trị mong muốn.

Thuốc giãn có hầu hết được hấp thu tốt qua đường uống, thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giãn cơ cần hết sức thận trọng, thuốc giãn cơ trên có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý trên hệ tim mạch và huyết áp như gây chậm nhịp tim, hạ huyết áp.

Một vài hoạt chất giãn cơ thông dụng hiện nay: baclofen, cyclobenzaprine, carisoprodol, eperisone... Việc sử dụng thuốc giãn cơ cần đúng theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc giãn cơ.

thuốc giãn cơ tác dụng phụ
Uống thuốc giãn cơ có sao không là thắc mắc của nhiều người bệnh

3. Thuốc giãn cơ tác dụng phụ là gì?

Uống thuốc giãn cơ có sao không là câu hỏi được nhiều bệnh nhân đặt ra khi được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc giãn cơ để giảm đau hoặc với mục đích vô cảm phẫu thuật... Cũng như bất kỳ loại thuốc nào, thuốc giãn cơ vẫn có khả năng gây ra một số tác dụng phụ nhất định cho bệnh nhân:

  • Thuốc giãn cơ tác dụng phụ hạ huyết áp: Tác dụng phụ này của thuốc giãn cơ phụ thuộc vào liều dùng, cụ thể hơn hạ áp thường xuất hiện sau khi bệnh nhân dùng đơn liều thuốc giãn cơ từ 2mg trở lên. Bên cạnh đó, khi bệnh nhân thay đổi tư thế đột ngột có thể dẫn đến tình trạng hạ huyết áp thế đứng;
  • Thuốc giãn cơ tác dụng phụ có thể gây tổn thương gan: Thuốc giãn cơ cần sử dụng thận trọng đối với bệnh nhân suy giảm chức năng gan;
  • Thuốc giãn cơ tác dụng phụ gây buồn ngủ: Khi sử dụng các thuốc giãn cơ có tác dụng phụ này (có thể làm ức chế hệ thần kinh), bác sĩ cần hết sức thận trọng khi chỉ định thuốc cho những người cần sự tỉnh táo như lái xe, công nhân vận hành máy móc...;
  • Thuốc giãn có có thể gây ảo giác trên một số bệnh nhân dùng thuốc;
  • Thuốc giãn cơ tác dụng phụ trên mắt: Đối với động vật, thuốc giãn có gây thoái hóa võng mạc và có thể gây đục giác mạc. Cho đến hiện tại vẫn chưa có báo cáo về tác dụng phụ này của thuốc giãn cơ trong các nghiên cứu lâm sàng ở người;
  • Thuốc giãn cơ tác dụng phụ đối với những bệnh nhân là người cao tuổi: Bác sĩ chỉ chỉ định thuốc giãn cơ cho người bệnh sau khi đã cân nhắc kỹ càng lợi ích phải cao hơn nguy cơ. Vì trên thực tế lâm sàng, ở nhóm bệnh nhân là người cao tuổi, độ thanh thải của các loại thuốc giãn cơ đào thải chủ yếu qua thận có thể giảm 4 lần.
  • Không nên dùng thuốc giãn cơ cho trẻ em dưới 18 tuổi do không có đầy đủ các thử nghiệm lâm sàng về tính an toàn của thuốc, các thử nghiệm còn rất hạn chế;
  • Người bệnh có thể gặp phải một số các tác dụng không mong muốn khác khi sử dụng thuốc giãn cơ có thể kể đến như: khô miệng, đau bụng, tiêu chảy, nhược cơ, đau lưng, mệt mỏi, chóng mặt, trầm cảm...
  • Một số thuốc giãn cơ có thể gây nghiện, khiến bệnh nhân dùng thuốc giãn cơ bị phụ thuộc vào thuốc;
  • Khi bệnh nhân đang dùng thuốc giãn cơ trong thời gian kéo dài, tuy nhiên vì một lý do nào đó bệnh nhân đột ngột dừng thuốc có thể gây ra tình trạng co giật hoặc ảo giác. Vì vậy khi sử dụng thuốc bệnh nhân cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo liều lượng và thời gian sử dụng thuốc giãn cơ tối ưu nhất.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc giãn cơ, bệnh nhân có thể tăng cường tập luyện các bộ môn thể dục thể thao để giúp cơ dẻo dai hơn và chú trọng vào chế độ ăn uống sẽ góp phần quan trọng trong quá trình giãn cơ cho bệnh nhân. Người bệnh cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là những loại thức ăn có chứa protein, tốt nhất nên bổ sung các loại thực phẩm này sau các giờ luyện tập.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

20.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan