Tác dụng của thuốc Idhifa

Idhifa là thuốc dùng trong điều trị bệnh ung thư máu theo hướng dẫn. Thuốc Idhifa là một loại thuốc mới. Vì thế việc tìm hiểu kỹ thông tin về thuốc Idhifa giúp bạn dùng thuốc an toàn.

1. Idhifa là thuốc gì?

Idhifa là một loại thuốc theo toa đã được FDA Hoa Kỳ phê duyệt sử dụng. Thuốc có thể dùng đơn liều hoặc dùng với các thuốc khác với mục đích điều trị theo hướng dẫn.

Thuốc Idhifa có chứa hoạt chất Enasidenib cùng cá tá dược như:

  • Silicon dioxide dạng keo;
  • Hydroxypropyl cellulose;
  • Hypromellose axetat succinate;
  • Sắt oxit màu vàng;
  • Magnesi stearat;
  • Cellulose vi tinh thể;
  • Polyethylen glycol;
  • Natri lauryl sulfat;
  • Natri starch glycolat;
  • Titan dioxit.

Idhifa bào chế dạng viên nén với các hàm lượng 50mg và 100mg. Với viên Idhifa 50mg có hình bầu dục màu vàng nhạt có khắc chữ “ENA” ở một mặt và số “50” ở mặt còn lại. Với viên Idhifa 100mg, viên nén bao phim hình viên nang màu vàng nhạt.

2. Công dụng thuốc Idhifa

Tác dụng thuốc Idhifa là ức chế các gen đột biến gây ra ở các bệnh nhân bị bệnh ung thư máu. Hoạt chất Enasidenib – thành phần chính có trong thuốc Idhifa là một chất ức chế phân tử nhỏ của enzyme isocitrate dehydrogenase 2 (IDH2). Hoạt chất này hướng đến các biến thể IDH2 đột biến R140Q, R172S và R172K.

Khả năng ức chế enzym IDH2 đột biến bởi thuốc Idhifa giúp giảm nồng độ 2-hydroxyglutarate (2-HG). Từ đó, Idhifa gây ra sự biệt hóa tủy trong ống nghiệm và trong cơ thể sống trên mô hình xenograft chuột của AML đột biến IDH2. Trong các mẫu máu từ bệnh nhân bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính - AML có IDH2 đột biến, enasidenib làm giảm nồng độ 2-HG, giảm số vụ nổ và tăng tỷ lệ tế bào tủy trưởng thành.

3. Chỉ định thuốc Idhifa

Thuốc Idhifa được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt trong điều trị bệnh bạch cầu myeloid cấp tính vào tháng 8 năm 2017.

Theo đó, Idhifa chỉ định cho các bệnh nhân bị AML tái phát hoặc khó chữa với đột biến isocitrate dehydrogenase-2 (IDH2) được phát hiện bằng xét nghiệm.

4. Liều dùng – Cách dùng Idhifa

Dùng Idhifa an toàn khi bạn biết chính xác cách dùng – liều dùng.

Liều dùng Idhifa:

  • Trước khi xác định liều dùng Idhifa, bác sĩ cần tiến hành lựa chọn người bệnh. Việc lựa chọn bệnh nhân để điều trị AML bằng thuốc Idhifa dựa trên sự hiện diện của đột biến IDH2 trong máu hoặc tủy xương.
  • Liều dùng khuyến nghị của Idhifa là 100mg/ lần/ ngày. Thời gian dùng Idhifa có thể kéo dài cho đến khi bệnh có tiến triển hoặc độc tính đạt ngưỡng không thể chấp nhận được.
  • Đối với các trường hợp, dùng Idhifa không có tiến triển hoặc độc tính không chấp nhận được thì thời gian điều trị bằng Idhifa tối thiểu 6 tháng để có thể đáp ứng lâm sàng.

Cách dùng Idhifa:

  • Thuốc Idhifa bào chế dạng viên do đó bạn uống cả viên với nước. Không nhai, nghiền nát thuốc Idhifa vì có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của thuốc.

5. Tác dụng phụ Idhifa

Các tác dụng phụ khi dùng Idhifa khá phức tạp gồm:

  • Hội chứng biệt hoá: Một số biểu hiện của hội chứng biệt hoá gồm: Sốt, suy thận, suy hô hấp, suy đa cơ quan, đau xương... Hội chứng biệt hóa khi dùng thuốc Idhifa ảnh hưởng đến các tế bào máu và có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Hội chứng biệt hoá có thể xảy ra trong vòng 10 ngày đến 5 tháng sau khi bạn bắt đầu dùng Idhifa.
  • Bilirubin tăng cao: Idhifa có thể can thiệp vào quá trình chuyển hóa bilirubin thông qua ức chế UGT1A1
  • Tăng bạch cầu không nhiễm trùng: Thuốc Idhifa có thể gây tăng sinh tủy dẫn đến tăng nhanh số lượng bạch cầu.
  • Hội chứng ly giải khối u: Idhifa có thể gây ra sự tăng sinh tủy dẫn đến giảm nhanh các tế bào khối u, điều này có thể gây nguy cơ mắc hội chứng ly giải khối u.

Gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nào sau đây khi uống Idhifa:

  • Nước tiểu sậm màu;
  • Phân sậm màu;
  • Vàng da/mắt;
  • Nôn;
  • Tiêu chảy;
  • Suy nhược;
  • Chuột rút;
  • Tim đập nhanh/chậm.

Các tác dụng phụ phổ biến nhất mà bạn có thể gặp phải khi uống Idhifa có thể bao gồm:

Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ khi dùng Idhifa và những tác dụng phụ khác có thể xảy ra khi dùng Idhifa. Do đó, bạn cần theo dõi, phát hiện và thông báo cho bác sĩ các tác dụng phụ khi dùng Idhifa để được xử trí.

6. Tương tác thuốc Idhifa

Idhifa cũng có thể gây tương tác nếu như bạn đang dùng với các thuốc, thực phẩm chức năng khác. Một số thuốc tương tác với Idhifa gồm:

  • Actemra (tocilizumab);
  • Allopurinol;
  • Ciprofloxacin;
  • Decitabin;
  • Doxycycline;
  • Fluconazole;
  • Levofloxacin;
  • Levothyroxin;
  • Losartan;
  • Oxit magiê;
  • Metformin;
  • Omeprazol;
  • Pantoprazol;
  • Spironolactone;
  • Targretin (bexarotene);
  • Venclexta (venetoclax);
  • Vitamin C (axit ascorbic);
  • Vitamin D3 (cholecalciferol).

Thông báo cho bác sĩ mọi thuốc bạn đang dùng khi có chỉ định dùng Idhifa bao gồm cả vitamin, thực phẩm chức năng.

7. Thận trọng và cảnh báo Idhifa

Thuốc Idhifa cũng được nhà sản xuất đưa ra một số thận trọng và cảnh báo khi dùng.

Trước khi dùng Idhifa cần cho bác sĩ biết tình trạng y tế của bạn gồm:

  • Có thai/ chuẩn bị mang thai;
  • Tiền sử dị ứng;
  • Tiền sử bệnh lý;
  • Các thuốc đang dùng.

Trong khi dùng thuốc Idhifa nếu có vấn đề gì cần thông báo cho bác sĩ để được xử trí.

Chống chỉ định:

  • Idhifa không dùng khi mang thai;
  • Chuẩn bị mang thai không dùng thuốc Idhifa;
  • Thuốc Idhifa không dùng khi đang cho con bú;

Tác dụng thuốc Idhifa là điều trị bệnh ung thư máu theo chỉ định của bác sĩ. Dùng Idhifa khi có chỉ định, đúng liều, đúng cách. Thuốc Idhifa có thể gây ra nhiều tác dụng phụ phức tạp, nên khi dùng phải thận trọng.

112 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan