Goldesome 20mg là thuốc gì?

Thuốc Goldesome 20mg có thành phần Esomeprazole được bào chế ở dạng viên nén bao phim. Thuốc được chỉ định để ngăn chặn sự bài tiết của dịch vị, cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Goldesome 20mg có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy,... Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về thuốc và được chỉ định sử dụng bởi bác sĩ điều trị.

1. Cơ chế tác dụng của thuốc Goldesome 20mg

Thuốc Goldesome 20mg có chứa thành phần chính là Esomeprazol. Hợp chất này chính là dạng đồng phân S của omeprazol được sử dụng tương tự như hợp chất đồng phần trong điều trị loét dạ dày tá tràng, hoặc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Esomeprazol khi gắn kết với các bơm proton H+/K+-ATPase ở tế bào của thành dạ dày, giúp ức chế đặc hiệu hệ thống enzyme ở đây, ngăn cản sự bài tiết acid vào lòng dại dày. Cho nên hợp chất esomeprazol có tác dụng ức chế tiết dịch acid cơ bản ngay cả khi bị kích thích bởi các tác nhân khác.

Khi Esomeprazol vào trong cơ thể thì sẽ được nhanh chóng hấp thu và đạt nồng độ cao nhất trong huyết tương sau 1-2 giờ. Sinh khả dụng của hợp chất này cũng tăng lên theo liều sử dụng và dùng trong trường hợp nhắc lại, tương ứng với 68% khi sử dụng liều 20mg và 89% khi sử dụng liều 40mg. Tuy nhiên, thức ăn có thể tác động và làm chậm quá trình hấp thu Esomeprazol, diện tích đường cong sau khi uống một liều duy nhất 40mg vào bữa ăn so với lúc đói giảm từ 33% đến 53%. Vì thế Esomeprazol phải được đưa vào cơ thể ít nhất 1 giờ trước khi ăn. Thêm vào đó, khi Esomeprazol vào cơ thể sẽ được gắn với protein huyết tương khoảng 97% và có thể tích phân bố nồng độ khá ổn định với 16 lít ở người khoẻ mạnh.

Thuốc Goldesome 20mg được chuyển hoá chủ yếu ở gan nhờ isoenzym CYP2C19, hệ enzyme cytochrome P450. Sản phẩm sẽ chuyển hoá hydroxy và desmethyl không còn hoạt tính. Phần còn lại được chuyển hoá qua isoenzyme CYP3A4 tạo ra omeprazol sulfon. Khi sử dụng thuốc Goldesome 20mg ở dạng nhắc lại thì chuyển hoá ban đầu sẽ qua gan và độ thanh thải của thuốc giảm. Tuy nhiên, không có hiện tượng thuốc tích lũy mỗi ngày sử dụng. Lý do khiến cho quá trình hoá diễn ra chậm bởi ở một số người thiếu isoenzyme CYP2C19 do di truyền và dẫn đến tình trạng tăng AUC cao hơn 2 lần so với những người bình thường.

Thuốc Goldesome 20mg có nửa đời thải trừ trong huyết tương khoảng từ 1 đến 1.5 giờ, với 80% liều sử dụng được thải trừ ở dạng chất chuyển hoá không có hoạt tính trong nước tiểu và phần còn lại được thải trừ ở phân. Đối với bệnh nhân có tình trạng suy gan nặng thì giá trị AUC ở trạng thái ổn định thường cao hơn gấp 2 đến 3 lần so với người có chức năng gan bình thường. Vì vậy, giảm liều sử dụng thuốc Goldesome 20mg ở những người bệnh này xuống không quá 20mg một ngày.

2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Goldesome 20mg

Goldesome là thuốc gì? Thuốc Goldesome bao gồm: Goldesome 20mg và Goldesome 40mg được chỉ định sử dụng trong điều trị đối với tình trạng bệnh loét dạ dày tá tràng lành tính hoặc những người gặp hội chứng Zollinger-Ellison, hoặc những người có bệnh trào ngược dạ dày-thực quản nặng với những dấu hiệu như viêm thực quản trầy xước, loét hoặc thắt hẹp...

Hơn nữa, thuốc Goldesome 20mg có thể sử dụng trong phòng và điều trị loét dạ dày-tá tràng do sử dụng thuốc chống viêm không steroid.

Thuốc Goldesome 20mg cũng chống chỉ định với một số trường hợp như:

  • Những người có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm với thành phần của thuốc gây ra ức chế bơm proton.
  • Những người không sử dụng kết hợp được với các thành phần esomeprazole và nelfinavir.

3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Goldesome 20mg

Thuốc Goldesome 20mg được bào chế ở dạng viên nén và sử dụng bằng đường uống. Người bệnh nên sử dụng thuốc trước bữa ăn ít nhất 1 tiếng. Khi uống thuốc nên nuốt toàn bộ viên thuốc cùng với nước. Không nên nhai nát hoặc nghiền thuốc trước khi uống. Vì thời gian dùng thuốc ức chế proton phải căn cứ vào mức độ an toàn và hiệu quả điều trị.

Liều lượng sử dụng thuốc cho từng trường hợp:

  • Điều trị bệnh loét dạ dày-tá tràng bao gồm vi khuẩn Helicobacter pylori: Trong phác đồ điều trị bệnh này thì Esomeprazol được chỉ định sử dụng cùng kháng sinh với liều lượng 20mg mỗi lần tương đương với một viên nén Goldesome 20mg, ngày hai lần và uống trong 7 ngày.
  • Điều trị bệnh trào ngược dạ dày-thực quản có viêm sử dụng 40mg Goldesome tương đương với 2 viên Goldesome 20mg, uống trong khoảng 4 đến 8 tuần. Trong trường hợp vẫn còn triệu chứng bệnh hoặc biểu hiện viêm qua nội soi thì có thể uống thêm 4 đến 8 tuần nữa.
  • Điều trị duy trì cho người bệnh đã khỏi viêm thực quản: sử dụng một liều 20mg cho mỗi ngày tương đương với 1 viên nén Goldesome 20mg. Và có thể kéo dài thời gian uống thuốc tới 6 tháng.
  • Điều trị bệnh trào ngược dạ dày-thực quản có triệu chứng không bị viêm thực quản: sử dụng mỗi ngày một liều 20mg tương đương với một viên nén Goldesome 20mg và sử dụng trong khoảng 4 tuần. Nếu tình trạng bệnh không khỏi hoàn toàn thì có thể tiếp tục sử dụng thêm 4 tuần nữa.
  • Điều trị loét dạ dày do sử dụng thuốc chống viêm không chứa steroid: sử dụng thuốc mỗi ngày với liều duy nhất 20mg tương đương với một viên nén Goldesome 20mg và sử dụng từ 4 đến 8 tuần.
  • Phòng ngừa viêm loét dạ dày-tá tràng do sử dụng thuốc chống viêm có chứa steroid ở bệnh nhân có nguy cơ: sử dụng liều một lần/ngày với liều 20mg Goldesome.
  • Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison: Với từng trường hợp cụ thể cùng với mức độ tăng tiết acid của dịch dạ dày thì liều sử dụng Goldesome có thể khác nhau. Thường sử dụng một lần hoặc chia làm hai lần trong ngày. Tuy nhiên, khi kiểm soát được triệu chứng, có thể áp dụng biện pháp phẫu thuật để cắt bỏ hoàn toàn khối u.

Liều lượng thuốc Goldesome 20mg trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.Vì vậy, nếu bạn sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng sức khoẻ thì cần tìm hiểu kỹ và tư vấn bởi bác sĩ.

Nếu bạn quên không sử dụng thuốc thì hãy sử dụng ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu liều Goldesome 20mg quên gần với liều kế tiếp thì bạn nên bỏ qua liều quên và sử dụng liều kế tiếp. Bạn nên lưu ý không được sử dụng gấp đôi liều Goldesome 20mg, bởi việc này có thể gây ra các triệu chứng xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Trong trường hợp sử dụng thuốc quá liều thì thuốc cũng sẽ không giúp cải thiện được tình trạng triệu chứng bệnh ngay lập tức. Thay vào đó, còn có thể gây ra ngộ độc hay các tác dụng phụ nghiêm trọng khác. Nếu nghi ngờ bạn sử dụng quá liều cần gọi ngay cho bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế.

4. Các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc Goldesome 20mg

Thuốc Goldesome 20mg có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Những tác dụng phụ thường gặp bao gồm các triệu chứng toàn thân như đau đầu, chóng mặt, ban ngoài da hoặc buồn nôn, đau bụng, táo bón, đầy hơi, khô miệng. Ngoài ra, ở một số trường hợp có thể gặp các tác dụng phụ hiếm gặp như mất ngủ, ngứa, rối loạn thị giác, phù ngoại biên, mẫn cảm với ánh sáng, kích động, trầm cảm...

Nếu khi sử dụng mà gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì bạn nên ngưng sử dụng thuốc và đi gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Goldesome 20mg bao gồm:

  • Thuốc Goldesome 20mg có khả năng ức chế bơm proton nên nếu sử dụng thuốc có thể sẽ bị che lấp các triệu chứng làm chậm việc phát hiện dấu hiệu ung thư.
  • Ở những người mắc bệnh gan, hoặc đang mang thai, nuôi con bú cần thận trọng khi sử dụng thuốc Goldesome 20mg. Vì có thể gây ra tình trạng viêm teo dạ dày.
  • Tương tác thuốc: do thuốc Goldesome 20mg ức chế bài tiết acid đồng thời esomeprazol làm tăng pH dạ dày có thể ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc khi thấp thu phụ thuộc vào Ketoconazol, muối sắt hoặc digoxin,... Hoặc thuốc Goldesome 20mg có thể tương tác dược động học với thuốc chuyển hóa hệ enzyme cytochrome P450.

Thuốc Goldesome 20mg có thành phần Esomeprazole được bào chế ở dạng viên nén bao phim. Thuốc được chỉ định để ngăn chặn sự bài tiết của dịch vị, cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ người bệnh cần dùng thuốc theo đơn hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • sarufone
    Công dụng thuốc Sarufone

    Sarufone có thành phần chính là Sucralfate, thuộc nhóm thuốc kháng Acid. Sarufone công dụng trong điều trị các trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng cấp và mạn tính. Tìm hiểu thông tin cơ bản về thành phần, ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Công dụng của thuốc Lansotop
    Công dụng của thuốc Lansotop

    Thuốc Lansotop là thuốc đường tiêu hóa được đóng gói dưới dạng viên nang. Lansotop có thành phần chính là Lansoprazole, có tác dụng trong việc điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, thực quản, trào ngược dạ dày ...

    Đọc thêm
  • Molingas
    Công dụng thuốc Molingas

    Thuốc Molingas được sử dụng trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày và một số bệnh khác. Vậy cách sử dụng thuốc Molingas như thế nào? Cần lưu ý gì khi sử dụng ...

    Đọc thêm
  • sagapanto
    Công dụng thuốc Sagapanto

    Sagapanto là thuốc đường tiêu hóa với thành phần chính là Pantoprazol Natri Sesquihydrate. Thuốc được sản xuất tại Công ty TNHH TM Dược phẩm Quốc tế Thiên Đan. Vậy thuốc Sagapanto nên sử dụng thế nào?

    Đọc thêm
  • Công dụng thuốc Sanrabe
    Công dụng thuốc Sanrabe

    Thuốc Sanrabe chữa bệnh gì, có điều trị viêm loét dạ dày được không? Thực tế, Sanrabe với thành phần chính là Rabeprazole sodium, có tác dụng ức chế tiết axit dạ dày và chống viêm loét. Vậy thuốc Sanrabe ...

    Đọc thêm