Ăn đậu xanh có làm giảm tác dụng của thuốc?

Không ai phủ nhận những tác dụng có lợi cho sức khỏe khi ăn đậu xanh. Tuy nhiên, có một vài trường hợp việc ăn thực phẩm này sẽ không mang đến lợi ích như mong muốn. Vậy ăn đậu xanh có làm giảm tác dụng của thuốc không? Hãy theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời nhé!

1. Lợi ích của đậu xanh

Đậu xanh là một bổ sung lành mạnh cho hầu hết mọi kế hoạch ăn uống do chúng có chứa hàm lượng calo và chất béo thấp. Chúng cũng đậm đặc chất dinh dưỡng vì cung cấp các vitamin , khoáng chất và chất chống oxy hóa có lợi.

Một số lợi ích sức khỏe của đậu xanh bao gồm:

  • Sửa chữa tổn thương tế bào: Đậu xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa bao gồm vitamin C, flavonol, quercetin và kaempferol. Những chất chống oxy hóa này chống lại các gốc tự do trong cơ thể; giảm tổn thương tế bào và thúc đẩy cấu trúc, sự phát triển và hoạt động bình thường của tế bào.
  • Cải thiện sức khỏe của tim : Hàm lượng flavonoid cao có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và tăng cường sức khỏe của tim bằng cách giảm lượng cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) (cholesterol xấu). Việc kết hợp đậu xanh trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm thiểu một số tình trạng huyết khối của tim như cục máu đông trong động mạch và tĩnh mạch.
  • Bảo vệ chức năng đường ruột: Chất xơ trong đậu xanh giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hoạt động trơn tru. Đậu xanh cũng chứa ít oligo-, di-, và monosacarit và polyol có thể lên men, một nhóm carbohydrate chịu trách nhiệm gây ra các rối loạn đường ruột như hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, tiêu thụ đậu xanh có thể giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
  • Hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh: Folates có trong đậu xanh cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Vitamin này cũng làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh nhất định.
  • Tăng cường sức khỏe của xương: Lượng canxi và vitamin K dồi dào có trong đậu xanh rất quan trọng để duy trì xương chắc khỏe và giảm nguy cơ gãy xương .
  • Điều chỉnh các triệu chứng tâm trạng: Folate có trong đậu xanh làm giảm lượng homocysteine ​​​​và giảm sự can thiệp của chúng vào quá trình sản xuất serotonin, dopamine và norepinephrine tự nhiên giúp điều chỉnh tâm trạng.
  • Có thể giúp ngăn ngừa ung thư : Đậu xanh chứa một số chất chống oxy hóa có thể giúp làm chậm sự phát triển của khối u và giảm nguy cơ ung thư

2. Những người không nên dùng đậu xanh?

  • Người có thể chất hàn: Những người này có biểu hiện chân tay lạnh, chân và lưng đau nhức, thiếu sinh lực, đi ngoài phân lỏng thường xuyên, nếu ăn đậu xanh sẽ khiến cho bệnh tình ngày một nặng, thậm chí dẫn đến tình trạng đau các khớp, tiêu chảy, mất nước.
  • Người đang uống thuốc: Ăn đậu xanh khi uống thuốc đông y sẽ hóa giải toàn bộ các thuốc thảo mộc có trong thuốc.
  • Ăn đậu xanh khi đang đói: đậu xanh có tính hàn nên khi ăn vào lúc bụng đói sẽ không tốt cho dạ dày, nhất là lúc dạ dày đang co bóp vì đói.
  • Ăn quá nhiều đậu xanh: trong đậu xanh có chứa hàm lượng dinh dưỡng còn cao hơn cả thịt gà nên trong thời gian ngắn rất khó để tiêu hóa hết, dẫn đến tình trạng đầy bụng và khó chịu. Do vậy, bạn không nên ăn đậu xanh thường xuyên.
  • Phụ nữ có hệ tiêu hóa kém: nên hạn chế ăn đậu xanh để đề phòng, đau bụng ngày đèn đỏ, trướng bụng hay các bệnh phụ khoa.
  • Người bệnh đang uống thuốc Đông y: khi uống thuốc Đông y ăn đỗ xanh sẽ hóa giải toàn bộ dược tính có trong thuốc. Bởi vậy không nên ăn đỗ xanh trong khi đang uống thuốc Đông Y.

3. Ăn đậu xanh có giã thuốc không?

Có rất nhiều người vẫn luôn thắc mắc về việc ăn đậu xanh có giã thuốc không? Hay ăn đậu xanh có làm giảm tác dụng của thuốc? Câu trả lời đó là: Nếu theo quan niệm của Tây y thì hiện tại vẫn không có ghi chép nào cho thấy việc ăn đậu xanh có ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Còn theo quan niệm của Đông y, các thầy thuốc khi bốc thuốc cho bệnh nhân vẫn nhắc người bệnh tuyệt đối không nên dùng đậu xanh do theo ghi chép trong sách Đông dược hiện đại, đậu xanh xếp vào loại “thuốc thanh nhiệt giải độc”, cùng với một số vị thuốc quen thuộc khác như kim ngân hoa, xuyên tâm liên, đại thanh diệp, rau diếp cá, bồ công anh, dã hoa cúc.

Theo Dược lý Đông y: đậu xanh có tính lạnh, vị ngọt, tác dụng tiêu thử giải phiền (chống nóng, người bồn chồn), lợi thủy (tăng cường chuyển hóa nước), thanh nhiệt ích khí, giải độc. Thầy thuốc Đông y thường sử dụng đậu xanh để chữa trị các bệnh do nhiệt độc gây nên như cảm nắng, sốt, say nắng, mụn nhọt, lở loét và đặc biệt là dùng giải độc khi bị ngộ độc do nấm, hay thức ăn nhiễm độc.

Những người bị “ Tỳ vị hư hàn” không nên dùng đậu xanh và các loại thuốc bổ dương để tránh giảm hiệu quả khi dùng thuốc.

Những kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, các protein, tanin và các hợp chất flavonoid trong đậu xanh có thể kết hợp với các thành phần trong phân hữu cơ, với thủy ngân, arsenic, chì...tạo thành các hợp chất trầm tích, khiến cho dạ dày khó hấp thu, do đó có thể làm bớt độc tính của chúng.

Còn trên lâm sàng, khi bị trúng độc nông dược hay kim loại nặng nên nấu đậu xanh ăn hoặc dùng bột đậu xanh nghiền mịn để pha nước uống, đem lại hiệu quả giải độc cao.

Các thang thuốc trong Đông y thường bao gồm nhiều vị thuốc, được phối hợp theo những phép tắc nhất định, được gọi là “phối ngũ”. Khi các vị thuốc được dùng chung trong một thang thuốc, phép phối ngũ có tác dụng tăng cường tác dụng của các vị thuốc và làm giảm độc tính của những vị thuốc có tính độc.

Thành phần các thuốc Đông y nói chung phức tạp, do đó không thể áp dụng những kết luận riêng lẻ của từng thành phần với toàn một thang thuốc.

Bởi vậy, việc kiêng ăn đậu xanh cần căn cứ vào tình hình và loại thuốc sử dụng cụ thể, không thể quy chụp việc cứ uống thuốc Đông y hay Tây y là cần kiêng kỵ đậu xanh. Tốt hơn hết trước khi dùng loại thuốc gì thì người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân nên hỏi bác sĩ điều trị xem họ cần kiêng ăn những gì và tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

19.5K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan