Công dụng thuốc Zolastyn

Thuốc Zolastyn chứa hoạt chất chính là Desloratadin, một chất đối kháng histamin H1. Thuốc thường được chỉ định trong điều trị các triệu chứng dị ứng, ngứa, mày đay. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về thuốc Zolastyn.

1. Thuốc Zolastyn công dụng là gì?

Mỗi viên nén Zolastyn chứa 5mg Desloratadin. Thuốc có tác dụng đối kháng chọn lọc thụ thể histamin H1 ngoại biên, làm giảm kéo dài triệu chứng của dị ứng như viêm mũi dị ứng, mày đay. Desloratadin có thể dùng một mình hoặc phối hợp với một thuốc chống sung huyết như pseudoephedrin. Nhìn chung, thuốc Zolastyn được chỉ định trong điều trị các bệnh lý sau:

  • Làm giảm các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng kinh niên như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ngứa và rát mắt.
  • Làm giảm các triệu chứng ngứa, nổi mẩn đỏ trong bệnh nổi mày đay và các rối loạn ngoài da khác.

2. Liều dùng của thuốc Zolastyn

Liều dùng khuyến nghị ở người lớn và trẻ em như sau:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Khuyến cáo uống 1 viên/ ngày.
  • Trẻ em từ 6 - 11 tuổi: Khuyến cáo uống 1/2 viên/ ngày hoặc theo chỉ định của thầy thuốc.
  • Trẻ từ 6 - 11 tháng tuổi: Khuyến cáo uống 1mg x 1 lần/ ngày
  • Trẻ từ 1 - 5 tuổi: Khuyến cáo uống 1.25mg x 1 lần/ ngày
  • Bệnh nhân bị suy gan hay suy thận: Nên điều chỉnh liều thuốc Zolastyn theo chức năng gan/ thận của bệnh nhân.

Không sử dụng thuốc Zolastyn trong trường hợp bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc mẫn cảm với Loratadin.

3. Tác dụng không mong muốn của thuốc Zolastyn

Bệnh nhân sử dụng thuốc Zolastyn có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn bao gồm:

  • Thường gặp: Nhức đầu, mệt mỏi, ngủ gà, đau bụng kinh, chóng mặt, khô miệng, buồn nôn, khó tiêu, đau cơ, viêm vùng hầu họng.
  • Ít gặp: Viêm phế quản, khó tiêu, buồn nôn, viêm họng, chảy máu cam, khô miệng, nôn mửa, mệt mỏi, buồn ngủ, cảm xúc không ổn định, mất ngủ, chán ăn hoặc thèm ăn, đau cơ, viêm tai giữa, nhiễm trùng tiết niệu
  • Hiếm gặp: Khó thở, đau bụng, co giật, ảo giác, ngứa, phát ban, viêm gan, tăng bilirubin, tăng men gan, sốc phản vệ, phù mạch, phản ứng quá mẫn, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh.
  • Không xác định tần suất: Suy nhược, nhạy cảm với ánh sáng, kéo dài khoảng QT, hành vi bất thường, hung hăng, vàng da.

Bệnh nhân cần thông báo cho thầy thuốc các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Zolastyn.

4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Zolastyn là gì?

  • Quá mẫn: Các phản ứng quá mẫn (bao gồm cả phản vệ) đã được báo cáo khi bệnh nhân sử dụng Desloratadin. Bệnh nhân cần ngừng điều trị ngay lập tức khi có dấu hiệu hoặc triệu chứng quá mẫn.
  • Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy gan nặng, bệnh nhân suy thận nặng.
  • Đôi khi có một số báo cáo về co giật xuất hiện ở những bệnh nhân dùng thuốc kháng histamin, do đó nên thận trọng khi dùng thuốc Zolastyn cho những bệnh nhân có tiền sử động kinh.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Zolastyn cho những bệnh nhân được biết là chuyển hóa chậm Desloratadine vì tỉ lệ tác dụng phụ có thể tăng lên).
  • Thuốc an thần: Tác dụng của thuốc Zolastyn có thể tăng lên khi sử dụng với các loại thuốc an thần khác hoặc Etanol.
  • Tương tác với các thuốc khác: Khi dùng đồng thời, Desloratadin có thể làm tăng nồng độ đỉnh trong huyết tương của các thuốc như Erythromycin, Ketoconazol, Azithromycin hay Cimetidin.
  • Bảo quản: Nơi khô ráo, tránh ánh sáng và nhiệt độ không quá 30 độ C.
  • Thai kỳ: Không có đầy đủ dữ liệu về tính an toàn khi dùng hoạt chất Desloratadin cho phụ nữ có thai và cho con bú. Vì thế, không nên dùng thuốc Zolastyn cho phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Quá liều: Thử nghiệm trên những người tình nguyện dùng thuốc quá liều cho thấy tăng nhịp tim lên trung bình 9.2 nhịp/ phút. Trong trường hợp dùng quá liều, cần áp dụng các biện pháp để loại trừ thuốc chưa được hấp thu ra khỏi cơ thể và điều trị triệu chứng của bệnh nhân. Lưu ý Desloratadin và 3-hydroxydesloratadin không được thải trừ bằng cách lọc thận nhân tạo.

Trên đây là những thông tin tổng quan về thuốc Zolastyn. Nếu bệnh nhân có thắc mắc hoặc cần thêm thông tin về thuốc, hãy liên hệ bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan