Công dụng thuốc Zofran

Zofran là thuốc có chứa thành phần chính là ondansetron với tác dụng ngăn ngừa tác dụng phụ do điều trị ung thư gây ra. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số thông tin về thuốc zofran.

1. Thuốc zofran có tác dụng gì?

Zofran là thuốc có chứa thành phần chính là hoạt chất ondansetron có tác dụng ngăn chặn hoạt động của các hóa chất trong cơ thể gây ra trạng thái buồn nôn và nôn mửa ở bệnh nhân thực hiện hóa trị hoặc xạ trị để điều trị ung thư.

Zofran không phải là thuốc để ngăn ngừa buồn nôn hoặc nôn do các yếu tố không phải điều trị ung thư hay phẫu thuật ung thư gây ra.

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc Zofran

Zofran được sử dụng bằng đường uống với 1 ly nước đầy và có thể uống cùng hoặc không cùng với thức ăn. Liều đầu tiên thường được uống trước khi bắt đầu thực hiện phẫu thuật, hóa trị hoặc điều trị chiếu tia xạ.

Để cho thuốc được tan rã trong đường miệng, bệnh nhân nên làm theo hướng dẫn sau: Giữ cho viên thuốc còn nguyên trong vỉ cho đến khi cần sử dụng. Mở mặt sau vỉ để lấy thuốc ra thay vì đẩy viên thuốc qua vỉ, tác động làm hỏng thuốc. Dùng tay khô để cầm viên thuốc và đặt vào trong miệng. Không nên nuốt hoặc nhai ngay trong một lần mà chỉ cần ngậm cho hòa tan dần dần.

Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và quy định của hãng thuốc. Không được tự ý dùng với liều lớn hơn hoặc lớn hơn so với khuyến cáo.

Cần bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh môi trường nóng, ẩm, và ánh sáng.

3. Tác dụng phụ của thuốc Zofran

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng của ondansetron gồm có nhìn mờ, mất thị lực tạm thời từ vài phút đến vài giờ, khó thở, nhịp tim chậm, bồn chồn, lo lắng, run rẩy, vàng da, vàng mắt, đi tiểu ít hơn bình thường. Khi xuất hiện bất kỳ phản ứng lạ nào, người bệnh cần ngưng dùng Zofran ngay và báo cho bác sĩ biết nếu có bất cứ phản ứng phụ nào.

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Zofran

Không sử dụng Zofran cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với hoạt chất ondansetron hoặc những thuốc có thành phần tương tự như dolasetron (Anzemet), palonosetron (Aloxi), hoặc granisetron (Kytril).

Cần thận trọng trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh gan, có tiền sử cá nhân hoặc gia đình hội chứng QT dài.

Zofran có thể chứa phenylalanine ở dạng phân hủy bằng đường miệng nên cần báo cho bác sĩ biết nếu bệnh nhân mắc chứng phenylketo niệu (PKU).

5. Tương tác giữa Zofran và các loại thuốc khác?

Một số loại thuốc có thể làm tăng các vấn đề về nhịp tim nếu sử dụng chúng cùng với Zofran, gồm có:

  • Anagrelide
  • Droperidol
  • Methadone
  • Kháng sinh: Azithromycin, erythromycin, clarithromycin, pentamidine, levofloxacin, moxifloxacin
  • Thuốc điều trị ung thư: Vandetanib, trioxit asen
  • Thuốc chống trầm cảm: Citalopram, escitalopram
  • Thuốc chống sốt rét: Halofantrine, chloroquine
  • Thuốc rối loạn nhịp tim: Amiodarone, dofetilide, disopyramide, dronedaron, flecainide, quinidine, ibutilide, sotalol
  • Thuốc để điều trị chứng rối loạn tâm thần: chlorpromazine, thioridazine, haloperidol, pimozide.

Các thuốc được kê ra trên đây không đầy đủ. Một số thuốc khác có thể xảy ra tương tác với ondansetron, trong đó có cả các thuốc kê đơn và không kê đơn, vitamin, và các sản phẩm thảo dược. Do đó, bệnh nhân cần báo cáo với bác sĩ về tất cả các sản phẩm mà mình đang sử dụng để có hướng điều trị thích hợp.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

503 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan