Công dụng thuốc Vinphatoxin

Vinphatoxin có hoạt chính chính Oxytocin, là thuốc dùng trong sản khoa, có tác dụng gây co bóp tử cung cả về tần số lẫn cường độ. Thuốc được sản xuất dưới dạng thuốc ống tiêm, với hàm lượng 1ml/5UI.

1. Thuốc Vinphatoxin có tác dụng gì?

Vinphatoxin có hoạt chính chính Oxytocin, là thuốc dùng trong sản khoa với các tác dụng:

  • Gây chuyển dạ và thúc đẻ, cầm máu sau đẻ hoặc gây sảy thai. Vinphatoxin gây co bóp tử cung với mức độ khác nhau, làm tăng biên độ và tần số cơn cơ tử cung.
  • Tác dụng làm sữa dễ chảy ra do Vinphatoxin gây co bóp tế bào cơ biểu mô quanh nang tuyến sữa.
  • Vinphatoxin gây giãn mạch, tăng lưu lượng máu tới các cơ quan trong cơ thể.
  • Vinphatoxin còn có tác dụng chống bài niệu yếu.

2. Chỉ định của thuốc Vinphatoxin

Vinphatoxin được chỉ định cho các trường hợp sau:

3. Chống chỉ định của thuốc Vinphatoxin

Vinphatoxin không được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng, quá mẫn với các thành phần của thuốc.
  • Bệnh nhân không thể đẻ theo đường tự nhiên được do có sẹo tử cung, do kích thước thai nhi lớn hơn kích thước khung chậu, do nguy cơ cao vỡ tử cung do mang thai.
  • Bệnh nhân có cơn co tử cung cường tính, bị tắc cơ học đường thai.
  • Bệnh nhân hẹp xương chậu.

4. Cách sử dụng và liều dùng thuốc Vinphatoxin

Cách dùng: Vinphatoxin sản xuất dưới dạng thuốc ống tiêm, thường dùng đường tiêm bắp. Ngoài ra, có thể tiêm truyền tĩnh mạch, tiêm dưới da. Chỉ định thuốc tiêm theo đường dùng nào phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân, khả năng hấp thu và mục đích sử dụng thuốc.

Liều dùng:

Dưới đây là liều dùng tham khảo:

  • Gây chuyển dạ đẻ: Truyền tĩnh mạch chậm.
    • Tiến hành pha 5UI Vinphatoxin trong 500ml dung dịch natri clorid 0,9% hoặc pha trong dung dịch Ringer lactat hoặc dung dịch Dextrose 5%. Ban đầu truyền với tốc độ 0,0005-0,004UI/ phút, sau đó tăng tốc độ truyền lên 0,001-0,002UI/ phút sau khoảng thời gian 20 phút cho tới khi có cơn co tử cung, chuyển dạ.
    • Cần theo dõi liên tục tần số tim thai và cơn gò tử cung trong quá trình truyền. Khi cơn chuyển dạ đã tiến triển như tự nhiên thì có thể ngừng truyền Vinphatoxin.
  • Trong thủ thuật mổ lấy thai: Tiêm 5UI vào cơ tử cung.
  • Điều trị chảy máu sau khi đẻ: Tiêm tĩnh mạch chậm 5UI, nếu bị chảy máu nhiều có thể pha 5-20UI Vinphatoxin trong 500ml dung dịch glucose 5%, truyền tĩnh mạch với tốc độ thích hợp.
  • Gây sảy thai thường: Tiêm tĩnh mạch chậm 5 UI, hoặc truyền 0,02-0,04 đơn vị/phút.
  • Phòng chảy máu sau đẻ: tiêm tĩnh mạch chậm 5UI.

5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Vinphatoxin

Dùng Vinphatoxin có thể gây tác dụng phụ như sau:

  • Trên sản phụ: Dị ứng, ngứa, ban đỏ da, phản ứng phản vệ, chảy máu hậu sản, loạn nhịp tim, buồn nôn, nôn, tăng trương lực tử cung, co thắt, co cứng cơ hay vỡ tử cung.
  • Trên trẻ: Chậm nhịp tim, loạn nhịp tim, tổn thương thần kinh trung ương hoặc gây tổn thương não có hồi phục, chỉ số Apgar thấp.

6. Cẩn trọng khi dùng thuốc Vinphatoxin

Khi dùng thuốc Vinphatoxin cần lưu ý một số thông tin dưới đây:

  • Chỉ các y bác sĩ có chuyên môn có đầy đủ dụng cụ, phương tiện kỹ thuật mới được sử dụng Vinphatoxin. Người bệnh không được tự ý pha, tiêm truyền thuốc tại nhà.
  • Yêu cầu đánh giá tình hình cả mẹ lẫn con trước khi gây chuyển dạ bằng Vinphatoxin.
  • Để phòng những biến chứng xảy ra, sản phụ phải được theo dõi giám sát liên tục cơn co tử cung, tần số tim thai, huyết áp,... trong quá trình sử dụng thuốc.
  • Tác dụng gây co tử cung của Vinphatoxin thường mất ngay sau khi ngừng thuốc.
  • Phụ nữ mang thai: Không dùng Vinphatoxin cho bệnh nhân mang thai trong 6 tháng đầu, trừ trường hợp sảy thai tự nhiên hoặc gây sảy thai. Khi bắt buộc phải dùng đến thuốc, cần theo dõi chặt chẽ triệu chứng người bệnh và làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Phụ nữ đang cho con bú: Hạn chế sử dụng Vinphatoxin cho phụ nữ đang cho con bú vì thuốc có thể qua sữa mẹ truyền đến trẻ gây ra những tác dụng không mong muốn.
  • Thuốc không được sử dụng cho người đang lái xe và vận hành máy móc.

7. Tương tác thuốc Vinphatoxin

Vinphatoxin khi sử dụng kết hợp một hay nhiều loại thuốc có thể gây tương tác hiệp đồng hoặc đối kháng. Người bệnh cần thông báo với bác sĩ các thuốc mình đang sử dụng để tránh gây tác dụng không mong muốn.

  • Vinphatoxin dùng đồng thời với thuốc gây mê Cyclopropan có thể gây hạ huyết áp.
  • Phối hợp Vinphatoxin và Dinoproston làm tăng trương lực cơ tử cung.
  • Vinphatoxin làm giảm tác dụng gây mê của Thiopental.
  • Vinphatoxin khi dùng cùng với Prostaglandin làm tăng nguy cơ rách vỡ tử cung.

Truyền Vinphatoxin với mục đích gây đẻ, chuyển dạ đòi hỏi phải được chỉ định bởi các bác sĩ có trình độ chuyên khoa sản và chỉ được thực hiện ở những bệnh viện lớn có đầy đủ trang thiết bị y tế. Để đảm bảo hiệu quả tác dụng của thuốc cũng như tránh nguy cơ không mong muốn xảy ra cho sản phụ và thai nhi, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

4.9K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan