Công dụng thuốc Vincopane

Hyoscin - N - butylbromid là hoạt chất thường được chỉ định dùng trong co thắt cấp tính như cơn đau quặn bụng, thận hoặc đường mật, ngoài ra còn được dùng trong nội soi dạ dày - tá tràng giúp chống co thắt cơ trơn. Hoạt chất này cũng là thành phần chính của thuốc Vincopane.

1. Thuốc Vincopane là thuốc gì?

Công thức bào chế thuốc Vincopane cho một ống 1 ml gồm: Hyoscin - N - butylbromid hàm lượng 20mg, Natri Clorid và nước cất pha tiêm vừa đủ 1 ml. Dạng bào chế của thuốc Vincopane: Dung dịch tiêm.

Hyoscin - N - Butylbromid có tác dụng chống co thắt cơ trơn dạ dày - ruột, cơ trơn đường mật, đường sinh dục và tiết niệu. Thuốc Hyoscin - N - Butylbromid có tác dụng như một chất đối kháng muscarin, ngăn ngừa tác dụng Acetylcholin bằng cách phong bế không để Acetylcholin kết hợp với các thụ thể muscarinic ở những bộ phận có khả năng tác động lên thần kinh trong cơ trơn. Hyoscin - N - Butylbromid là dẫn chất amoni bậc 4, do đó không vào được hệ thần kinh trung ương, không có tác dụng kháng Acetylcholin ở thần kinh trung ương.

2. Thuốc Vincopane có tác dụng gì?

2.1. Chỉ định

  • Thuốc Vincopane được chỉ định trong co thắt cấp tính như cơn đau quặn bụng, thận hoặc đường mật;
  • Thuốc Vincopane được chỉ định trong X quang để chẩn đoán phân biệt tắc nghẽn cơ học do co thắt và dùng để giảm co thắt trong chụp X quang thận, niệu quản;
  • Thuốc Vincopane được chỉ định trong nội soi dạ dày - tá tràng để chống co thắt cơ trơn.

2.2. Chống chỉ định

  • Không dùng thuốc Vincopane cho người có mẫn cảm với Hyoscin - N - butylbromid hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Không dùng thuốc Vincopane cho người bị tăng nhãn áp (glocom), phì đại tuyến tiền liệt kèm theo bí tiểu tiện, hẹp cơ học đường tiêu hóa, nhịp tim nhanh, phình to ở đại tràng, nhược cơ.

3. Liều dùng và cách dùng thuốc Vincopane

Liều dùng với người lớn

  • Trong cơn đau quặn bụng cấp tính, có thể tiêm tĩnh mạch chậm, tiêm bắp thịt hoặc tiêm dưới da với liều 1 ống thuốc Vincopane (20mg)/lần, lặp lại sau 30 phút nếu cần.
  • Trong nội soi tiêm 1 ống thuốc Vincopane, sau đó tiêm nhắc lại cách 30 phút/lần nếu thấy cần. Liều dùng thuốc Vincopane hàng ngày không được quá 100mg (5 ống).

Liều dùng với trẻ em: Trong người hợp nặng mỗi lần tiêm 1⁄4 ống thuốc Vincopane, 3 lần/ngày.

4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Vincopane

Tác dụng không mong muốn của thuốc Vincopane thường gặp: Khô miệng, rối loạn điều tiết thị giác, nhịp nhanh, táo bón và bí tiểu, phản ứng dị ứng - đặc biệt là phản ứng ở da cũng có thể xảy ra nhưng hiếm, ở người có tiền sử hen suyễn hoặc dị ứng còn có thể xảy ra khó thở.

5. Tương tác thuốc của thuốc Vincopane

  • Thuốc Vincopane làm tăng tác dụng của các thuốc kháng muscarin như thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc kháng Histamin, Amantadin, Phenothiazin và các thuốc kháng Muscarin khác (Ipratropium, Tiotropium) khi dùng đồng thời.
  • Dùng đồng thời thuốc Vincopane với thuốc đối kháng Dopamin như Metoclopramid có thể làm giảm hiệu lực của cả 2 loại thuốc trên đường tiêu hóa.
  • Vincopane có thể làm tăng tác dụng gây nhịp nhanh của thuốc beta - adrenergic.
  • Thời kỳ mang thai: Không có căn cứ để khẳng định thuốc Vincopane có hậu quả xấu khi dùng trong giai đoạn mang thai ở người. Nghiên cứu trên động vật thuốc Vincopane cũng không có nguy cơ gì. Tuy nhiên không nên dùng thuốc Vincopane trong thời gian mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu, trừ khi lợi ích mong chờ của thuốc Vincopane lớn hơn so với bất kỳ rủi ro nào có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Thời kỳ cho con bú: Có đủ thông tin về sự bài tiết của Hyoscin butylbromid và các chất chuyển hóa của nó trong sữa mẹ do đó nguy cơ cho em bé bú sữa mẹ có thể xảy ra. Vì vậy sử dụng thuốc Vincopane trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ không được khuyến cáo.
  • Thuốc Vincopane có thể gây buồn ngủ và mệt mỏi. Vì vậy không lái xe và vận hành máy móc khi đang dùng thuốc Vincopane.

6. Thận trọng khi dùng thuốc Vincopane

  • Thuốc Vincopane được sử dụng thận trọng trong trường hợp nhịp tim nhanh do suy tim, nhiễm độc giáp, phẫu thuật tim do thuốc có thể đẩy nhịp tim nhanh hơn;
  • Thuốc Vincopane có thể làm giảm tiết mồ hôi vì vậy thuốc Vincopane nên được dùng thận trọng cho bệnh nhân có sốt;
  • Thuốc Vincopane gây tăng áp lực nội nhãn do đó không dùng thuốc Vincopane điều trị tăng nhãn góc hẹp;
  • Khi tiêm thuốc Vincopane, sốc phản vệ có thể xảy ra vì vậy cần theo dõi bệnh nhân sau tiêm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

10.7K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan