Cộng dụng thuốc Vimatine

Vimatine là thuốc gì? Vimatine là thuốc thuộc nhóm có nguồn gốc thảo dược được sử dụng để điều trị các bệnh lý phong thấp. Bài thuốc này đã được các thầy thuốc sưu tầm và có trong các bộ sách thuốc nam nổi tiếng như Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, chủ biên GS. Đỗ Tất Lợi và Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam của Viện Dược liệu. Trong bài viết này sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về thuốc Vimatine.

1. Công dụng thuốc Vimatine

Thành phần chính trong mỗi viên nén thuốc Vimatine bao gồm:

  • Mã tiền
  • Thương truật
  • Mộc hương
  • Địa liền
  • Quế chi
  • Tá dược: Tinh bột, lactose, talc, HPMC, PEG 4000, magnesi stearate, titan dioxid, màu erythrosine lake.

Vị thuốc mã tiền có chất strychnine có tác dụng hưng phấn thần kinh bao gồm hưng phấn chức năng phản xạ ở tủy sống, hưng phấn trung tâm hô hấp và vận mạch ở hành tủy, và trung khu cảm giác của vỏ não. Thuốc còn làm tăng tiết dịch vị, kích thích tiêu hóa, kích thích thèm ăn. Mã tiền thường được sử dụng trong chứng phong thấp, bại liệt, đau khớp, tê bì tay chân, nhức mỏi tay chân, đau dây thần kinh, sưng đau do sang chấn hoặc chức năng tiêu hóa bị rối loạn.

Vị thuốc thương truật có thành phần chủ yếu của tinh dầu là atractylodin, hinesol và hydroxy atractylon. Thương truật có vị cay, đắng và tính ấm dùng để trị đầy hơi chướng bụng, tiêu chảy, ăn uống kém, quáng gà,... Ngoài ra, Thương truật cũng có tác dụng giảm đau sưng khớp gối, yếu chân.

Nhờ các thành phần trên, thuốc được chỉ định trong các trường hợp chữa các chứng phong tê thấp, đau nhức, sưng khớp, tê mỏi tay chân, đau dây thần kinh...

Thuốc Vimatine không được sử dụng trong những trường hợp:

  • Người bệnh có tiền sử dị ứng với mã tiền, thương truật hay bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Người phong thấp thể nhiệt, bệnh nhân đang sốt cao
  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ em dưới 5 tuổi

2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Vimatine

2.1. Cách sử dụng

Thuốc Vimatine được sử dụng bằng đường uống. Người bệnh uống hết toàn bộ viên thuốc Vimatine với nước, không nhai hoặc nghiền nát vì sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. Thuốc được uống ngay sau ăn để làm giảm tác dụng phụ của thuốc.

2.2. Liều dùng

  • Người lớn: 2 viên/lần, ngày 2 lần hoặc 1 viên/lần, ngày 3 lần
  • Trẻ em từ 5 - 15 tuổi: 1 viên/lần, ngày 2 lần.
  • Liều duy trì 1 viên/lần, ngày 2 lần nếu còn đau nhẹ
  • Mỗi đợt điều trị kéo dài 4 – 6 tuần, dừng thuốc nếu hết đau.

3. Tác dụng phụ của Vimatine

Bệnh nhân khi sử dụng thuốc Vimatine có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như: nôn nao, khó chịu...Các triệu chứng sẽ hết khi ngừng thuốc.

Khi gặp các tác dụng không mong muốn trong thời gian điều trị Vimatine, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ để được tư vấn.

4. Quá liều thuốc Vimatine và xử trí

Triệu chứng khi dùng thuốc Vimatine quá liều: ngáp, chảy nước dãi, sợ ánh sáng, nôn mửa, mạch nhanh. Trường hợp nặng có thể gặp co giật, giãn đồng tử, co rút gân mắt lồi, khó thở và ngạt.

Khi xuất hiện các dấu hiệu quá liều thuốc, để hạn chế nguy cơ co giật cần đưa bệnh nhân vào buồng tối, tránh mọi kích thích, dùng các thuốc chống co giật, thuốc ngủ. Điều trị hỗ trợ bằng cách đặt nội khí quản nếu cần, rửa dạ dày để hạn chế hấp thu thuốc vào cơ thể.

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Vimatine

  • Nếu triệu chứng không thuyên giảm sau khi sử dụng thuốc Vimatine bệnh nhân cần thông báo và tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị.
  • Sử dụng quá liều Vimatine có thể làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định và liều dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sử dụng thuốc Vimatine không ảnh hưởng đến khả năng lái xe, vận hành máy móc hay các hoạt động cần sự tỉnh táo.
  • Thuốc cần được bảo quản trong hộp kín, nơi khô thoáng, nhiệt độ dưới 30oC, tránh ánh sáng trực tiếp.

Trên đây là toàn bộ thông tin về công dụng thuốc Vimatine, người bệnh nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thuốc trên bao bì cũng như cần tuân thủ đúng chỉ định và liều dùng của thuốc. Nhờ đó, sẽ đảm bảo hiệu quả điều trị và phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

455 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan