Công dụng thuốc Vilogastrin

Thuốc Vilogastrin dạng bột pha hỗn dịch uống được chỉ định sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng khi sử dụng thuốc Vilogastrin, người dùng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin về công dụng thuốc Vilogastrin trong bài viết sau đây.

1. Thuốc Vilogastrin có tác dụng gì?

1.1. Thuốc Vilogastrin là thuốc gì?

Thuốc Vilogastrin là thuốc gì? Thuốc Vilogastrin thuộc nhóm thuốc tác dụng lên đường tiêu hoá có số đăng ký VD-16869-12, do Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long sản xuất.

Thuốc Vilogastrin bao gồm các thành phần:

  • Natri Sulfat khan hàm lượng 350 mg
  • Dinatri Hydrophosphat hàm lượng 250 mg
  • Natri Citrat hàm lượng 100 mg
  • Natri Hydrocarbonat hàm lượng 100 mg
  • Tá dược: Disodium phosphate khan, sodium carbonate, sodium sulfate khan, sodium citrate.

Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bột pha hỗn dịch uống, gói 0,8 gam, hộp 30 gói hoặc 100 gói. Thuốc Vilogastrin khuyến cáo sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người trưởng thành.

1.2. Thuốc Vilogastrin chữa bệnh gì?

Thuốc Vilogastrin chữa bệnh gì? Thuốc Vilogastrin là thuốc được phối hợp bởi các muối kiềm, có tác dụng trung hòa acid dịch vị theo hướng gan mật. Natri sulfat có tác dụng làm thay đổi các trao đổi nước ở ruột già và kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn, giúp chống táo bón. Nhờ tính tan nhanh natri citrat và natri hydrocarbonat được sử dụng rộng rãi trong việc kháng acid dạ dày.

Thuốc Vilogastrin được sử dụng trong các trường hợp điều trị triệu chứng của chứng khó tiêu, đầy hơi, táo bón.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Vilogastrin trong trường hợp sau đây:

  • Viêm kết tràng
  • Hội chứng ruột tắc nghẽn
  • Hội chứng đau bụng không rõ được nguyên nhân
  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

2. Cách sử dụng của Vilogastrin

2.1. Cách dùng thuốc Vilogastrin

  • Thuốc Vilogastrin được dùng bằng đường uống
  • Người bệnh pha gói thuốc với nước lọc và chờ cho thuốc tan hết rồi uống
  • Người bệnh cần dùng đúng theo khuyến cáo hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2.2. Liều dùng của thuốc Vilogastrin

Người lớn:

  • Chứng rối loạn tiêu hóa: Uống 1 - 2 gói vào các bữa ăn chính.
  • Táo bón: Uống 2 - 3 vào buổi sáng lúc còn đói.

Trẻ em:

  • Từ 6 tháng đến 1 tuổi: Uống 1/2 gói mỗi ngày. Có thể pha với sữa cho trẻ dễ uống hơn.
  • Từ 1 tuổi đến 5 tuổi: Uống 1 gói mỗi ngày. Hòa tan 1 gói vào nửa ly nước lọc

Xử lý khi quên liều: Dùng thuốc Vilogastrin ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến thời gian dùng liều kế tiếp thì bỏ qua liều bạn đã quên và tiếp tục uống liều tiếp theo như dự định. Không uống gấp đôi liều khuyến cáo của bác sĩ.

Xử trí khi quá liều: Triệu chứng khi dùng quá liều Vilogastrin có thể khiến mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ hoặc tác dụng không mong muốn gia tăng.

Cách xử trí: Ngưng sử dụng thuốc Vilogastrin và thông báo ngay cho bác sĩ.

3. Lưu ý khi dùng thuốc Vilogastrin

Trong quá trình sử dụng thuốc Vilogastrin, người bệnh cần lưu ý đến một số điều sau đây:

  • Thận trọng khi sử dụng Vilogastrin cho các ca bệnh tiêu chảy, nghẽn đường mật hay đau bụng.
  • Tránh dùng trong thời gian dài với liều cao hơn liều khuyến cáo ở người bệnh có mở thông đại tràng.
  • Không dùng thuốc Vilogastrin cho người bệnh có chức năng thận kém hoặc người bệnh đang thẩm tách máu (vì có thể gây ra tăng hàm lượng magnesi và/hoặc hàm lượng nhôm trong máu).
  • Không dùng thuốc khi đã quá hạn sử dụng, thuốc vón cục, thay đổi màu sắc hay mùi vị.
  • Thời kỳ mang thai: Hiện nay, vẫn chưa xác định được tính an toàn khi dùng Vilogastrin cho phụ nữ đang mang thai. Vì vậy, không nên dùng thuốc Vilogastrin cho đối tượng này, trừ khi bác sĩ cho chỉ định và đã cân nhắc kỹ về lợi ích cho mẹ so với nguy cơ cho trẻ và không có biện pháp nào khác để thay thế.
  • Thời kỳ cho con bú: Chưa có đầy đủ số liệu thống kê, nhưng việc dùng thuốc cho phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ không phải là một chống chỉ định khi dùng Vilogastrin với liều bình thường.

4. Tác dụng phụ của thuốc Vilogastrin

Tác dụng phụ của thuốc Vilogastrin là có thể gây tiêu chảy ở người có kết tràng dễ bị kích thích.

Cần lưu ý trên đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ của thuốc Vilogastrin. Trong quá trình sử dụng có thể xảy ra những tác dụng phụ khác mà chưa biểu hiện hoặc chưa được nghiên cứu. Nếu có bất kỳ biểu hiện khác nào về tác dụng phụ của thuốc Vilogastrin không quy định trong hướng dẫn sử dụng, người bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

5. Tương tác thuốc Vilogastrin

  • Sự hấp thu của một số lớn các thuốc bị giảm đi hoặc bị chậm lại khi phối hợp với thuốc uống chống tiết acid. Ví dụ như các thuốc sau: các tetracycline, ciprofloxacin, digoxin, clorpromazina, penicillamine, warfarin, diflunisal, quinidin và các thuốc kháng sholinergle.
  • Tránh dùng thuốc Vilogastrin với rượu.

6. Cách bảo quản thuốc Vilogastrin

  • Thời gian bảo quản thuốc Vilogastrin là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ đảm bảo không quá 30°C, trong bao bì gốc và tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
  • Để xa tầm tay với của trẻ nhỏ và vật nuôi.

Thuốc Vilogastrin dạng bột pha hỗn dịch uống được chỉ định sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.

Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

230 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan