Công dụng thuốc Traflocin

Thuốc Traflocin được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Ofloxacin. Thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng: máu, đường hô hấp, đường tiết niệu,...

1. Thuốc Traflocin có tác dụng gì?

Traflocin là thuốc gì? 1 viên thuốc Traflocin có chứa 200mg Ofloxacin và các tá dược khác. Ofloxacin là kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon giống như ciprofloxacin nhưng có sinh khả dụng cao hơn 95%. Ofloxacin có phổ kháng khuẩn rộng, tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Giống như các thuốc quinolon kháng khuẩn khác, Ofloxacin có khả năng ức chế DNA-gyrase (là enzyme cần thiết đối với quá trình nhân đôi, phiên mã, tu sửa DNA của vi khuẩn).

Chỉ định sử dụng thuốc Traflocin:

  • Điều trị nhiễm trùng niệu - sinh dục: Viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm tiền liệt tuyến, viêm mào tinh, nhiễm trùng do phẫu thuật;
  • Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp: Viêm phế quản, viêm phổi, áp xe phổi, viêm tai giữa, giãn phế quản, viêm amidan, viêm xoang;
  • Điều trị nhiễm trùng: Máu, mật và tuyến tiền liệt, xương khớp, mắt, sản phụ khoa, da và mô mềm.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Traflocin:

  • Người bị quá mẫn với các thuốc quinolone;
  • Trẻ em, trẻ đang tuổi dậy thì;
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú.

2. Cách dùng và liều dùng thuốc Traflocin

Cách dùng: Đường uống.

Liều dùng:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu:
    • Viêm bàng quang do K.pneumoniae hay E.coli: Dùng liều 200mg mỗi 12 giờ trong 3 ngày;
    • Viêm bàng quang do nhiễm các chủng vi khuẩn khác: Dùng liều 200mg mỗi 12 giờ trong 7 ngày;
    • Nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng: Dùng liều 200mg mỗi 12 giờ trong 10 ngày;
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm ở mức độ nhẹ hoặc trung bình: Dùng liều 400mg mỗi 12 giờ trong 10 ngày;
  • Viêm phổi/viêm phế quản mạn tính đợt cấp: Dùng liều 400mg mỗi 12 giờ trong 10 ngày;
  • Bệnh lây truyền qua đường sinh dục:
    • Nhiễm khuẩn lậu cầu không biến chứng: Dùng 1 liều 400mg duy nhất;
    • Viêm niệu đạo hoặc viêm cổ tử cung do C.trachomatis: Dùng liều 300mg mỗi 12 giờ trong 7 ngày;
    • Viêm tuyến tiền liệt: Dùng liều 300mg mỗi 12 giờ trong 6 ngày;
  • Bệnh nhân suy thận: Điều chỉnh liều dùng thuốc Traflocin theo mức độ thanh thải creatinin. Cụ thể:
    • Clcr 20 - 50ml/phút: Giảm 1⁄2 liều;
    • Clcr < 20ml/phút: Giảm 1⁄2 liều, dùng xen kẽ cách ngày.

Quá liều: Khi sử dụng thuốc Ofloxacin quá liều, người bệnh được điều trị nâng đỡ và điều trị triệu chứng. Các bước cụ thể là: Rửa dạ dày hoặc gây nôn, bù nước đầy đủ và điều trị nâng đỡ.

Quên liều: Nếu quên dùng 1 liều thuốc Traflocin, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn, không được tự ý dùng bù thuốc.

3. Tác dụng phụ của thuốc Traflocin

Khi sử dụng thuốc Traflocin, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Đường tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy;
  • Da: Ngứa da, viêm mạch máu, phát ban, phản ứng da nhạy cảm với ánh sáng, da mẩn đỏ;
  • Thần kinh trung ương: Chóng mặt, hay quên, cảm giác lâng lâng, dị cảm, co giật, run rẩy, tăng kích thích;
  • Thận: Suy thận cấp thứ phát sau khi bị viêm thận mô kẽ;
  • Cơ quan khác: Tăng bạch cầu ưa acid, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu đa nhân trung tính, nhìn mờ, đau cơ, chứng vú to,...

Khi gặp phải các tác dụng phụ của thuốc Traflocin, người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ. Từ tình trạng cụ thể của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn về biện pháp can thiệp xử trí phù hợp nhất.

4. Thận trọng và tương tác thuốc Traflocin

Lưu ý trước và trong khi dùng thuốc Traflocin:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Traflocin ở người bị động kinh, tiền sử rối loạn thần kinh trung ương, xơ vữa mạch não;
  • Nên giảm liều dùng thuốc Traflocin ở bệnh nhân suy thận và người cao tuổi;
  • Trong quá trình điều trị bằng thuốc Traflocin, cần tránh tiếp xúc với ánh nắng.

Một số tương tác thuốc của Traflocin gồm:

  • Thuốc kháng acid: Warfarin, Theophylline;
  • Thuốc trị đái tháo đường đường uống.

Để tránh tương tác thuốc, khi được chỉ định sử dụng thuốc Traflocin, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ chi tiết về các loại thuốc mình đang dùng cũng như các bệnh lý mình đang mắc phải. Đồng thời, bệnh nhân không được tự ý dùng thuốc, ngừng thuốc, thay đổi liều dùng hoặc thời gian dùng thuốc của bất kỳ loại thuốc nào mà chưa được bác sĩ cho phép.

Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc Traflocin chính là tiền đề để giúp bệnh nhân điều trị hiệu quả các bệnh lý nhiễm khuẩn, đồng thời hạn chế đáng kể nguy cơ xảy ra những tác dụng phụ khó lường.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

62 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan