Công dụng thuốc Tifoxan

Tifoxan là một loại thuốc nhỏ mắt có chứa thành phần chính là Ofloxacin. Vậy thuốc Tifoxan chữa bệnh gì và cách sử dụng loại thuốc này như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.

1. Thuốc Tifoxan chữa bệnh gì?

Tifoxan là một loại thuốc kháng sinh được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt, với thành phần chính trong mỗi lọ thuốc 5ml là 15mg Ofloxacin.

Ofloxacine là một loại thuốc kháng sinh nhóm Fluoroquinolon giống như Ciprofloxacin, nhưng khi uống Ofloxacine sẽ có sinh khả dụng cao hơn 95%. Ofloxacin có phổ kháng khuẩn rộng bao gồm Pseudomonas aeruginosa, Enterobacteriaceae, Staphylococcus, Haemophilus influenzae, Neisseria spp., Streptococcus pneumoniae và một vài loại vi khuẩn gram dương khác.

Ofloxacin có tác dụng mạnh hơn Ciprofloxacin đối với các loại vi khuẩn Chlamydia trachomatis, Mycoplasma pneumoniae, Ureaplasma urealyticum. Ofloxacin cũng có tác dụng đối với vi khuẩn Mycobacterium leprae và cả Mycobacterium spp. khác.

Ofloxacin là kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn. Cơ chế tác dụng của loại kháng sinh này chưa được biết đầy đủ. Giống như các thuốc kháng sinh nhóm Quinolon khác, Ofloxacin gây ức chế DNA-gyrase là một enzym cần thiết trong quá trình nhân đôi, phiên mã và sửa chữa DNA của vi khuẩn.

Thuốc Tifoxan được chỉ định trong các trường hợp nhiễm trùng bên ngoài mắt ở cả người lớn và trẻ em gây ra bởi các loại vi khuẩn nhạy cảm với ofloxacin, bao gồm:

Thuốc Tifoxan chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người quá mẫn với ofloxacin hay thành phần khác của thuốc;
  • Người có tiền sử quá mẫn và bị viêm gân do thuốc nhóm Quinolon.

Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Tifoxan trong các trường hợp sau:

  • Trẻ em;
  • Phụ nữ có thai;
  • Phụ nữ đang cho con bú.

2. Liều lượng và cách dùng thuốc Tifoxan

Thuốc Tifoxan là một loại thuốc nhỏ mắt. Liều dùng thuốc Tifoxan cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, liều thuốc tham khảo cho tất cả các lứa tuổi như sau:

  • Nhỏ 1 - 2 giọt thuốc vào mắt bị bệnh sau mỗi 24 giờ trong 2 ngày đầu tiên và sau đó là 4 lần mỗi ngày trong các ngày tiếp theo.
  • Thời gian điều trị bằng thuốc Tifoxan không quá 10 ngày.

Trong trường hợp bạn sử dụng quá liều thuốc Tifoxan, cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị theo triệu chứng gặp phải. Và được theo dõi điện tâm đồ, do có nguy cơ thuốc gây kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ.

3. Tác dụng phụ của thuốc Tifoxan

Trong quá trình sử dụng thuốc nhỏ mắt Tifoxan, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc, bao gồm:

  • Dị ứng mắt như ngứa mắt;
  • Phản ứng phản vệ như phù mạch, khó thở, sưng họng, phù mặt, sưng lưỡi, sốc phản vệ;
  • Chóng mặt;
  • Kích ứng mắt;
  • Cảm giác khó chịu ở mắt;
  • Viêm kết mạc;
  • Viêm giác mạc;
  • Mờ mắt;
  • Chứng sợ ánh sáng;
  • Phù mắt;
  • Cộm mắt;
  • Tăng tiết nước mắt;
  • Khô mắt;
  • Đau mắt;
  • Xung huyết mắt;
  • Phù quanh mắt bao gồm cả sưng bờ mi;
  • Loạn nhịp thất và xoắn đỉnh chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ kéo dài khoảng QT;
  • Khoảng QT kéo dài;
  • Buồn nôn;
  • Hội chứng Stevens-Johnson;
  • Hoại tử biểu mô nhiễm độc.

Nếu bạn thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào khi đang sử dụng thuốc Tifoxan, cần báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

4. Tương tác của thuốc Tifoxan với các loại thuốc khác

Chưa có nghiên cứu về tương tác thuốc đối với dạng thuốc nhỏ mắt Tifoxan.

Trên đây là một số thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Tifoxan. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Tifoxan theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

7.1K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan