Công dụng thuốc Tanaallery-f

Thuốc Tanaallery-f có thành phần chính là Phenylephrin hydroclorid 5mg, Clorpheniramin 4mg. Thuốc có tác dụng trong điều trị các bệnh lý về mắt. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích về công dụng của Tanaallery-f

1. Công dụng của thuốc Tanaallery-f

Thuốc Tanaallery-f có thành phần Phenylephrin giúp kích thích chọn lọc trên alpha 1 - adrenergic gây co mạch, tăng huyết áp. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Nhỏ mắt để làm giãn đồng tử (trong điều trị viêm màng bồ đào có khả năng gây dính; chuẩn bị trước khi phẫu thuật trong nhãn cầu; để chẩn đoán).
  • Nhỏ mắt để làm giảm sung huyết kết mạc (trong viêm kết mạc cấp).
  • Nhỏ mũi để làm giảm sung huyết mũi, xoang do bị cảm lạnh.
  • Điều trị giảm huyết áp trong sốc sau khi đã bù đủ dịch
  • Điều trị giảm huyết áp do gây tê tuỷ sống
  • Kéo dài thời gian tê trong gây tê tuỷ sống hoặc gây tê vùng.

Mặt khác, Tanaallery-f không được kê đơn trong các trường hợp sau:

2. Liều dùng của Tanaallery-f

Liều dùng thuốc Tanaallery-f có thể được điều chỉnh phụ thuộc vào lứa tuổi và mục đích điều trị bệnh. Cụ thể:

  • Hạ huyết áp: Liều ban đầu 2 – 5 mg (0,2 – 0,5 ml dung dịch 1%), tiêm dưới da hoặc tiêm bắp; liều sau 1 - 10 mg nếu cần tuỳ theo đáp ứng. Có thể tiêm tĩnh mạch chậm 100 – 500 microgam (0,1 – 0,5 ml dung dịch đã pha loãng 10 lần tức là 0,1%), lặp lại nếu cần sau ít nhất 15 phút.
  • Hạ huyết áp nặng: Hoà 1 ống 10 mg trong 500 ml dung dịch glucose 5% hoặc natri clorid 0,9% (được nồng độ 20 microgam/ml), tiêm truyền tĩnh mạch với tốc độ ban đầu tới 180 microgam/phút, rồi giảm dần tuỳ theo đáp ứng tới 30 – 60 microgam/phút.
  • Hạ huyết áp trong khi gây tê tuỷ sống: Dự phòng hạ huyết áp: 2 – 3 mg tiêm dưới da hoặc tiêm bắp 3 – 4 phút trước khi gây tê tuỷ sống.
  • Điều trị hạ huyết áp đã xảy ra ở người lớn: Tiêm tĩnh mạch, liều ban đầu 0,2 mg; bất cứ liều nào tiêm sau không được vượt quá liều trước 0,1 – 0,2 mg, và một liều đơn không được vượt quá 0,5 mg.
  • Kéo dài thời gian tê trong gây tê tuỷ sống: Có thể thêm 2 – 5 mg phenylephrin hydroclorid vào dung dịch gây tê.
  • Gây co mạch trong gây tê vùng: Theo nhà sản xuất, nồng độ thuốc tối ưu là 0,05 mg/ml (1 : 20 000). Chuẩn bị dung dịch gây tê bằng cách cứ 20 ml dung dịch thuốc tê thì thêm 1 mg phenylephrin.
  • Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất: Để dứt cơn, tiêm tĩnh mạch nhanh (trong vòng 20 – 30 giây) liều khởi đầu khuyến cáo không được vượt quá 0,5 mg; liều tiếp theo có thể tăng thêm 0,1 – 0,2 mg phụ thuộc vào đáp ứng về huyết áp của người bệnh.
  • Huyết áp tâm thu không được cao quá 160 mmHg có liều tối đa một lần 1 mg.

Liều dùng Tanaallery-f với mục đích nhỏ mắt dành cho người lớn và thiếu niên:

  • Giãn đồng tử và co mạch: Nhỏ thuốc vào kết mạc 1 giọt dung dịch 2,5% hoặc 10%, lặp lại 1 giờ sau nếu cần.
  • Gây giãn đồng tử kéo dài: Nhỏ vào kết mạc 1 giọt dung dịch 2,5% hoặc 10%, 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Viêm màng bồ đào có dính mống mắt sau (điều trị hoặc dự phòng): Nhỏ vào kết mạc 1 giọt dung dịch 2,5% hoặc 10%, lặp lại 1 giờ sau nếu cần, nhưng không được vượt quá 3 lần/ngày. Có thể tiếp tục điều trị vào ngày sau nếu cần. Cũng có thể dùng atropin sulfat và đắp gạc nóng nếu có chỉ định.
  • Mắt đỏ (điều trị): Nhỏ vào kết mạc 1 giọt dung dịch 0,12%, cách 3 – 4 giờ 1 lần khi cần.
  • Gây giãn đồng tử trước khi phẫu thuật: Nhỏ vào kết mạc 1 giọt dung dịch 2,5% hoặc 10% 30 – 60 phút trước khi phẫu thuật.

Gây giãn đồng tử để tiến hành chẩn đoán

  • Đo khúc xạ: Nhỏ vào kết mạc 1 giọt thuốc làm liệt thể mi; 5 phút sau, nhỏ 1 giọt dung dịch phenylephrin 2,5%. Nhu cầu nhỏ thêm thuốc liệt thể mi và thời gian chờ trước khi có liệt thể mi phụ thuộc vào thuốc liệt thể mi đã dùng.
  • Soi đáy mắt: Nhỏ vào kết mạc 1 hoặc 2 giọt dung dịch 2,5% 15 – 30 phút trước khi soi, có thể lặp lại sau khoảng 10 - 60 phút nếu cần.
  • Soi võng mạc: Nhỏ thuốc vào kết mạc 1 giọt dung dịch 2,5%.
  • Test làm trắng (blanching test): Để phân biệt giữa viêm kết mạc và viêm mống mắt-thể mi, nhỏ thuốc vào mắt bị nhiễm khuẩn 1 giọt dung dịch 2,5%; 5 phút sau khi nhỏ thuốc, quan sát vùng trắng quanh rìa củng - giác mạc.

Liều dùng thuốc Tanaallery-f cho trẻ em:

  • Giãn đồng tử và co mạch: Nhỏ vào kết mạc 1 giọt dung dịch 2,5%, lặp lại 1 giờ sau nếu cần.
  • Làm giãn đồng tử lâu dài: Nhỏ vào kết mạc 1 giọt dung dịch 2,5%, ngày 2 – 3 lần.
  • Viêm màng bồ đào kèm dính phía sau (điều trị): Nhỏ vào kết mạc 1 giọt dung dịch 2,5%, lặp lại sau 1 giờ nếu cần. Có thể tiếp tục điều trị ngày sau. Nếu có chỉ định, có thể dùng atropin sulfat và đắp gạc nóng.
  • Làm giãn đồng tử trước khi phẫu thuật: Nhỏ vào kết mạc 1 giọt dung dịch 2,5% 30 – 60 phút trước khi phẫu thuật.

Liều dùng làm giãn đồng tử cho trẻ em để tiến hành chẩn đoán:

  • Đo khúc xạ: Nhỏ vào kết mạc 1 giọt dung dịch atropin 1%; 10 – 15 phút sau, nhỏ 1 giọt dung dịch phenylephrin 2,5%, và 5 – 10 phút sau nữa, 1 giọt thứ 2 dung dịch atropin 1%. Trong vòng từ 1 đến 2 giờ, mắt đã sẵn sàng để đo.
  • Soi đáy mắt, soi võng mạc, test làm trắng, mắt đỏ: Liều giống như đối với người lớn.

Nhỏ mũi để giảm sung huyết mũi cho cả người lớn và trẻ em: Nhỏ 2 – 3 giọt (hoặc phun sương) dung dịch 0,25 – 0,5% vào mỗi bên mũi, 4 giờ một lần nếu cần. Nếu ngạt mũi nhiều, lúc đầu có thể dùng dung dịch 1%.

3. Tác dụng phụ của Tanaallery-f

Trong quá trình sử dụng thuốc Tanaallery, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

  • Tác dụng phụ thường gặp như: Kích động thần kinh, bồn chồn, lo âu, khó ngủ, người yếu mệt, choáng váng, đau trước ngực, run rẩy, dị cảm đầu chi,
  • Tác dụng phụ ít gặp: Tăng huyết áp kèm phù phổi, loạn nhịp tim, nhịp tim chậm, co mạch ngoại vi và nội tạng làm giảm tưới máu cho các cơ quan này, suy hô hấp, ảo giác, hoang tưởng
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: Viêm cơ tim thành ổ, xuất huyết dưới màng ngoài tim.

4. Tương tác thuốc Tanaallery-f

Thuốc Tanaallery có thể bị giảm hiệu quả hoặc gia tăng tác dụng phụ nếu như sử dụng kết hợp với các loại thuốc trên.

  • Phentolamin và thuốc chẹn alpha-adrenergic
  • Các phenothiazin (như clorpromazin)
  • Propranolol và thuốc chẹn beta-adrenergic
  • Thuốc trợ đẻ (oxytocic)
  • Thuốc cường giao cảm
  • Thuốc mê
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (như imipramin) hoặc guanethidin cũng làm tăng tác dụng tăng huyết áp của phenylephrin.
  • Atropin sulfat và các thuốc liệt thể mi khác khi phối hợp với phenylephrin sẽ phong bế tác dụng chậm nhịp tim phản xạ, làm tăng tác dụng tăng huyết áp và giãn đồng tử của phenylephrin
  • Furosemid hoặc các thuốc lợi niệu khác làm giảm đáp ứng tăng huyết áp do phenylephrin

Thuốc Tanaallery-f được ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh lý về mắt và mũi. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ chỉ định về liều lượng thuốc từ bác sĩ để phát huy hiệu quả tốt nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

443 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Mucome Drop
    Công dụng thuốc Mucome Drop

    Thuốc Mucome Drop thường được kê đơn sử dụng để điều trị và cải thiện các tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc cảm cúm, đồng thời làm giảm hiện tượng xung huyết mũi,... Để thuốc Mucome ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • nebusal
    Công dụng thuốc Nebusal

    Thuốc Nebusal là dòng thuốc xịt mũi giúp điều trị các triệu chứng nghẹt mũi, viêm mũi, sổ mũi, viêm tai-mũi-họng,.. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về công dụng, cách dùng và những ...

    Đọc thêm
  • Elossy
    Công dụng thuốc Elossy

    Thuốc Elossy dạng nhỏ mũi được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng, cảm cúm, ngạt mũi,... ở trẻ em. Thuốc có thể tiềm ẩn một số tác dụng phụ, vì vậy trong quá trình sử dụng người ...

    Đọc thêm
  • Trẻ ốm, trẻ sổ mũi, dị ứng, cảm cúm trẻ
    Lưu ý khi dùng thuốc làm thông mũi cho trẻ em

    Thuốc làm thông mũi có thể sử dụng cho trẻ để làm giảm các triệu chứng viêm mũi, nghẹt mũi và các bệnh hô hấp khác. Tuy nhiên, phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn về liều lượng, độ tuổi, ...

    Đọc thêm
  • thuốc astepro
    Công dụng thuốc Astepro

    Astepro là một loại thuốc thuộc nhóm kháng Histamine, thuốc được sử dụng làm giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Vậy thuốc Astepro là thuốc gì? Cách sử dụng ra sao? Có các tác dụng phụ gì khi ...

    Đọc thêm