Công dụng thuốc SPlostal

Thuốc SPlostal được biết đến là thuốc có tác dụng đối với máu. Hiện nay các thông tin về công dụng của SPlostal vẫn chưa thật đầy đủ và chi tiết. Bài viết dưới đây xin được gửi đến các độc giả những thông tin hữu ích về công dụng cũng như những lưu ý để sử dụng thuốc này an toàn.

1. SPlostal có tác dụng gì?

Thuốc SPlostal được sử dụng trong các trường hợp:

  • Điều trị các triệu chứng của thiếu máu cục bộ như: viêm loét chi, đau nhức và lạnh các chi trong các trường hợp tắc nghẽn động mạch mãn tính, điển hình là bệnh Buerger, bệnh xơ cứng động tắc mạch, bệnh mạch máu ngoại biên do biến chứng của đái tháo đường.
  • Phòng ngừa tái phát bệnh nhồi máu não (trừ trường hợp tắc nghẽn mạch não do tim).
  • Phòng ngừa cho người bệnh sau nong hoặc đặt stent mạch vành tránh được các biến chứng về huyết khối.
  • Giúp người bệnh cải thiện hiệu quả các triệu chứng, khoảng cách đi bộ của chứng khập khễnh cách hồi tính chất không đau lúc nghỉ và các mô ngoại biên không có dấu hiệu bị hoại tử.

2. Liều dùng và cách dùng của thuốc SPlostal

3.1. Liều dùng

Liều dùng thuốc Splostal có thể được điều chỉnh theo tình trạng của người bệnh. Tuy nhiên cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo liều dùng trong tờ hướng dẫn niêm yết trong hộp thuốc. Liều dùng thuốc SPlostal thông thường là 100mg x 2 lần/ngày.

3.2. Cách dùng

Thuốc Splostal được dùng bằng đường uống. Thuốc Splostal có tính chất khi uống phụ thuộc vào bữa ăn: uống cách xa bữa ăn chính ít nhất khoảng 30 phút hoặc uống sau bữa ăn chính 2 giờ. Khuyến cáo không nên uống thuốc Splostal lúc đói do khi nồng độ cilostazol tăng lên có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn.

  • Đối với trẻ em thì tính an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được xác định cụ thể và rõ ràng.
  • Trong điều trị chứng khập khiễng thì có thể quan sát được khoảng cách đi bộ cải thiện sau 4 đến 12 tuần điều trị và cải thiện hiệu quả rõ rệt từ 16 đến 24 tuần điều trị.
  • Trường hợp điều trị Cilostazol không có hiệu quả sau 6 tháng thì nên cân nhắc điều trị bằng liệu trình khác.

3. Chống chỉ định khi dùng thuốc SPlostal

Không dùng thuốc SPlostal trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh mẫn cảm với Cilostazol hoặc bất cứ thành phần nào có trong thuốc.
  • Người bệnh bị suy thận nặng.
  • Người bệnh bị suy gan ( từ mức độ trung bình đến nặng)
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc có khả năng thụ thai.
  • Người bệnh có khả năng dễ bị xuất huyết: Chảy máu đường tiêu hóa và tiết niệu, xuất huyết nội sọ, chứng tăng dễ vỡ mao mạch máu, ho ra máu, xuất huyết dịch kính.
  • Người bệnh mắc các bệnh về tim mạch như: tiền sử nhịp nhanh thất, rung thất hoặc xuất hiện khoảng QT kéo dài, suy tim sung huyết.

4. Tương tác của thuốc SPlostal

Thận trọng khi dùng thuốc Splostal với một số thuốc sau:

  • Aspirin, Wafarin, Clopidogrel: Khi kết hợp Splostal với nhóm thuốc này có nguy cơ gây làm kéo dài thời gian chảy máu.
  • Khi phối hợp Splostal với các nhóm thuốc có tiềm năng gây hạ huyết áp có gây hạ huyết áp cộng gộp kèm với biểu hiện nhịp tim tăng.
  • Chất ức chế Cytochoromr P-450: Kháng nấm Azole, Cimetidine, Macrolide, Diltiaze, Ritonavir có thể làm tăng nồng độ Cilostazol có trong huyết tương.
  • Chất nền CYP-450 ( Halofantrin, Simvastatin, Cisaprid, ....): Có nguy cơ làm tăng nồng độ các chất này trong huyết thanh.
  • Chất cảm ứng CYP-450 ( Carbamazepin, Phenytoin, Rifampicin...): Khi kết hợp với nhóm này có thể làm thay đổi hiệu quả điều trị của Cilostazol.

5. Khi dùng thuốc SPlostal có thể gây ra những tác dụng phụ nào?

Khi dùng thuốc Splostal có những tác dụng không mong muốn như:

  • Thường gặp: Đau đầu, hoa mắt chóng mặt, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực; viêm mũi - họng; rối loạn tiêu hóa ( nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy...); phát ban, mẩn ngứa.
  • Ít gặp: Gây thiếu máu, tăng đường huyết gây nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, giấc ngủ chập chờn, nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết, chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu không đặc hiệu, tụt huyết áp tư thế, ho, viêm phổi, viêm loét dạ dày, ớn lạnh, đau cơ.
  • Hiếm gặp: Kéo dài thời gian xuất huyết, tăng lượng tiểu cầu nguyên phát trong máu; suy thận và suy thận cấp.

Khi gặp những tác dụng phụ trên người bệnh nên thông báo cho bác sĩ ngay hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và xử trí kịp thời.

6. Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc SPlostal

Người bệnh cần tham khảo một số lưu ý sau trước khi sử dụng thuốc SPlostal:

  • Theo dõi sát triệu chứng đau thắt vì việc điều trị Cilostazol có thể làm tăng nhịp mạch. Thận trọng ở người bệnh đang dùng thuốc chống đông, thuốc làm tan huyết khối, thuốc gây hủy tiểu cầu, prostaglandin E1 hoặc dẫn xuất; người bệnh đang có kinh nguyệt; hẹp động mạch vành, bị giảm tiểu cầu, có xu hướng chảy máu, đái tháo đường hoặc có bất thường về dung nạp glucose; suy thận nặng, suy gan nặng; tăng huyết áp nặng với huyết áp cao liên tục. Không dùng Cilostazol cho người bệnh bị nhồi máu não cho đến khi tình trạng bệnh đã ổn định. Người lớn tuổi.
  • Đã có báo cáo về rối loạn huyết học bao gồm giảm bạch cầu hạt, tăng tiểu cầu thứ phát, giảm bạch cầu, giảm huyết cầu toàn thể và thiếu máu bất sản. Hầu hết người bệnh sẽ hồi phục sau khi ngưng Cilostazol.
  • Nếu xảy ra hiện tượng chảy máu, dễ thâm tím,... hãy liên hệ ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được thăm khám và điều trị.
  • Nên ngưng thuốc SPlostal ngay lập tức khi xuất huyết võng mạc hoặc khi có bất kì bằng chứng lâm sàng hoặc cận lâm sàng về rối loạn huyết học.
  • Thận trọng dùng Cilostazol ở người bị lệch tâm nhĩ hoặc tâm thất, cuồng nhĩ, rung nhĩ.
  • Chỉ sử dụng cilostazol ở những người bệnh đã thực hiện biện pháp thay đổi lối sống như chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập và ngừng hút thuốc nhưng vẫn không cải thiện bệnh.
  • Không sử dụng cho những người bệnh bị rối loạn nhịp tim nghiêm trọng như nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp, đau thắt ngực không ổn định, có cơn đau tim, người bệnh đã phẫu thuật bắc cầu động mạch vành hoặc người bệnh đang sử dụng thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu trở lên như aspirin và clopidogrel.
  • Chưa có dữ liệu đầy đủ về việc dùng thuốc SPlostal cho phụ nữ có thai và đang nuôi con bú. Người bệnh cần thận trọng sử dụng thuốc và chỉ sử dụng trong trường hợp cần thiết có sự chỉ định từ bác sĩ, dược sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

493 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan