Công dụng thuốc Spasdipyrin

Thuốc Spasdipyrin có có công dụng chống đau co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa do hội chứng ruột kích thích, đau túi thừa của ruột kết, co thắt đường mật hay cơn đau quặn thận hay thống kinh nguyên phát. Trước khi sử dụng Spasdipyrin, bạn nên tham khảo tư vấn từ dược sĩ hoặc bác sĩ chuyên khoa để dùng thuốc an toàn và hiệu quả.

1. Spasdipyrin là thuốc gì?

Spasdipyrin thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được bào chế dưới dạng viên nén, chứa thành phần chính là Alverin citrat hàm lượng 40mg.

Hoạt chất Alverin citrat có tác dụng trực tiếp đặc hiệu chống co thắt cơ trơn ở đường tiêu hóa và tử cung, tuy nhiên lại không ảnh hưởng đến tim, mạch máu hay cơ khí quản ở liều điều trị.

Tác dụng của Alverin citrat trên đường tiêu hóa được xác định do 3 cơ chế như sau:

  • Chẹn kênh calci;
  • Làm giảm tính nhạy cảm của ruột;
  • Cuối cùng là ức chế thụ thể serotonin 5HT1A.

Sau khi được hấp thu từ đường tiêu hóa, Alverin citrat sẽ chuyển hóa nhanh thành chất có hoạt tính, nồng độ cao nhất trong huyết tương đạt được sau khi uống là 1 - 1,5 giờ. Sau đó Alverin citrat được chuyển hóa tiếp thành các chất không còn hoạt tính và thải trừ ra nước tiểu bằng bài tiết tích cực ở thận.

2. Thuốc Spasdipyrin có tác dụng gì?

Thuốc Salymet có tác dụng trong điều trị các trường hợp sau:

3. Liều dùng, cách sử dụng thuốc Spasdipyrin

Thuốc Spasdipyrin được dùng bằng đường uống cùng với 1 ly nước đầy.

Liều dùng tham khảo:

  • Người lớn (kể cả người cao tuổi): Mỗi lần 1 – 3 viên Spasdipyrin, ngày 1 – 3 lần.

Lưu ý: Liều dùngSpasdipyrin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều Spasdipyrin cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng thuốc Spasdipyrin phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Spasdipyrin

Thuốc Spasdipyrin không được chỉ định với các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc Spasdipyrin.
  • Tắc ruột hoặc liệt ruột.
  • Tắc ruột do phân.
  • Mất trương lực đại tràng.
  • Người bệnh huyết áp thấp.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi không nên dùng thuốc Spasdipyrin.

Chống chỉ định được hiểu là chống chỉ định tuyệt đối. Điều này có nghĩa là không vì bất cứ lý do nào mà trường hợp chống chỉ định lại linh động được để dùng thuốc Spasdipyrin.

5. Thận trọng khi dùng thuốc Spasdipyrin

  • Thăm khám bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng mới hoặc tình trạng bệnh còn dai dẳng, nặng hơn, không cải thiện sau 2 tuần điều trị.
  • Không nên dùng thuốc Spasdipyrin trong thời kỳ mang thai và đang cho con bú sữa mẹ vì độ an toàn còn giới hạn.
  • Bảo quản Spasdipyrin ở nơi khô, thoáng mát và tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên thuốc.
  • Trong trường hợp quên liều thuốc Spasdipyrin thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì bạn hãy bỏ qua liều Spasdipyrin đã quên và dùng liều mới.
  • Khi sử dụng thuốc Spasdipyrin quá liều thì người bệnh cần ngừng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
  • Để tránh xảy ra các tương tác không mong muốn khi sử dụng Spasdipyrin, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ/ dược sĩ tất cả những loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin... đang dùng.

6. Tác dụng phụ của thuốc Spasdipyrin

Khi sử dụng thuốc Spasdipyrin, bạn có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như sau:

  • Buồn nôn;
  • Đau đầu;
  • Chóng mặt;
  • Ngứa, phát ban da;
  • Phản ứng dị ứng, bao gồm cả sốc phản vệ;
  • Có thể gây ra tình trạng hạ huyết áp.

Cách xử trí: Khi gặp tác dụng phụ của thuốc Spasdipyrin, bạn cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc nhờ người thân đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Những thông tin cơ bản về thuốc Spasdipyrin trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì đây là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

703 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • Cơn đau quặn thận điển hình
    Thế nào là cơn đau quặn thận?

    Cơn đau quặn thận là một hội chứng trong bít tắc cấp tính (không phải một bệnh), thường xuất hiện đột ngột, dữ dội, xuất phát từ hố thận lan dọc xuống dưới, ra trước tới vùng bẹn, bìu, bộ ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Thuốc Pharcotinex trị các rối loạn thận
    Công dụng thuốc Pharcotinex

    Thuốc Pharcotinex kết hợp giữa các hoạt chất thiên nhiên giúp cải thiện các cơn đau và sỏi đường niệu. Thuốc được chỉ định hỗ trợ điều trị các bất thường ở thận và tiết niệu, đau do viêm và ...

    Đọc thêm
  • Cơn đau quặn thận điển hình
    Xử lý cấp cứu cơn đau quặn thận

    Cơn đau quặn thận điển là tình trạng thường mắc phải của các bệnh nhân có các bệnh lý liên quan đến thận (như sỏi thận, ung thư, lao thận,..). Bài viết này trình bày những hiểu biết về dấu ...

    Đọc thêm
  • Spasmaboston
    Công dụng thuốc Spasmaboston

    Thuốc Spasmaboston là thuốc chống co thắt cơ trơn với hoạt chất chính là Alverine. Spasmaboston được sử dụng trong điều trị giảm đau do co thắt cơ trơn đường tiêu hoá, tiết niệu và sinh dục. Bài viết dưới ...

    Đọc thêm
  • Averinal
    Công dụng thuốc Averinal

    Thuốc Averinal là một loại thuốc giảm đau nhanh chóng trong thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, có tác động và làm giãn cơ ở phần bụng dưới. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng Averinal, người dùng cần ...

    Đọc thêm