Công dụng thuốc Santriaxone

Thuốc Santriaxone là kháng sinh được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn da – mô mềm... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Santriaxone qua bài viết dưới đây.

1. Công dụng của thuốc Santriaxone

Thuốc Santriaxone chứa hoạt chất Ceftriaxone 1g và Sulbactam Sodium 500mg bào chế dưới dạng bột pha tiêm.

Santriaxone được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu – sinh dục, nhiễm khuẩn tai – mũi họng;
  • Viêm màng não, nhiễm trùng máu;
  • Nhiễm khuẩn xương khớp;
  • Nhiễm khuẩn da – mô mềm;
  • Viêm túi mật, viêm phúc mạc, viêm đường mật;
  • Dự phòng nhiễm trùng phẫu thuật.

2. Cơ chế tác dụng

Ceftriaxone là kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 3. Thuốc hấp thu kém qua đường tiêu hóa nên chỉ dùng bằng đường tiêm.

Sau khi sử dụng, Ceftriaxone phân bố rộng khắp mô và dịch trong cơ thể, xâm nhập tốt vào dịch não tủy (đặc biệt là màng não đang bị viêm). Ceftriaxone qua được nhau thai và bài tiết được vào sữa mẹ.

Sulbactam là hoạt chất có tác dụng ức chế enzyme Beta – lactamase tiết ra bởi vi khuẩn và không có tác dụng kháng khuẩn. Vì vậy Sulbactam thường được dùng kết với kháng sinh nhằm giúp bảo vệ kháng sinh không bị phân hủy bởi Beta – lactamase tiết ra bởi các vi khuẩn như tụ cầu, E.coli, Branhamella, Neisseria, vi khuẩn kỵ khí, Acinobacter, Proteus.

3. Liều dùng của thuốc Santriaxone

Cách dùng thuốc Santriaxone như thế nào và liều thuốc khuyến cáo là bao nhiêu?”. Theo đó, Santriaxone được dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, nên thao tác dùng thuốc được thực hiện bởi nhân viên y tế.

Một số khuyến cáo về liều thuốc Santriaxone như sau:

  • Người trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi: Dùng liều 1 – 2g/ngày, trường hợp nặng có thể xem xét dùng liều 4g/ngày;
  • Trẻ em từ 15 ngày tuổi đến 12 tuổi: Dùng liều 20 – 80mg/kg/ngày;
  • Trẻ em dưới 14 ngày tuổi: Dùng liều 20 – 50mg/kg/ngày;
  • Điều trị viêm màng não: Dùng liều 100mg/kg/lần x 1 lần/ngày, tối đa không quá 4g;
  • Điều trị lậu: Tiêm bắp liều 250mg một lần duy nhất;
  • Dự phòng trước khi phẫu thuật: Dùng liều 1 – 2g tiêm 30 – 90 phút trước khi thực hiện phẫu thuật.

Lưu ý liều thuốc trình bày ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, Santriaxone thuộc nhóm thuốc kê đơn nên liều thuốc sử dụng cần được chỉ định bởi bác sĩ dựa vào tình trạng cụ thể của người bệnh.

4. Tác dụng phụ của thuốc Santriaxone

Thuốc Santriaxone có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:

Người bệnh cần thông báo với bác sĩ nếu gặp phải tác dụng phụ trong thời gian điều trị bằng thuốc Santriaxone.

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Santriaxone

Chống chỉ định sử dụng thuốc Santriaxone ở người bệnh mẫn cảm với Ceftriaxone hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc, kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Santriaxone như sau:

  • Người bệnh cần được khai thác tiền sử dị ứng thuốc, đặc biệt là tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm Cephalosporin trước khi điều trị bằng Santriaxone;
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc ở người bệnh suy thận, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú. Trường hợp người bệnh suy thận và suy gan trung bình, liều thuốc Ceftriaxone không vượt quá 2g/ngày;
  • Hoạt chất Ceftriaxone có thể gây kết tủa với Calci nên tránh tiêm truyền dung dịch thuốc chứa Calci trong vòng 48 giờ sau khi dùng Ceftriaxone ở tất cả các người bệnh;
  • Thận trọng khi điều trị bằng thuốc Santriaxone trong thời gian dài hơn 14 ngày;
  • Lưu ý Ceftriaxone có thể gây thiếu máu huyết tán nặng;
  • Bảo quản thuốc Santriaxone ở nhiệt độ < 25oC, tránh nơi có ánh nắng trực tiếp hoặc nơi có độ ẩm cao.

6. Tương tác thuốc

Tương tác gây bởi hoạt chất Ceftriaxone:

  • Chloramphenicol;
  • Gentamicin, Furosemid, Colistin làm tăng khả năng gây độc trên thận khi sử dụng cùng với Ceftriaxone;
  • Probenecid;
  • Dung dịch tiêm truyền Ringer Lactat, muối Calci tiêm truyền;
  • Thuốc đối kháng vitamin K;
  • Vắc xin thương hàn.

Tương tác gây bởi hoạt chất Sulbactam:

  • Probenecid làm giảm đào thải Sulbactam qua ống thận khi sử dụng đồng thời;
  • Sulbactam tiêm truyền ít ổn định trong dung môi dextrose hoặc dung dịch chứa Carbohydrat, không pha chung với sản phẩm từ máu hoặc protein thủy phân.

Tương tác thuốc xảy ra làm tăng nguy cơ gặp tác dụng và giảm tác dụng điều trị của thuốc Santriaxone, vì vậy để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm đang sử dụng trước khi dùng thuốc Santriaxone.

22 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • macxicin
    Công dụng thuốc Macxicin

    Thuốc Macxicin được bào chế dưới dạng bột pha dung dịch tiêm, có thành phần chính là Ceftazidim. Thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm với thuốc.

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • cefomaxe
    Công dụng thuốc Cefomaxe

    Cefomaxe là thuốc kê đơn, thuộc nhóm kháng sinh điều trị các bệnh lý nhiễm trùng như: Nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm trùng ổ bụng, viêm màng tim và dự phòng nhiễm khuẩn sau cuộc phẫu thuật...Thuốc ...

    Đọc thêm
  • midakacin
    Công dụng thuốc Midakacin 500

    Midakacin là thuốc thuộc nhóm điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus. Thuốc thường được dùng trong điều trị các bệnh lý như nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm khuẩn ổ bụng,... Bài viết dưới ...

    Đọc thêm
  • clavmarksans
    Công dụng thuốc Clavmarksans

    Clavmarksans là kháng sinh chứa thành phần Amoxicillin, được chỉ định trong các bệnh lý nhiễm trùng do vi khuẩn sinh bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,... Vậy sử dụng thuốc như thế nào để đảm bảo hiệu ...

    Đọc thêm
  • augbest
    Công dụng thuốc Augbest

    Augbest là thuốc kháng sinh dùng theo đơn. Cùng tìm hiểu rõ hơn về Augbest là thuốc gì? Thuốc Augbest có tác dụng gì? Liều dùng Augbest thế nào? Dùng Augbest sao cho an toàn,... ngay sau đây.

    Đọc thêm