Công dụng thuốc Samtoxim

Samtoxim là thuốc trị nhiễm khuẩn thuộc nhóm Cephalosporin, bào chế dưới dạng bột pha tiêm. Thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch do vi khuẩn nhạy cảm với Cefotaxim.

1. Thuốc Samtoxim công dụng là gì?

Trong 1 viên thuốc Samtoxim có chứa 1g hoạt chất Cefotaxim (dưới dạng Cefotaxim natri) và các tá dược khác. Trong đó, Cefotaxim là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3 có độ kháng khuẩn rộng, hấp thu nhanh qua đường tiêm. Các kháng sinh trong nhóm đều có phổ kháng khuẩn tương tự nhau nhưng mỗi thuốc lại khác nhau về tác dụng lên 1 số loại vi khuẩn nhất định.

So với các thuốc Cephalosporin thế hệ 1 và 2, Cefotaxim có tác dụng lên vi khuẩn Gram (-) mạnh hơn, bền hơn đối với tác dụng thủy phân của phần lớn beta lactamase, nhưng tác dụng lên các vi khuẩn Gram (+) lại yếu hơn các Cephalosporin thế hệ 1.

Chỉ định sử dụng thuốc Samtoxim trong trường hợp:

  • Nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng xương khớp, viêm màng tim do cầu khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm, áp xe não hoặc viêm màng não;
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm trùng ổ bụng (viêm ruột, trực khuẩn và lỵ);
  • Nhiễm trùng phụ khoa và sản khoa, nhiễm trùng hô hấp dưới, nhiễm trùng tiết niệubệnh lậu;
  • Dự phòng nhiễm trùng sau phẫu thuật.

Chống chỉ định dùng thuốc Samtoxim cho người quá mẫn với kháng sinh nhóm Cephalosporin, phụ nữ có thai và cho con bú.

2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Samtoxim

Cách dùng: Thuốc Samtoxim được bào chế dưới dạng bột pha tiêm. Kỹ thuật tiêm truyền được thực hiện bởi nhân viên y tế.

Liều dùng thuốc có thể tham khảo như sau:

Người lớn:

  • Nhiễm trùng không biến chứng 1g/ 12 giờ, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch;
  • Nhiễm trùng nặng, viêm màng não 2g/ 6 - 8 giờ, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch;
  • Bệnh lậu không biến chứng dùng liều duy nhất 1g, tiêm bắp;
  • Dự phòng nhiễm trùng phẫu thuật 1g, tiêm 30 phút trước mổ.

Trẻ em:

  • Trẻ 2 tháng hoặc < 12 tuổi 50mg - 150mg/ kg/ ngày, chia làm 3 - 4 lần, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch;
  • Trẻ sơ sinh > 7 ngày 75 - 150mg/ kg/ ngày, chia làm 3 lần, tiêm tĩnh mạch;
  • Trẻ sinh non và sơ sinh < 7 ngày 50mg/ kg/ ngày, chia làm 2 lần, tiêm tĩnh mạch;
  • Suy thận chỉ số Creatinin < 10 mL: giảm nửa liều

Thời gian điều trị: Sau khi thân nhiệt người bệnh đã trở về bình thường hoặc khi chắc chắn là đã diệt hết vi khuẩn thì dùng Samtoxim thêm từ 3 - 4 ngày nữa. Để điều trị nhiễm khuẩn do các liên cầu khuẩn tan máu beta nhóm A thì phải điều trị ít nhất là 10 ngày. Trường hợp nhiễm khuẩn dai dẳng phải điều trị trong nhiều tuần.

3. Tác dụng phụ của thuốc Samtoxim

Khi sử dụng thuốc Samtoxim, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:

Người bệnh nên thông báo cho bác sĩ điều trị về các tác dụng phụ mà bản thân gặp phải khi dùng thuốc Samtoxim để được bác sĩ hướng dẫn cách xử lý phù hợp.

4. Lưu ý khi dùng thuốc Samtoxim

Một số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi dùng thuốc Samtoxim:

  • Thận trọng khi dùng cho người mẫn cảm với Penicillin hoặc kháng sinh Cephalosporin;
  • Nếu dùng đồng thời với các thuốc có khả năng gây độc đối với thận (ví dụ như các aminoglyeosid) thì phải kết hợp theo dõi và kiểm tra chức năng thận;
  • Thành phần Cefotaxim trong thuốc Samtoxim có thể gây dương tính giả với xét nghiệm Coombs, các xét nghiệm về đường niệu hoặc các chất khử không dùng phương pháp enzym;
  • Hiện mức độ an toàn của thuốc Samtoxim đối với người mang thai chưa được xác định. Được biết thuốc có đi qua nhau thai trong 3 tháng giữa thai kỳ;
  • Có thể dùng thành phần Cefotaxim với người cho con bú nhưng phải chú ý nếu thấy trẻ tiêu chảy, tưa và nổi ban.

5. Tương tác của thuốc Samtoxim

Một số tương tác của thuốc Samtoxim bao gồm:

  • Dùng phối hợp kháng sinh nhóm Cephalosporin với colistin (là kháng sinh polymyxin) có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương thận;
  • Dùng đồng thời Cefotaxim với Azlocilin có thể khiến người bệnh suy thận bị bệnh về não và bị cơn động kinh cục bộ;
  • Dùng đồng thời Cefotaxim với các ureido - Penicilin (Azlocilin hay Mezlocilin) có thể làm giảm độ thanh thải Cefotaxim ở người bệnh có chức năng thận bình thường cũng như ở người bị suy chức năng thận. Phải giảm liều Cefotaxim nếu đùng phối hợp các thuốc đó;
  • Cefotaxim có thể gia tăng tác dụng độc đối với thận của Cyclosporin;
  • Phải tiêm Cefotaxim riêng rẽ, không được tiêm cùng với Aminoglycosid hay Metronidazol;
  • Không được trộn lẫn Cefotaxim với các kháng sinh khác trong cùng một bơm tiêm hay cùng 1 bộ dụng cụ truyền tĩnh mạch.

Hy vọng với với những thông tin trên, độc giả đã nắm được những điều cần biết về thuốc Samtoxim. Khi dùng thuốc Samtoxim để điều trị nhiễm khuẩn, người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất, giảm thiểu các nguy cơ không mong muốn xảy ra. Lưu ý, Samtoxim là thuốc kê đơn, cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý dùng vì có thể gặp phải tác dụng không mong muốn.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

48 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan