Công dụng thuốc Salnor

Thuốc Salnor được sử dụng để bù nước và bù điện giải trong trường hợp bị mất nước. Thuốc có thành phần chính là Natri clorid. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng, cách dùng và những lưu ý khi dùng thuốc Salnor qua bài viết dưới đây.

1. Thuốc Salnor là gì?

Thuốc Salnor thuộc nhóm thuốc dung dịch điều chỉnh nước điện giải và cân bằng Acid-Base. Thuốc được sử dụng để bù nước và điện giải.

Thuốc Salnor bào chế dưới dạng dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch và đóng gói theo túi 500ml. Thuốc có thành phần chính là Natri clorid hàm lượng 0,9g.

2. Thuốc Salnor công dụng là gì?

Thuốc Salnor được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Giúp bù nước và bù điện giải
  • Thay thế dịch huyết thanh đẳng trương
  • Bổ sung natri và Clorid ở những người bệnh bị mất nước như: tiêu chảy, sốt cao, mất máu, sau phẫu thuật.
  • Được sử dụng để thay thế dịch ngoại bào và trong xử lý nhiễm kiềm chuyển hóa có mất dịch và giảm natri nhẹ.
  • Dùng trong thẩm tách máu
  • Dùng khi bắt đầu và kết thúc truyền máu.

Người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng chỉ định ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng hoặc trên tờ kê đơn của bác sĩ, dược sĩ.

3. Cách dùng thuốc Salnor

Thuốc Salnor được sử dụng tùy vào độ tuổi, cân nặng, tình trạng mất nước hoặc cân bằng kiềm toan, điện giải của người bệnh và theo chỉ định dùng thuốc từ bác sĩ, dược sĩ đối với người lớn và trẻ em.

Bù nước và điện giải: được áp dụng theo phương pháp truyền tĩnh mạch.

Cần áp dụng chính xác liều dùng thuốc Salnor ghi trên bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ.

Người bệnh không tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng khác đã được quy định.

4. Nên làm gì khi dùng quá liều, quên liều thuốc Salnor?

Những loại thuốc kê đơn cần phải có đơn thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ. Những loại thuốc không kê đơn cần có tờ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất. Khi dùng quá liều thuốc Salnor người bệnh cần ngừng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi có các biểu hiện bất thường.

Khi người bệnh dùng quá liều thuốc Salnor sẽ gặp phải một số triệu chứng như: Ỉa chảy, buồn nôn và nôn, co cứng bụng, khát nước, giảm nước mắt và nước bọt, vã mồ hôi, sốt cao, hạ kali huyết, tim đập nhanh, tăng huyết áp, suy thận, phù phổi, phù ngoại biên, ngừng thở, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, co giật, hôn mê và có thể gây tử vong. Trong trường hợp thừa natri huyết nặng có thể chỉ định sử dụng thẩm phân.

Nếu người bệnh có những biểu hiện bất thường khi quá liều cần thông báo cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế. Trong trường hợp quá liều thuốc Salnor kèm các biểu hiện đe dọa đến tính mạng hãy gọi ngay cho trung tâm y tế qua số 115 để được hướng dẫn và trợ giúp.

Thông thường các thuốc có thể uống trong khoảng 1-2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi có quy định nghiêm ngặt về thời gian sử dụng thì có thể uống thuốc sau một vài tiếng khi phát hiện quên. Tuy nhiên, nếu thời gian quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần tuân thủ đúng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.

5. Chống chỉ định dùng thuốc Salnor

Thuốc Salnor không được sử dụng trong các trường hợp người bệnh bị:

Ngoài ra, thông thường người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của thuốc không được dùng thuốc. Chống chỉ định thuốc Salnor phải hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, không vì bất cứ lý do nào mà việc chống dùng thuốc lại linh động sử dụng.

6. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Salnor

Hầu hết trong khi sử dụng thuốc Salnor để tiêm nếu xảy ra các tác dụng phụ không mong muốn nguyên nhân thường là do dung dịch nhiễm khuẩn hoặc kỹ thuật tiêm.

Thông thường các tác dụng phụ thường là: sốt, nhiễm khuẩn ở chỗ tiêm và thoát mạch hoặc tăng thể tích máu do thừa hoặc thiếu hụt 1 hoặc nhiều ion trong dung dịch có thể xảy ra.

Trường hợp dùng quá nhiều Natri clorid có thể làm tăng Natri huyết và lượng ion nhiều có thể gây ra mất Bicarbonat kèm theo các tác dụng toan hóa. Truyền liều lớn thuốc Salnor có thể gây tích luỹ natri và phù.

Thông thường những tác dụng phụ không mong muốn sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc Salnor. Nếu người bệnh có những triệu chứng được coi là tác dụng phụ hiếm gặp mà chưa có trong tờ hướng dẫn sử dụng. Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ về các những tác dụng phụ của thuốc Salnor.

7. Thận trọng và lưu ý khi dùng thuốc Salnor điều trị

Những đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc Salnor điều trị.

  • Người cao tuổi
  • phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú
  • Trẻ em dưới 15 tuổi
  • Người bị suy gan/suy thận
  • Người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong công thức của thuốc.
  • Đối tượng bị nhược cơ, viêm loét dạ dày và hôn mê gan.
  • Trường hợp mang thai hoặc nuôi con bú cần cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích và nguy cơ, hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc vì các thuốc dù đã kiểm nghiệm vẫn có những nguy cơ khi sử dụng. Không nên tự ý dùng thuốc Salnor khi chưa đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ cho mẹ và em bé

8. Tương tác thuốc Salnor

Thuốc Salnor có thể tương tác với thuốc Lithi cụ thể như:

  • Thừa Natri làm tăng bài tiết của thuốc Lithi.
  • Thiếu Natri có thể thúc đẩy Lithi bị giữ lại và tăng nguy cơ gây độc thuốc.

Ngoài ra, người bệnh cần cân nhắc không sử dụng chung thuốc Salnor với rượu bia, thuốc lá, đồ uống có cồn hoặc lên men. Cần nhớ tương tác thuốc với các thuốc khác thường khá phức tạp do ảnh hưởng của nhiều thành phần có trong thuốc. Các khuyến cáo đưa ra thường chỉ nêu những tương tác phổ biến khi sử dụng. Chính vì vậy không tự ý áp dụng các thông tin về tương tác thuốc Salnor nếu người bệnh không phải là nhà nghiên cứu, bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Salnor nếu có bất cứ thắc mắc gì người bệnh nên trực tiếp trao đổi với bác sĩ để được tư vấn kịp thời

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

58 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan