Công dụng thuốc Safrox

Safrox là thuốc kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3, thuộc nhóm thuốc kháng nấm, kháng virus, chống nhiễm khuẩn, điều trị ký sinh trùng với phổ kháng khuẩn rộng. Thuốc có hoạt chất chính là Cefpodoxim (dưới dạng Cefpodoxim proxetil) và tác dụng của hoạt chất này là ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.

1. Safrox thuốc biệt dược

Safrox là thuốc kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3, thuộc nhóm thuốc kháng nấm, kháng virus, chống nhiễm khuẩn, điều trị ký sinh trùng với phổ kháng khuẩn rộng, có hoạt chất chính là Cefpodoxime (ở dưới dạng Cefpodoxim proxetil). Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén bao phim với hàm lượng mỗi viên là 100mg Cefpodoxim.

2. Thuốc Safrox có tác dụng gì?

Thuốc Safrox có công dụng diệt khuẩn do ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Thuốc được dùng điều trị trong những trường hợp nhiễm vi khuẩn nhạy cảm với Safrox do acyl hóa các enzyme transpeptidase liên kết màng, từ đó làm thành tế bào của vi khuẩn kém bền và bị tiêu diệt. Safrox có hiệu quả chống lại cả vi khuẩn Gram âm và vi khuẩn Gram dương

Thuốc Safrox được chỉ định trong những trường hợp:

Tuyệt đối không sử dụng thuốc Safrox ở những người bệnh mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc hoặc kháng sinh nhóm Cephalosporin và Penicillin.

3. Liều dùng và cách sử dụng của thuốc Safrox

3.1. Cách sử dụng thuốc Safrox

Người bệnh dùng thuốc Safrox theo chỉ định của bác sĩ. Safrox được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, dùng đường uống. Trước khi sử dụng, cần đọc kỹ hướng dẫn cách dùng thuốc Safrox ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Người bệnh nên uống Safrox cùng thức ăn để tăng sự hấp thu của thuốc qua đường tiêu hóa.

3.1. Liều dùng thuốc Safrox

Liều thuốc Safrox thay đổi dựa theo loại vi khuẩn nhạy cảm, mức độ nặng của tình trạng nhiễm khuẩn và tình trạng bệnh nhân, cho nên người bệnh không được tự ý tăng, giảm liều thuốc nếu chưa có chỉ định của bác sĩ điều trị.

Người lớn:

  • Đợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mạn hoặc viêm phổi cộng đồng từ nhẹ đến trung bình: Liều thường dùng là 200mg/ lần x 2 lần/ ngày, kéo dài trong 10–14 ngày.
  • Viêm họng, viêm amidan do nhiễm Streptococcus pyogenes: Liều 100mg/ lần x 2 lần/ngày, kéo dài trong 5–10 ngày.
  • Nhiễm khuẩn da và các tổ chức da từ nhẹ đến trung bình chưa biến chứng: Liều thường dùng là 400mg/ lần x 2 lần/ ngày, kéo dài trong 7–14 ngày.
  • Nhiễm khuẩn đường niệu từ nhẹ đến trung bình chưa biến chứng: Liều 100mg/ lần x 2 lần/ngày, kéo dài trong 7 ngày.
  • Lậu chưa biến chứng: Dùng liều duy nhất 200mg hoặc 400mg, sau đó tiếp tục điều trị với kháng sinh Doxycycline đường uống để đề phòng nhiễm Chlamydia.

Trẻ em:

Trẻ em độ tuổi từ 2 tháng đến 12 tuổi:

  • Viêm tai giữa cấp: Liều 5mg/ kg/ lần (tối đa 200mg) x 2 lần/ ngày, kéo dài trong 5 ngày.
  • Viêm họng và amidan do S. pyogenes nhóm A: Liều 5mg/ kg/ lần (tối đa 100mg) x 2 lần/ ngày, kéo dài trong 5–10 ngày.
  • Viêm xoang và viêm xoang mủ cấp từ nhẹ tới trung bình: Liều 5mg/ kg/ lần (tối đa 200mg) x 2 lần/ ngày, kéo dài trong 10 ngày.
  • Lậu không biến chứng (trẻ 8 tuổi, cân nặng ≥ 45kg): Liều duy nhất 400mg và phối hợp với 1 kháng sinh có tác dụng đối với nhiễm Chlamydia.
  • Viêm phổi cộng đồng và đợt cấp do viêm phế quản mạn: Liều 200mg/ lần x 2 lần/ ngày, kéo dài trong 14 ngày và 10 ngày.
  • Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: Liều 400mg x 2 lần/ ngày, kéo dài trong 7–14 ngày.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng: Liều 100mg/ lần x 2 lần/ngày, kéo dài trong 7 ngày.

Trẻ em trên 12 tuổi: Sử dụng liều tương tự như liều người lớn.

Đối tượng khác:

  • Bệnh nhân suy thận: Giảm liều đối với bệnh nhân có độ thanh thải creatinin (ClCr) < 30mL/phút và không lọc máu, dùng liều như người bình thường, uống Safrox 1 lần/ngày. Với người đang lọc máu, dùng liều như người bình thường, uống 3 lần/tuần.

4. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Safrox

Người bệnh dùng thuốc Safrox có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn.

Thường gặp:

  • Hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, viêm đại tràng giả mạc;
  • Toàn thân và trên da: Đau đầu, phát ban, nổi mày đay, ngứa), hệ sinh dục - tiết niệu (nhiễm nấm âm đạo).

Ít gặp:

  • Phản ứng dị ứng;
  • Phản vệ;
  • Đau khớp;
  • Ban đỏ đa dạng;
  • Tăng men gan;
  • Viêm gan, vàng da ứ mật tạm thời.

Hiếm gặp:

  • Rối loạn về máu, tăng bạch cầu ưa acid;
  • Viêm thận kẽ có hồi phục;
  • Kích động, mất ngủ, lú lẫn, tăng trương lực, chóng mặt hoa mắt.

Khi sử dụng thuốc Safrox, người bệnh có thể gặp một số tác dụng không mong muốn mà chưa được liệt kê trên đây. Do đó, nếu thấy xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào cần thông báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời. Nếu người bệnh cần biết thêm thông tin về thuốc Safrox có thể hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ.

5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Safrox

Người bệnh sử dụng thuốc Safrox cần thận trọng trong những trường hợp sau:

  • Trước khi điều trị bằng Safrox, cần xác định tiền sử bệnh nhân có phản ứng mẫn cảm với Cephalosporin và các dẫn chất của Cephalosporin, Penicillin hoặc các thuốc khác. Người bệnh cần thông báo với bác sĩ điều trị tiền sử dị ứng các nhóm thuốc của bản thân, tránh hậu quả không mong muốn.
  • Nếu có phản ứng quá mẫn xảy ra trong khi điều trị với Safrox thì người bệnh phải ngừng thuốc ngay lập tức và sử dụng liệu pháp điều trị phản vệ phù hợp với tình trạng người bệnh.
  • Khi sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài, trong đó có Safrox có thể gây tình trạng bội nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm hoặc tăng sinh nhiễm khuẩn, bao gồm nhiễm Clostridium difficile liên quan đến tiêu chảy và viêm đại tràng giả mạc.
  • Hiệu quả và tính an toàn của thuốc Safrox chưa được xác định đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi.
  • Phụ nữ có thai: Hiện nay chưa có bằng chứng về nguy cơ gây ngộ độc thai và quái thai của Safrox trên động vật. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát chặt chẽ về việc dùng Safrox cho người mang thai hoặc khi sinh, vì vậy khuyến cáo chỉ sử dụng Safrox dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khi thực sự cần thiết và lợi ích cao hơn nguy cơ đối với thai nhi.
  • Đối với phụ nữ đang cho con bú: Thuốc Safrox bài tiết một lượng nhỏ vào sữa mẹ, ảnh hưởng đến trẻ còn bú như tình trạng thay đổi vi khuẩn chí trong ruột gây rối loạn tiêu hóa, trở ngại xét nghiệm đánh giá nhiễm trùng nhiễm khuẩn khi trẻ sốt cao. Dừng cho con bú ở mẹ đang dùng thuốc Safrox.
  • Đối với người đang lái xe hoặc vận hành máy móc: Vì thuốc Safrox có thể gây đau đầu, chóng mặt nên cẩn trọng khi sử dụng cho người lái xe, vận hành máy móc hoặc khi làm công việc cần sự tỉnh táo.

6. Tương tác của thuốc Safrox

Thuốc Safrox có thể tương tác với các nhóm thuốc dưới đây. Người bệnh trước khi sử dụng thuốc cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc đang dùng để quá trình điều trị đạt hiệu quả và giảm tác dụng không mong muốn:

  • Các thuốc kháng histamin H2 và thuốc kháng acid có thể làm giảm sinh khả dụng của Safrox.
  • Probenecid có khả năng làm giảm thải trừ Safrox.
  • Các Cephalosporin, bao gồm Safrox, có thể làm tăng tác dụng kháng đông của các dẫn chất coumarin và làm giảm tác dụng tránh thai của estrogen.
  • Có thể xảy ra phản ứng dương tính giả với xét nghiệm glucose niệu bằng các dung dịch Benedict, Fehling, hay đồng sunfat.
  • Olanzapine, Cimetidin, Nizatidine, Ranitidine, Famotidine, Methantheline, Doxepin, Asenapine, Metiamide, Roxatidine acetate có thể gây ra sự sụt giảm trong sự hấp thu của Safrox dẫn đến nồng độ trong huyết thanh giảm và có khả năng làm giảm hiệu quả.

Trên đây là những thông tin quan trọng về kháng sinh Safrox. Vì Safrox là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ hay người có chuyên môn để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

171 lượt đọc

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan