Công dụng thuốc Rovagi

Thuốc Rovagi thuộc nhóm thuốc ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm và được bào chế ở dạng viên nén bao phim. Thành phần chính của thuốc Rovagi là Spiramycin. Tuy nhiên trong quá trình điều trị với thuốc Rovagi có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn và nôn, tiêu chảy, mệt mỏi...Vì vậy trước khi sử dụng thuốc Rovagi người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng.

1. Cơ chế tác dụng của thuốc Rovagi

Thuốc Rovagi có thành phần Spiramycin thuộc kháng sinh họ macrolid, có phổ kháng khuẩn rộng và hiệu lực mạnh hơn erythromycin. Khi thuốc Rovagi được đưa vào cơ thể sẽ hấp thu nhanh với thời gian bán hấp thu 20 phút nhưng chưa hoàn toàn. Hơn nữa sự hấp thu của thuốc Rovagi còn phụ thuộc vào thức ăn.

2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốcRovagi

Thuốc Rovagi có tác dụng gì? Thuốc Rovagi được chỉ định điều trị các nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với spiramycin với các nhiễm khuẩn da, xương, tai mũi họng, phế quản, phổi và cả đường sinh dục đặc biệt tuyến tiền liệt.

Thuốc Rovagi còn được sử dụng trong dự phòng viêm màng não, tái phát thấp khớp cấp tính ở người dị ứng với penicillin. Ngoài ra, thuốc Rovagi còn sử dụng cho trường hợp bệnh do Toxoplasma ở phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, thuốc Rovagi cũng chống chỉ định với những trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.

3. Liều lượng và cách thức sử dụng thuốc Rovagi

Thuốc Rovagi được sử dụng bằng đường uống với liều cho người lớn:

  • Thuốc Rovagi viên 3M.IU khuyến nghị sử dụng mỗi lần uống 1 viên và ngày uống 3 lần.
  • Thuốc Rovagi viên 1.5M.IU khuyến nghị sử dụng mỗi lần 1 đến 2 viên và ngày sử dụng 3 lần.

Đối tượng trẻ em được khuyến nghị sử dụng thuốc với hàm lượng 1500000IU/kg thể trọng/ngày được hai 3 lần hoặc 1 viên/10kg thể trọng/ngày và cũng được chia thành 3 lần.

Thời gian điều trị với thuốc Rovagi là khoảng 10 ngày.

Cần lưu ý: Liều điều trị khuyến cáo trên cho thuốc Rovagi chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Rovagi, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

4. Xử trí quên liều và quá liều thuốc Rovagi

Nếu quên liều Rovagi hãy sử dụng khi nhớ ra vào lúc sớm nhất. Tuy nhiên, khoảng cách giữa liều Rovagi quên và liều tiếp theo quá gần nhau hãy bỏ qua liều quên. Người bệnh không nên sử dụng gấp đôi liều Rovagi, vì có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc. Để khắc phục tình trạng bỏ lỡ liều thuốc Rovagi, người bệnh có thể thực hiện đặt chuông báo thức hoặc nhờ người thân nhắc nhở.

Trong trường hợp vô tình sử dụng thuốc Rovagi quá liều so với quy định và xuất hiện một số dấu hiệu không mong muốn, những người thân cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức.

5. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Rovagi

Thuốc Rovagi có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp tác dụng phụ của thuốc Rovagi có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.

Một số tác dụng phụ thường gặp do Rovagi gây ra bao gồm: buồn nôn và nôn, tiêu chảy, khó tiêu, mệt, đổ mồ hôi, ban da ... Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Rovagi. Thông thường, những phản ứng phụ do thuốc Rovagi có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.

Tuy nhiên, một số trường hợp thuốc Rovagi có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Rovagi hoặc lâu hơn trong vòng một vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: chảy máu cam, cảm giác đè ép ngực, dị cảm tạm thời, loạn cảm, cứng cơ và khớp nối, cảm giác nóng rát, viêm kết tràng cấp, mày đay, ngoại ban, phản ứng phản vệ, bội nhiễm do sử dụng spiramycin dài... người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc Rovagi và đến cơ sở y tế để được hỗ trợ y tế ngay lập tức.

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Rovagi:

  • Đối với phụ nữ đang mang thai và nuôi con bú nên thận trọng khi sử dụng thuốc Rovagi. Người bệnh cần được tư vấn sử dụng thuốc Rovagi từ bác sĩ, đồng thời phân tích kỹ lưỡng lợi ích và rủi ro trước khi sử dụng thuốc.
  • Thuốc Rovagi có thể thay đổi khả năng hoạt động cũng như gia tăng ảnh hưởng tác dụng phụ. Vì vậy, để tránh tình trạng tương tác thuốc người bệnh nên cung cấp cho bác sĩ danh sách thuốc sử dụng trước đó, bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, thảo dược,...
  • Thuốc có tác động đến sự tỉnh táo của người sử dụng. Vì vậy, nếu người bệnh thường xuyên phải thực hiện công việc điều khiển máy móc hoặc lái xe cần độ tập trung cao nên lưu ý khi sử dụng thuốc Rovagi.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc Rovagi cho các đối tượng có rối loạn chức năng gan.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Rovagi, người dùng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

2.4K

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan
  • phacotrim
    Công dụng thuốc Phacotrim

    Thuốc Phacotrim thuộc nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, vi khuẩn và nấm. Tùy vào bệnh cụ thể bác sĩ sẽ chỉ dẫn người bệnh sử dụng thuốc kháng khuẩn khác nhau. Để hiểu thuốc Phacotrim là thuốc gì ...

    Đọc thêm
  • banner natives image QC
    Giải pháp hỗ trợ điều trị và dự phòng xơ vữa động mạch

    Nattokinase trong sản phẩm vừa có tác dụng phân giải cục máu đông, vừa có tác dụng kích hoạt các enzyme

    Đọc thêm
  • Pedolas 100
    Công dụng thuốc Pedolas 100

    Thuốc Pedolas 100 tab là thuốc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm có thành phần Cefpodoxime. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người dùng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, ...

    Đọc thêm
  • Rosemazol
    Công dụng thuốc Rosemazol

    Thuốc Rosemazol là thuốc nhóm Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm có thành phần chính Fluconazol 150 mg. Việc tìm hiểu đầy đủ thông tin và thành phần giúp người bệnh biết cách sử ...

    Đọc thêm
  • trafocef s
    Công dụng thuốc Trafocef S 1g và 2g

    Thuốc Trafocef S thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc Trafocef-S được chỉ định sử dụng điều trị một số bệnh lý nhiễm khuẩn. Người bệnh cần tuân theo đúng chỉ ...

    Đọc thêm
  • emileva Inj
    Công dụng thuốc Emileva Inj

    Emileva Inj là thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm. Thuốc emileva Inj được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới, nhiễm trùng đường tiết niệu, ...

    Đọc thêm